22:46 EDT Thứ hai, 18/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thời sự

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé: tri thức bản địa bị phớt lờ

Thứ tư - 30/05/2018 04:15
Phía biển Đông là bán nhật triều, phía biển Tây là nhật triều. Hai triều này lệch pha. Bên nước ròng thì bên nước lớn, tạo ra sự di chuyển nước trong bán đảo Cà Mau.

Hai triều này như một pít tông giúp hút nước, thoát nước ra biển. Do vậy, ở đây có nhiều vùng giáp nước, tức là nước chảy rất ít. Nếu đóng cống Cái Lớn và Cái Bé trong lúc triều cường sẽ làm mất lực hút – đẩy của chế độ thuỷ văn vùng này.Hệ quả là sẽ gây ra những vùng giáp nước rộng hơn, nước ít di chuyển hơn, toàn bộ chất thải của nông nghiệp, thuỷ sản, khu dân cư, thành phố, khu công nghiệp sẽ khó tiêu thoát hơn. Hệ thống cống dọc theo quốc lộ 1 hoạt động theo kiểu nước lớn đóng, nước ròng mở, thành thử hút nước kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, tới nước lớn thì đóng, làm mất lực đẩy, thành ra nước đi vòng ra biển Tây. Dự án này mà làm nữa thì triệt tiêu luôn sức hút ở biển Đông, biển Tây, làm cho vùng bán đảo Cà Mau thành vùng đọng nước.

Theo TS Dương Văn Ni, khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, trường ĐH Cần Thơ, từng tham gia khảo sát dự án ngọt hoá bán đảo Cà Mau, văn hoá phê phán và phản biện của chúng ta đang bị hiểu sai, thành ra hễ nói thẳng là bôi nhọ, nói xấu nhau. Dự án sông cái Lớn, Cái Bé nếu không cân nhắc thận trọng, dân sẽ phản ứng vì không còn nước xài nữa.

TS Ni nhấn mạnh đến tri thức bản địa và sự can thiệp, mà không nghiên cứu tới nơi tới chốn.

Đất ven biển bản chất là mặn. Vậy nếu làm cống ngăn mặn thì mình ngăn mặn xì từ đất bằng cách nào? Cả vùng bán đảo Cà Mau hình thành là do mặn từ phù sa biển. Mùa nắng thì dân ở đây họ nuôi tôm, mùa mưa thì họ chờ nước mưa để rửa mặn, trồng lúa. Còn ở vùng trũng, mùa khô, người dân lấy nước mặn để ém phèn xuống, không chuyển phèn tiềm tàng thành phèn hoạt động. Cuộc sống của dân hàng trăm năm nay dựa trên mặn và ngọt. Khi thất mặn thì sử dụng ngọt, và ngược lại.Mình làm ngọt hết thì đó là bài học khi nông dân phá đập Láng Trâm.

Nếu nói “dự án này là cần thiết” thì phủ nhận toàn bộ những điều mà nhóm tư vấn đã nêu trước đó và coi thường tri thức bản địa, mà nhờ đó con người đã sống hàng trăm năm nay.

Xung đột mặn ngọt xảy ra bởi những công trình.Ở phía trên sẽ làm lúa ba vụ. Từ đó, ảnh hướng tới vùng trũng, họ đắp đập, bơm nước mặn vô để nuôi tôm. Xung đột do con người.

Hiệp Bích (theo TGTT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 224


Hôm nayHôm nay : 67152

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 925290

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 41825102



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach