11:13 +07 Thứ ba, 19/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Chống sạt lở sông Hậu tại TP. Long Xuyên

Thứ hai - 04/06/2018 08:21
TP. Long Xuyên (An Giang) nằm bên bờ sông Hậu, có diện tích tự nhiên 11.534ha, dân số 282.603 người, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật của tỉnh. Sông Hậu chảy qua địa bàn đã mang lại nhiều lợi ích cho Nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, đây cũng là địa phương đứng trước nhiều nguy cơ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sạt lở (SL).

Theo UBND tỉnh, từ năm 2012 đến nay, nội ô của TP. Long Xuyên đã có 2 vụ SL bờ sông nghiêm trọng. Tại khóm Bình Đức 3 (phường Bình Đức), SL làm 10 căn nhà rơi xuống sông, 22 hộ dân phải di dời khẩn cấp, đe dọa SL Quốc lộ 91. Lúc 5 giờ 30 phút, ngày 26-5-2012, khu vực khóm Bình Thới 1 (phường Bình Khánh) xảy ra SL đất bờ sông với chiều dài 100m, lấn sâu vào bờ 25m. Rạng sáng 27-5, khu vực này tiếp tục SL vào bờ khoảng 3m, 27 hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng SL.

Kết quả khảo sát cho thấy, dưới mỗi vị trí SL là 1 hố xoáy dạng “hàm ếch” sâu khoảng 25m, rộng khoảng 150-200m. Với mức độ nghiêm trọng khác nhau, 2 vụ SL gây thiệt hại lớn về tài sản, đe dọa tính mạng người dân, gây hoang mang trong cộng đồng, ảnh hưởng môi trường và mỹ quan thành phố. UBND tỉnh An Giang đã ban bố tình trạng khẩn cấp sự cố SL bờ sông, tập trung mọi nguồn lực khắc phục sự cố, giải quyết hậu quả do thiên tai gây ra. Giải pháp lấp hố xoáy bằng bao tải cát, sau đó làm công trình kè gia cố bờ SL, cũng như các đoạn kè đã làm trước đây chỉ là giải pháp tình thế, bị động, không đảm bảo giải quyết triệt để hiện tượng xoáy lòng dẫn do tác động của dòng chảy ở đoạn sông phân lạch lệch.

Trước đó, đoạn sông phường Bình Đức - Bình Khánh - Mỹ Bình nằm trong danh mục cảnh báo SL với tổng chiều dài 4.300m. Khi xảy ra SL, tháng 5-2011, Sở Tài nguyên và Môi trường đã cảnh báo hiện tượng này có thể lấn sâu vào bờ trong phạm vi chiều dài 400m (tính từ cơ sở Thái Bình lên thượng nguồn 200m và về hạ nguồn 200m). Tháng 3-2012, đơn vị tiến hành khảo sát đoạn sông từ bến đò Cần Xay (phường Bình Đức) đến cuối kè Nguyễn Du (phường Mỹ Bình).

Nhìn chung, kết quả không thay đổi nhiều so với kết quả đo trước đó: cao trình đáy sông dao động từ -18m đến -22m, chạy dài trên toàn tuyến khảo sát, trục dòng chảy áp sát về phía đường bờ phường Bình Đức và Bình Khánh, tâm trục cách bờ phải sông Hậu khoảng 190m. Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, diễn biến SL trên đoạn bờ sông Hậu dài 4.300m này hết sức phức tạp và ngày càng nghiêm trọng.

Theo dự báo, hiện tượng xoáy lở sẽ còn tiếp tục xảy ra, không chỉ khu vực này mà còn trên toàn tuyến sông nhánh trái, đoạn chảy qua TP. Long Xuyên. Đáng lo ngại hơn, dọc theo bờ sông Hậu (đoạn qua TP. Long Xuyên, nơi có nhiều công trình công cộng, khu cơ quan hành chính, khu dân cư, công trình phúc lợi) còn 12 hố xoáy tương tự, tiềm ẩn nguy cơ SL bất cứ lúc nào. Nếu xảy ra sự cố, chắc chắn làm thiệt hại rất lớn về tài sản và đe dọa tính mạng người dân, phá vỡ cảnh quan môi trường đô thị, gây hoang mang tư tưởng người dân sống bên bờ sông Hậu.

Do vậy, UBND tỉnh xây dựng dự án chống SL sông Hậu tại phường Bình Khánh (đoạn từ rạch Trà Ôn đến rạch Cầu Máy) dài 1.625m. Mục tiêu tổng thể của dự án nhằm kiểm soát và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng để bảo vệ tính mạng, tài sản người dân, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị TP. Long Xuyên phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Việc chỉnh trị đoạn sông Hậu qua TP. Long Xuyên sẽ tạo dòng chảy ổn định, hạn chế tình trạng SL bờ sông gây thiệt hại về tính mạng và tài sản người dân, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Mục tiêu dài hạn hướng đến đảm bảo ổn định lâu dài bờ sông, hạn chế xảy ra rủi ro khi lũ lớn, an toàn chống lũ với các mức thiết kế; đảm bảo ổn định sản xuất, đời sống, sinh hoạt của người dân trong vùng, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của người dân, các công trình hạ tầng khu đô thị của TP. Long Xuyên; kết hợp chỉnh trang TP. Long Xuyên, tạo tuyến đường giao thông ven sông, cải tạo môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị và đời sống của Nhân dân sinh sống trong vùng.

Tổng mức đầu tư dự án dự kiến gần 270 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu (Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh) và ngân sách tỉnh. Dự án do Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang làm chủ đầu tư, được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020. Hiện nay, Thường trực HĐND tỉnh đã có văn bản thống nhất với nội dung Tờ trình số 129/TTr-UBND ngày 21-3-2018 của UBND tỉnh về vấn đề này.

Nguồn tin: Báo An Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 274

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 264


Hôm nayHôm nay : 32023

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 930199

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 41830011



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach