18:49 +07 Thứ ba, 19/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Doanh nghiệp thực phẩm kiến nghị điều chỉnh quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng

Thứ ba - 26/06/2018 11:10
Nhằm tháo gỡ triệt để khó khăn cho doanh nghiệp, Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ đã được ban hành ngày 15/5/2018 (Nghị quyết 19/2018), tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, Bộ Y tế vẫn chưa có nghị định sửa đổi, thay thế chính thức Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/1/2016 (Nghị định 09) theo đúng tinh thần Nghị quyết này. Đây là thông tin được cho biết tại hội thảo "Trao đổi một số thông tin và đánh giá tác động của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong chế biến thực phẩm", tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25/6.

Hiện tại Nghị định 09, quy định muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt (có hiệu lực từ ngày 28/1/2017). Trên thực tế, khi áp dụng quy định này, một số loại thực phẩm không thể sử dụng muối I-ốt làm nguồn nguyên liệu để chế biến do tạo ra trạng thái cảm quan, màu sắc, mùi vị không bằng so với việc sử dụng muối thường (không bổ sung I-ốt). Do đó, doanh nghiệp gặp phải nhiều thách thức, dẫn đến ách tắc trong quá trình sản xuất, công bố, đưa sản phẩm ra thị trường.
 
 
 
Đại diện các Hiệp hội chủ trì hội thảo
 
Ông Lâm Bá Nhĩ, Giám đốc Quản lý chất lượng, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Súc sản - VISSAN cho hay, thực hiện việc sử dụng muối I-ốt đưa vào chế biến thực phẩm, doanh nghiệp phải tốn chi phí tiến hành thiết kế thay đổi nhãn với nội dung trong thành phần sản phẩm thay muối bằng muối có bổ sung I-ốt và thực hiện công bố sản phẩm theo quy định. Qua kiểm tra, đánh giá chất lượng cảm quan các sản phẩm tại đơn vị, kết quả không thay đổi về cấu trúc, màu sắc và mùi vị, nhưng đặc tính mỗi sản phẩm có khác nhau nên lượng muối I-ốt đưa vào cũng khác nhau. Đơn cử, những sản phẩm chế biến qua công nghệ xử lý nhiệt độ cao (tiệt trùng) làm mất tác dụng và không còn tồn dư I-ốt trong sản phẩm thành phẩm, do đó qua kết quả xét nghiệm lượng I-ốt còn lại có những sản phẩm không phát hiện có I-ốt. 



Đối với sản phẩm thủy sản, nước mắm, nước chấm; rau của quả sấy khô, thịt gia cầm sấy, sản phẩm từ ngũ cốc sấy; các loại bột gia vị, bột chế biến sẵn để làm những loại bánh ngọt và dùng trong chế biến các loại thực phẩm; sản phẩm ăn ngay, ăn liền… sử dụng I-ốt sẽ làm các sản phẩm bị biến mùi, vị, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, do I-ốt có tính thăng hoa, dễ tương tác với các thành phần khác trong thực phẩm và biến đổi khi gặp nhiệt, điều này càng làm gia tăng chi phí, giá thành của sản phẩm và thành phẩm sau cùng cũng không chứ thành phần I-ốt…


Cụ thể, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh (FFA) cho biết, khi thực hiện quy định bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm (có hiệu lực từ ngày 28/1/2018), doanh nghiệp cũng gặp khó khăn từ khâu nhập nguyên liệu, bởi Việt Nam phải nhập số lượng lớn bột mỳ từ quốc gia khác. Bên cạnh đó, ở các nước xuất khẩu bột mì không có quy định phải bổ sung sắt, kẽm vào bột nên khi các doanh nghiệp nhập khẩu đề nghị bổ sung thêm vi chất sắt và kẽm, thì không được nhà cung cấp chấp nhận.
Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải nhập bột mì và tiến hành bổ sung vi chất sắt, kẽm trước khi đưa vào sản xuất, đã làm gia tăng chi phí và giá thành của sản phẩm. Trong quá trình sản xuất một số sản phẩm từ bột mì có bổ sung sắt và kẽm, thành phầm sẽ bị biến màu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Hơn nữa, tại một số thị trường xuất khẩu, từ chối các sản phẩm có bổ sung I-ốt và sản phẩm làm từ bột mì có bổ sung sắt, kẽm, nên gây ảnh hưởng đến doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp.


Theo đại diện Công ty ACECOOK Việt Nam, khi công ty tiến hành sản xuất các sản phẩm làm từ nguyên liệu là bột mì có bổ sung sắt, kẽm thì kết quả là bột mì bị nổi đốm, màu sắc các sản phẩm thành phẩm không ổn định và bị biến đổi, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, quy trình đưa vào máy dò kim loại không áp dụng được. Trong khi đó, pháp luật của từng quốc gia nhập khẩu là rất khác nhau, hầu hết các thị trường xuất khẩu của công ty chúng tôi đều không yêu cầu phải bổ sung vi chất sắt, kẽm vào sản phẩm như Mỹ, Nhật, Canada… còn một số quốc gia thì chỉ cho phép bột mì bổ sung sắt mà không được bổ sung kẽm như Nhật Bản… 



Chính vì thế, doanh nghiệp không thể sản xuất cùng một lúc được các sản phẩm vừa đáp ứng đúng quy định của Nhà nước về việc bột mì phải bổ sung sắt, kẽm và vừa phải đảm bảo yêu cầu của khách hàng từ các nước nhập khẩu. Trước tình hình đó, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tổ chức sản xuất riêng cho từng loại bột mì “không bổ sung sắt, kẽm” và bột mì “có bổ sung sắt, kẽm”, việc tách quy trình sản xuất như trên sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất lao động, giảm năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm nội địa cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp.


Còn ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện nay doanh nghiệp thuộc VASEP đang làm hàng xuất khẩu, phải làm một thủ tục rất hành chính thì phải thực hiện một văn bản kèm theo với nội dung không dùng muối I-ốt. Do đó, các quy định cần làm sao để vừa đáp ứng được quy định quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường và thông lệ quốc tế.

Vì việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong chế biến thực phẩm liên quan đến nhiều vấn đề thủ tục hành chính, đăng ký nhãn mác, nghiên cứu sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, công bố sản phẩm… của doanh nghiệp. Ngoài ra, có Nghị quyết 19/2018 đã ban hành mà không thúc đẩy triển khai nhanh chóng và hiệu quả thì sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.


Bài & ảnh: Mỹ Phương
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 282

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 281


Hôm nayHôm nay : 56111

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 954287

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 41854099



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach