18:06 +07 Thứ hai, 07/10/2024

Trang nhất » Biến đổi khí hậu » Biến đổi khí hậu

Hiện tượng El Nino sẽ ‘đủ lông đủ cánh’ trong tháng này

Thứ sáu - 18/03/2016 18:56
Hiện tượng El Nino được dự báo là sẽ “đủ lông đủ cánh” trong tháng này, nhiều nơi sẽ bị hạn hán, làm cho nhiệt độ tăng trong khoảng từ 0,5 – 2 độ C so với nhiệt độ trung bình hàng năm.

Và giai đoạn nóng có thể kéo dài đến tháng 4. Sau đó sẽ có mưa nhiều và nhiệt độ xuống thấp.

Nước ấm có thể thúc đẩy những trận mưa nhiệt đới sớm hơn ở miền Tây Malaysia và Indonesia, cũng như miền Nam Myanmar và Thái Lan.

“Mưa đủ để giảm bớt hạn hán đáng kể trong vùng”, theo chuyên viên khí tượng của AccuWeather Adam Douty.

Các khu vực có thể trở nên ẩm ướt và rất ẩm ướt cục bộ trải dài từ Nepal, Bhutan và miền Đông Bắc Ấn Độ đến miền Nam Trung Quốc, Đài Loan, miền Bắc Myanmar, miền Bắc Lào, miền Bắc Việt Nam và miền Nam Nhật Bản.

“Các trận bão từ Himalaya đến những vùng giáp biển Đông Trung Quốc có thể thường xuyên và đủ mạnh để tạo ra nguy cơ lũ lụt”, theo giám đốc khí tượng thế giới AccuWeather Jason Nicholls.
 

“Trong một số nơi của khu vực này, một tuyến bão đang diễn ra sẽ kết hợp bởi sự di chuyển về hướng bắc của gió mùa muộn hơn”.

Hạn hán có khả năng kéo dài ở New Guinea, miền Đông Malaysia và Indonesia, Thái Lan, Philippines, Campuchia, miền Nam và Trung Việt Nam và miền Nam Lào.

Chiến tranh giành nước

Tình hình khô hạn tại các nước Đông Nam Á đang căng như dây đàn lại càng cay đắng hơn bởi tham vọng xây đập của Lào.

Đã vậy, trước tình cảnh Việt Nam bị nhiễm mặn nặng nề mà nhiều dự báo cho thấy là mức nhiễm mặn có thể đến sát biên giới Campuchia, Thái Lan lại chuyển dòng chảy sông Mekong để tưới các vùng canh tác trên lãnh thổ.

Campuchia lại cứ thõng tay chờ xem chuyện gì xảy ra. Các quan chức Thái Lan một hai khẳng định họ chỉ lấy đi một lượng nước nhỏ và không ảnh hưởng gì đến mực nước.

Tuy nhiên, tờ Diplomat dẫn lời bà Lâm Thị Thu Sửu, điều phối viên của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cho rằng bất kỳ sự chuyển đổi dòng chảy nào của sông Mekong phải được tham vấn và/hoặc được cho phép bởi các nước trong Uỷ ban sông Mekong (MRC).

Trong các cộng đồng đã xảy ra tranh cãi ầm ĩ và những cảnh báo khoa học về cuộc chiến giành nước trong tương lai nếu không đạt được một nỗ lực hợp lý trong việc quản lý hạ lưu sông Mekong. Đây là một vấn đề đã diễn ra trong tiểu vùng này suốt năm năm qua.

Thời sự thiếu nước

Bây giờ đi đến đâu người ta cũng chỉ nghe nói đến chuyện hạn hán.

Lê Anh Tuấn, một giáo sư về biến đổi khí hậu ở đại học Cần Thơ, cho biết 40 – 50% trong số 2,2 triệu ha canh tác ở 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn.

“Chúng ta không có biện pháp đặc thù nào để khắc phục tình huống”,AFP dẫn lời GS Tuấn.

Tại hội nghị dầu cọ quốc tế ở Kuala Lumpur đầu tuần này, chủ đề chính được mang ra bàn thảo giữa các chuyên gia có liên quan đến hiện tượng thời tiết El Nino quái đản và tác động của nó đến ngành công nghiệp.

Giai đoạn khô hạn hiện nay, theo họ, là hậu quả của một sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng ở Malaysia và Indonesia – hai nước chiếm 85% xuất lượng dầu cọ của thế giới.

Tồn kho dầu thực vật, thứ được tiêu thụ mạnh và rộng rãi tại châu Á, cũng sẽ sụt giảm đến những mức chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Đồng thời, nhu cầu dầu cọ, được dùng làm dầu ăn và một chất thay thế nhiên liệu, sẽ tiếp tục tăng.

Hiện nay giá dầu cọ thô đã tăng lên 22% trong vòng sáu tháng qua, đạt ở mức 2.607 ringgit/tấn vào hôm 11/3.

Một số chuyên gia tại hội nghị dự báo giá dầu cọ thô sẽ vọt đến mức 3.000 ringgit/tấn vào cuối tháng 6. Việc tăng giá là tin tốt lành cho các công ty trong ngành rừng trồng.

Hai năm qua, lợi nhuận của nhiều công ty đã bị suy giảm. Những công ty như Sime Darby Bhd chứng kiến tỷ lệ nợ xấu đi vì lượng dầu cọ thô suy yếu so với các loại dầu khác. Một khi giá dầu cọ thô liên tục leo núi sẽ giúp một số áp lực “xì hơi” đối với công ty.

Nhưng kêu gọi xu hướng thị trường luôn luôn là một việc nguy hiểm. Thậm chí kể cả khi phân tích dựa trên vấn đề thời tiết không thể dự báo.

Cơ quan khí tượng hôm 11/3 đã cho biết hầu hết các bang ở Malaysia đều khô hạn hơn bình thường suốt tháng 3. Những vùng sản xuất chính như Sabah và Pahang lượng mưa đang suy giảm đến 40%.

Tác động của vấn đề thời tiết bất thường đã làm cong đường biểu diễn sản lượng dầu cọ thô, trong đó Sabah bị tác động tệ hại nhất, khi xuất lượng giảm đến 21% trong tháng 2 so với tháng trước. Xuất lượng dầu cọ thô toàn quốc giảm 7,7%, còn 1,04 triệu tấn – con số thấp nhất trong suốt chín năm qua.

Khởi Thức
Thế Giới Tiếp Thị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 70

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 67


Hôm nayHôm nay : 33485

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 109790

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50538334



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach