SGTT.VN - Ngày 29.3.2012, tại Trường Đại học Cần Thơ, Hội thảo quốc tế “Cách tiếp cận tổng hợp từ bờ sông đến vùng ven biển trong sử dụng đất và nước ở ĐBSCL ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH)” do Viện Biến đổi khí hậu (DRAGON), trường ĐH Cần Thơ phối hợp với GIZ (Deutsche Gesellschaft fuer International Zusammenarbeil, Đức) tổ chức đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu từ nhiều dự án trong và ngoài nước tham dự.
Ông John Douglas Flanders, thuộc dự án GIZ tại An Giang, cảnh báo việc sử dụng đất – nước đã làm thay đổi sự cân bằng thủy văn và trầm tích của toàn bộ hệ thống sông và bờ biển tại ĐBSCL. Đáng quan ngại , kết quả khảo sát tại tỉnh An Giang, một số hộ dân ven sông Tiền, sông Hậu: 38% người dân sử dụng bề mặt nước để canh tác, sinh hoạt (cao nhất tại huyện Chợ Mới là 81%). Nhưng lượng nước này đã bị nhiễm độc do người dân đã sử dụng thuốc trừ sâu vượt quá ngưỡng cho phép.
Sáng kiến từ dự án “Ứng dụng nước thải từ quy trình CO-DIGESTION cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bền vững ở ĐBSCL” do nhóm giảng viên Khoa Môi trường, trường ĐH Cần Thơ được khích lệ.
Riêng việc sử dụng nước thải từ quy trình CO-DEGESTION (phân heo và lục bình) như phân bón để trồng cải xanh, năng suất thu hoạch cao gấp 2,2 lần so với bón phân vô cơ. Nước thải từ hệ thống không chỉ sử dụng hiệu quả cho trồng rau mà còn có thể nuôi cá ở cả vùng ngọt và vùng ven biển.
Ngọc Bích
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 147
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 145
Hôm nay : 35674
Tháng hiện tại : 592527
Tổng lượt truy cập : 50011161