Từ
ngày
13-14/3/2012,
Hội
thảo
quốc
tế
“Phát
triển
Đô
thị
bền
vững
thích
ứng
với
biến
đổi
khí
hậu”
do
tổ
chức
CSIRO
và
SEWOaC
(Australia),
trường
ĐH
Cần
Thơ
và
UBND
TP
Cần
Thơ
phối
hợp
tổ
chức
đã
thu
hút
nhiều
nhà
khoa
học,
nhà
quản
lý
từ
18
quốc
gia
thuộc
khu
vực
Đông
Á.
Các
chuyên
gia
của
Mỹ,
Nga
cũng
tham
dự,
chia
sẻ
mối
quan
tâm.
Bể
chứa
nước
mưa
Ông
Kỷ
Quang
Vinh,
chánh
văn
phòng
BĐKH
TP
Cần
Thơ,
cho
biết
năm
2011,
mực
nước
2,15m,
cao
nhất
trong
lịch
sử
tại
thành
phố
từ
trước
đến
nay,
mức
thiệt
hại
do
ngập
lụt
trên
11,3
triệu
USD,
riêng
sạt
lở
bờ
sông
và
lốc
xoáy
gây
thiệt
hại
trên
175.000
USD,
12
người
thiệt
mạng
trong
các
vụ
sạt
lở,
sấm
chớp
và
ngập
lụt.
Nguồn
nước
cho
dân
sinh
sống
trong
điều
kiện
biến
đổi
khí
hậu
được
xem
là
quan
trọng
nhất,
việc
nghiên
cứu
phát
triển
và
lắp
đặt
thí
điểm
bể
chứa
nước
mưa
được
viện
nghiên
cứu
BĐKH
(DRAGON)đặt
tại
trường
ĐH
Cần
Thơ,
tiến
hành
với
sự
hỗ
trợ
kỹ
thuật
của
CSIRO,
được
xem
là
giải
pháp
nhằm
cung
cấp
thêm
nguồn
nước
sạch
cho
các
khu
vực
khác
đang
chịu
ô
nhiễm,
khô
hạn
hay
nhiễm
mặn
ở
ĐBSCL.
Dự
kiến
dự
án
thí
điểm
tại
TP
Cần
Thơ
sẽ
kết
thúc
và
cho
kết
quả
vào
tháng
9
tới.
Tháng
7-2010,
tổ
chức
Commonwealth
Scientific
and
Industrial
Research
Organisation
(CSIRO)
phối
hợp
với
đối
tác:
TP
Cần
Thơ,
Việt
nam
và
Makassar,
Indonesia
triển
khai
nghiên
cứu
thách
thức,
mục
tiêu,
chính
sách
thích
ứng
biến
đổi
khí
hậu
ở
khu
vực
đô
thị.
Theo
một
đại
biểu
từ
Ấn
Độ,
trong
nhiều
trường
hợp
do
vẫn
còn
có
sự
chưa
chắc
chắn
trong
giả
định
nên
kịch
bản
tương
lai
khó
lòng
thuyết
phục
được
các
nhà
hoạch
định
chính
sách,
vấn
đề
là
làm
thế
nào
để
giảm
khoảng
cách
giữa
nhà
khoa
học
và
các
nhà
hoạch
định
chính
sách
để
đi
tìm
sự
chắc
chắn
bên
trong
sự
không
chắc
chắn
đó.
Đối
với
ông
Đào
Anh
Dũng
(Phó
chủ
tịch
UBND
TP
Cần
Thơ)
chính
việc
triển
khai
phương
pháp
“Quản
lý
hệ
thống
nước
tích
hợp”
(IUWM),
khảo
sát
1.200
hộ
dân
tại
các
quận:
Bình
Thủy,
Cái
Răng,
Ninh
Kiều,
Ô
Môn,
Thốt
Nốt,
giúp
cơ
quan
ban
ngành
của
thành
phố
nhận
thức
được
những
bất
lợi
của
sự
hoạt
động
riêng
lẻ
trong
quản
lý
hệ
thống
môi
trường
nước,
tạo
điều
kiện
cho
sự
hợp
tác
liên
ngành
rất
cần
thiết
cho
các
hoạt
động
ứng
phó
với
BĐKH
một
cách
đồng
bộ
và
hiệu
quả.
Từ
ngày
17-4
đến
19-4,
hội
thảo
tương
tự
sẽ
diễn
ra
tại
Makassar,
Indonesia.