01:43 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Đồng Tháp – một mắt xích điển hình

Thứ ba - 03/09/2019 05:11
TS Nguyễn Phú Son, ĐH Cần Thơ, đang thực hiện dự án nghiên cứu, đánh giá thị trường thương mại cho tỉnh Đồng Tháp, mục đích giúp địa phương này tổ chức mạng lưới kết nối đầu ra sản phẩm của nông dân và nông doanh.

Để có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này, TGHN có cuộc trao đổi với TS Son.

– Hàng hoá của Đồng Tháp hiện nay tổng giá trị hàng năm là bao nhiêu, tính trên các năm qua và năm gần nhất?

– Tổng giá trị hàng hoá 2018 (giá so sánh 2010) là 48 nghìn tỷ. Nếu tính trong bốn năm gần đây nhất (2015 – 2018), tốc độ tăng trưởng bình quân  tổng sản phẩm nội tỉnh tăng khoảng 6,2%/năm. So với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 7,08% trong năm 2018 thì phát triển kinh tế của Đồng Tháp chưa thực sự thuyết phục. Các con số về tỷ trọng tổng sản phẩm nội tỉnh qua các năm cho thấy, xu hướng phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh là đúng hướng (giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp và tăng sản phẩm xây dựng, công nghiệp và dịch vụ). Tuy nhiên, sự chuyển dịch kinh tế này của tỉnh còn tương đối chậm.

– Có một nền kinh tế sen ở Đồng Tháp không? Sản phẩm từ sen đa dạng như thế nào?

– Theo tôi, hiện tại chưa thể khẳng định được rằng “Có một nền kinh tế sen ở Đồng Tháp”. Thay vào đó, theo tôi chỉ có thể cho rằng “Có một tiềm năng rất lớn để phát triển sen thành một trong những ngành hàng chủ lực của Đồng Tháp”, không phải chỉ đơn thuần từ việc tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) từ sen, mà hơn nữa nó còn có tiềm năng làm “mồi chài” cho ngành du lịch của Đồng Tháp hiện tại và trong tương lai.

Tiềm năng phát triển sen thành một ngành hàng chủ lực của tỉnh được thể hiện bằng cả quá trình phát triển sản phẩm GTGT từ sen trong những năm qua. Hiện tại, trong sự hiểu biết của tôi, có thể kể ra một số sản phẩm GTGT từ sen như: rượu sen; kiếng sen; sợi sen; trà sen; các chế phẩm làm mỹ phẩm và dược phẩm từ sen và tinh dầu sen… Có thể nói sản phẩm GTGT từ sen rất đa dạng. Vấn đề còn lại là làm thế nào để nâng niu chúng trở thành những sản phẩm đặc trưng của xứ sở Đồng Tháp, thông qua chương trình phát triển sản phẩm OCOP của địa phương.

– Ngoài sen, Đồng Tháp còn mạnh về xoài. Ông đánh giá như thế nào về nét đặc sắc của xoài xứ này?

– Xoài ở Đồng Tháp có hai giống xoài phổ biến là xoài cát chu và cát Hoà Lộc, với vị ngọt đậm đà, thịt xoài dai, thơm và ngọt. Bên cạnh những đặc tính cốt lõi này, xoài ở Đồng Tháp còn có những lợi thế khác như: (i) Mùa vụ thu hoạch xoài rơi vào thời điểm tết Nguyên đán, nên có lợi thế về sức mua từ phía người tiêu dùng, (ii) Sản lượng xoài của Đồng Tháp đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với khoảng 127.000 tấn/năm, do vậy có lợi thế trong việc quyết định giá cả thị trường. Ngoài ra, xoài của Đồng Tháp cũng đã và đang được xuất khẩu sang một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, và gần đây nhất là xuất sang thị trường Mỹ. Điều này đã làm tăng thương hiệu cho sản phẩm xoài của Đồng Tháp hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh đó, hiện tại ở Đồng Tháp có hai sản phẩm GTGT từ xoài là xoài sấy dẻo và bánh tráng xoài, có tiềm năng phát triển gắn với du lịch và xuất khẩu (xoài sấy dẻo) trong tương lai khi ngành du lịch của tỉnh phát triển.

– Ngoài ra còn phải tính đến cả một làng bột, sản phẩm sau thu hoạch của gạo?

– Có thể nói làng bột ở Sa Đéc đã tồn tại hàng trăm tuổi và được mệnh danh là làng nghề truyền thống. Theo tôi, đáng để trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên cần được phát triển trong thời gian tới.Tuy nhiên, dường như trong thời gian qua phát triển của làng nghề này gặp phải quá nhiều trở ngại mang tính khách quan và chủ quan, nên chưa thể phát triển xứng tầm với tên tuổi của nó.Số hộ sản xuất bột của làng bột trong tỉnh chỉ còn 346 hộ vào năm 2015. Câu hỏi đặt ra của riêng tôi là con số này có còn tiếp tục sụt giảm nữa không, do những khó khăn hiện tại chưa hoặc không được tháo gỡ (quy hoạch vùng sản xuất và quy hoạch địa điểm sản xuất bột với chăn nuôi và nơi ở trong phạm vi hộ; quy mô sản xuất nhỏ lẻ; trình độ quản lý và năng lực thị trường của các hộ sản xuất bột còn hạn chế; thiết bị máy móc thô sơ và chủ yếu sản xuất thủ công; phát triển sản phẩm GTGT từ bột chưa nhiều và môi trường ở làng nghề bị ô nhiễm).


– Nếu nhìn một cách tổng thể, kết hợp với những con số ở câu số 1, theo tôi, Đồng Tháp đang yếu trong nhất trong khâu đầu tư cho phát triển công nghiệp chế biến, trong điều kiện Đồng Tháp có nhiều sản phẩm nông nghiệp có ưu thế. Kế đến là khâu tạo mối liên kết ngang và dọc trong các chuỗi giá trị chủ lực của tỉnh (cá tra, lúa, vịt, xoài và hoa kiểng) và cuối cùng là khâu tạo dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực và đặc thù của tỉnh.– Đồng Tháp đang yếu khâu nào nhất trước đầu ra của sản phẩm?

– Nếu liên kết với BSA để tạo thành một chuỗi giá trị, Đồng Tháp cần gì ở sự hỗ trợ?

Theo sự hiểu biết của tôi, để tạo thành một chuỗi giá trị, Đồng Tháp cần sự hỗ trợ của BSA với tư cách là đơn vị hỗ trợ thúc đẩy chuỗi các mặt sau:

(i) BSA giúp cho tỉnh tạo dựng các cơ hội liên kết giữa các tổ chức kinh tế hợp tác và doanh nghiệp nhỏ và vừa/cơ sở SXKD với các tổ chức người mua (doanh nghiệp chế biến, thương mại, siêu thị trong và ngoài nước), để tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm tốt hơn cho tỉnh, góp phần thực thi nghị định 98 của Thủ tướng Chính phủ;

(ii) BSA giúp cho tỉnh xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực và đặc trưng của tỉnh, đặc biệt phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh;

(iii) BSA giúp cho tỉnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong quản trị doanh nghiệp và năng lực tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp, SMEs và các tổ chức kinh tế hợp tác;

(iv) BSA giúp cho tỉnh xây dựng chương trình khởi nghiệp cho tỉnh mang tính chiến lược lâu dài;

(v) BSA hỗ trợ cho tỉnh tiếp tục phát triển chương trình liên kết ABCD, đặc biệt trong việc xây dựng hệ thống thông tin thị trường – đây là mục tiêu mà trước đây BSA đã từng đặt vấn đề với các tỉnh nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, lúc đó An Giang là địa phương đồng khởi xướng.


– Đối với vấn đề này, tôi cũng chưa có thể có câu trả lời do còn quá sớm để đưa ra câu kết luận này. Hơn nữa, tình hình khởi nghiệp có vượng hay không phụ thuộc vào quan điểm và nhận thức phát triển của lãnh đạo địa phương rất lớn. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, khởi nghiệp nên gắn với sáng tạo, tuy nhiên không phải luôn luôn phải có sự tích hợp này. Thường, đối với một địa phương mà cơ cấu phát triển kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp là chính, thì nên phát triển phong trào khởi nghiệp từ những cái sẵn có nền tảng, chẳng hạn như phát triển sản phẩm tranh ảnh, khăn từ sợi sen, ống hút từ bột, nước ép xoài, sữa gạo, tận dụng phụ phẩm từ cá tra chế biến để tạo sản phẩm giá trị gia tăng tiêu thụ trên thị trường nội địa, dịch vụ trang trí hoa kiểng cho hộ gia đình và doanh nghiệp, v.v. Thêm vào đó, nếu lãnh đạo tỉnh xem khởi nghiệp là một công cụ kinh tế quan trọng để tận dụng nguồn nhân lực của địa phương, theo tôi, tỉnh nên thành lập một đội ngũ chuyên gia (từ nguồn cán bộ của sở ban ngành và đoàn thể trong tỉnh, viện/trường trong và ngoài tỉnh) thực hiện chức năng tư vấn khởi nghiệp cho các thành viên khởi nghiệp.– Tình hình khởi nghiệp của Đồng Tháp có vượng lên không?

800 nông hộ tham gia chuỗi sản xuất nông sản sạch

800 hộ sản xuất nông sản trên khắp cả nước đang là đối tác tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm cho VinEco.Tuy chỉ mới ba năm hoạt động, nhưng nhà bán lẻ này đã thiết lập được 1.800 điểm bán mang thương hiệu VinMart và VinMart+.Trung bình mỗi ngày, có hàng ngàn tấn nông sản trong chuỗi liên kết được tiêu thụ ở những điểm bán lẻ. Từ chỗ mơ hồ về nông nghiệp sạch, sản lượng thấp, đầu ra bấp bênh, nhiều hợp tác xã và hộ nông dân trong chuỗi liên kết đã có thể tăng sản lượng lên gấp nhiều lần mỗi tháng, với những sản phẩm chất lượng, có quy trình canh tác khoa học, nhờ sự đồng hành, hỗ trợ của nhà bán lẻ này.

Không chỉ hợp tác sản xuất với nông dân, VinEco còn sở hữu 14 nông trường sản xuất nông sản công nghệ cao với tổng diện tích lên tới hơn 3.000ha. Tại các nông trường đều được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, phun mưa của Netafim (Israel); công nghệ nhà kính điều khiển khí hậu của Marchegay (Pháp); công nghệ nhà màng hiện đại của TAP, Netafim (Israel); công nghệ rau mầm microgreen; công nghệ màng mỏng dinh dưỡng NFT (Israel)…

Mỗi tháng, VinEco cung cấp ra thị trường gần 3.000 tấn nông sản sạch như: rau ăn lá, rau ăn củ, rau gia vị, trái cây… thông qua kênh phân phối độc quyền tại trang thương mại điện tử Adayroi.com và chuỗi hệ thống bán lẻ của mình.

Công Khanh thực hiện (theo TGHN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 274


Hôm nayHôm nay : 36620

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 934796

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 41834608



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach