03:35 +07 Thứ sáu, 20/09/2024

Trang nhất » Biến đổi khí hậu » Biến đổi khí hậu

Cần bộ tài liệu đầy đủ về dòng chính sông Mekong

Thứ hai - 03/12/2012 09:35

Ngày 30.11.2012, tại Hội thảo “Nâng cao nhận thức địa phương về tác động của các đập thủy điện trên dòng chính Mekong đến ĐBSCL”, do ban chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với trung tâm Nghiên cứu rừng và đất ngập nước (FORWET) tổ chức tại Cần Thơ, các nhóm chuyên gia đã góp ý Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược các Dự án thủy điện trên dòng chính sông Mekong (Báo cáo SEA) và các báo cáo về "Lợi ích – Chi phí" của ba Dự án nằm trên dòng chính sông Mekong thuộc địa bàn An Giang, TP Cần Thơ và Sóc Trăng.

 

 
Đê chắn sóng ven biển ở Cà Mau bị sóng đánh tan. Ảnh: Nguyễn Như

 

Khi 12 đập thủy điện được các nước ở thượng nguồn xây dựng trên dòng chính Mekong nhưng báo cáo lại chưa nghiên cứu, chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ tác động tới ĐBSCL như dòng chảy lũ, dòng chảy mùa kiệt, vấn đề bồi lắng do thay đổi dòng chảy, chất lượng nước, sạt lở, chưa đánh giá tác động tới nông nghiệp, thủy sản, du lịch,… là điều cần xem lại.

Theo ông Đỗ Văn Phú, tổ công tác Sóc Trăng, nguồn nước từ thượng nguồn về hạ lưu thất thường, nhiều vùng ven biển bị xâm nhập mặn vào mùa kiệt, ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng trồng lúa và cây ăn trái. Khi triều cường kết hợp với gió chướng mạnh, mặn xâm nhập sâu tới 80km. Muốn lấy nước ngọt từ Hậu Giang phải xây dựng các công trình thủy lợi dẫn nước lớn, toàn bộ quy trình vận hành hiện tại phải xây dựng lại. Sóc Trăng phải chịu tốn phí rất lớn.

Ba dự án của công trình xây dựng đập tại Bắc Vàm Nao (An Giang), Ô Môn - Xà No (TP Cần Thơ) và công trình cống Nàng Rền (Sóc Trăng) đã đưa ra các tính toán về lợi ích, chi phí rất lớn. TS Lê Anh Tuấn, chánh văn phòng viện Biến đổi khí hậu (DRAGON), trường Đại học Cần Thơ cho rằng, các nghiên cứu cần được đánh giá cho cả cộng đồng lân cận vì đôi khi vùng này hưởng lợi sẽ đồng thời mang những tác động tiêu cực cho các vùng khác.

TS Dương Văn Ni, trường đại học Cần Thơ, nhận xét: đã có nhiều hội thảo, hội nghị bàn rất nhiều về biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức người dân, chính quyền,… về lâu dài cần có bộ tài liệu đầy đủ giúp các nhà hoạch định chính sách quyết định chính xác những vấn đề quan trọng tới hạ lưu Mekong, trong đó cần có quy hoạch chung về xây dựng công trình cơ sở hạ tầng cho vùng.

NGỌC BÍCH

Nguồn tin: SGTT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 96

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 92


Hôm nayHôm nay : 5141

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 629844

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50048478



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach