17:40 +07 Thứ năm, 19/09/2024

Trang nhất » Biến đổi khí hậu » Biến đổi khí hậu

Hồ đập thủy điện: còn 1200/6800 hồ có vấn đề cần được tu bổ nâng cấp sửa chữa

Thứ ba - 19/11/2013 17:32

Chúng ta không thể đảo ngược việc giảm diện tích đất và số lao động nên chỉ có thể tạo môi trường khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào Nông nghiệp và ứng dụng KHCN trong SX

Phiên chất vấn trong cuộc họp Quốc hội chiều ngày 19/11/2013, Bộ trưởng Bộ NN&PTNN đã trả lời về các vấn đề sau:
 

Mô hình liên kết nông dân – Doanh nghiệp

 

Vấn đề lợi ích của nông dân trong trong chuỗi giá trị sản xuất – phân bổ lúa gạo được nhiều đại biểu nêu ý kiến trong các cuộc họp trước. Bộ trưởng cho biết đã đặt hàng với viện nghiên cứu của Bộ NN để điều tra kỹ hơn, trên cơ sở đó báo cáo lại và đảm bảo phân bổ lợi ích cho người nông dân một cách hợp lý.
 

Theo ý kiến cá nhân của ông, mô hình liên kết nông dân - DN là để đảm bảo hài hòa lợi ích 2 bên. Thực tế, giá thành lúa gạo vùng ĐB Sông Cửu long hiện nay là 4114 đồng/kg. Như vậy, giá lúa đã cao hơn giá tối thiểu 3.500 đồng. Về cơ bản, Chính phủ đã thực hiện được lời hứa về giá với người nông dân.
 

Về mô hình nông dân góp đất cùng SX và cho thuê đất thì nước ta đã cho phép, hiện nay có mô hình nông dân góp đất trồng cao su ở tây bắc đang hoạt động khá tốt . Bộ rất ủng hộ và sẽ áp dụng để triển khai diện rộng hơn.
 

Tốc độ tăng trưởng nền nông nghiệp chậm lại?

 

Vấn đề này cũng đã được Bộ đặt hàng với viện nghiên cứu của Bộ nông nghiệp để có cái nhìn sâu sắc hơn. Giai đoạn 5 năm này, tốc độ tăng trưởng của nền nông nghiệp có thể đạt 2,9%. Tuy tốc độ này có tăng chậm lại, tức là thu nhập của ng nông dân tăng chậm lại nhưng đã đạt kế hoạch QH và CP giao.
 

Muốn phát triển nông nghiệp, phải có nguồn lực đất đai, lao động, tài chính

 

Những năm trước nguồn đất cho Nông nghiệp liên tục gia tăng nhưng những năm gần đây đã suy giảm.
 

Về căn bản, chất lượng lao động không có sự thay đổi nhiều. Về nguồn lực, dù nhà nước đã cố gắng đầu tư. Ngân Hàng cũng ưu tiên tín dụng cho Nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng tín dụng 18% và thậm chí năm 2013 cao hơn con số này, nhưng nguồn lực của nhà nước cho Nông nghiệp đang có xu hướng tăng chậm lại. Bộ trưởng cho rằng, để tăng 1% GDP phải có 5% đầu tư và trong nông nghiệp cũng không thể thấp hơn.
 

Trong thực tế tình hình hiện nay, chúng ta không thể đảo ngược việc giảm diện tích đất và số lao động nên chỉ có thể tạo môi trường khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào Nông nghiệp và ứng dụng KHCN trong SX, tổ chức lại SX để có hiệu quả cao hơn.
 

Theo đó, Bộ chủ trương điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng cố gắng điều chỉnh chương trình nghiên cứu và chuyển giao KHKT trong ngành. Những dự án xa rời mục tiêu phát triển của ngành bị kiên quyết dừng lại.
 

Sự quản lý yếu kém trong xuất khẩu cá tra

 

Về vấn đề nuôi trồng thủy sản mà cá tra là mặt hàng chủ chôt, Bộ trưởng nói, cá tra là con vật đặc biệt. Việt Nam chiếm hơn 90% thị phần của thế giới nhưng người dân nuôi cá tra và DN đều gặp khó khăn. Lỗi này không phải ở người nuôi mà là do quản lý chế biến và XK có kẽ hở khiến cho cạnh tranh không lành mạnh, hàng kém chất lượng, hàng giả trên thế giới gây ảnh hưởng đến uy tín ngành cá tra Việt Nam.
 

Bộ trưởng hứa sẽ trình văn bản lên TTCP, quy định chặt chẽ hơn về quản lý chất lượng cá tra xuất khẩu.
 

Nâng cao thu nhập của ngư dân

 

Do truyền thống trong tập quán làm nghề “cha truyền con nối”, mặc dù Bộ có chủ trương hạn chế số tàu thuyền nhưng số tàu thuyền tiếp tục gia tăng. Trước đây, khi ông Cao Đức Phát nhậm chức và nhận được báo cáo của ngành, thì nước ta có 85.000 con tàu. Sau 1 thời gian số tàu đã lên tới 112.000. Thường xuyên có gần 1 triệu người sinh sống trên biển nên việc tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của ngư dân, cải thiện đời sống của ngư dân là vấn đề bức thiết.
 

Cùng với việc tăng số lượng tàu thuyền, việc đánh bắt quá mức khiến năng suất giảm, thu nhập ngư dân giảm, cần có biện pháp hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp và đó mới là hướng phát triển lâu dài. Để thực hiện điều này, cần triển khai đánh bắt xa bờ trên cơ sở ứng dụng KHCN. Trong năm 2012, số tàu đánh bắt tại các vùng biển xa đã tăng gấp 3 lần so với 2010, cụ thể là 18.000 lượt tàu thuyền ra khơi trong vùng chúng ta mong đợi.
 

Trước những khó khăn của ngư dân về kỹ thuật và chi phí, Bộ, ngành đã tiếp tục hỗ trợ ngư dân bằng các biện pháp đồng bộ: chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để bảo quản sản phẩm sao cho vào bờ không đánh mất 30% giá trị hải sản bắt được. Ngân hàng và các Doanh nghiệp cũng ưu đãi để ngư dân vay và mua, áp dụng máy móc tiến bộ cho tàu thuyền, nhằm tiết kiệm xăng dầu.
 

Sự an toàn của các hồ đập

 

Hiện nay cả nước có 6800 hồ, còn 1200 hồ có vấn đề cần được tu bổ nâng cấp sửa chữa. Chính phủ đã nâng cấp 500 hồ. Năm nay có 317 hồ hư hỏng và Chính phủ đã bỏ ra hơn 500 tỷ sửa hơn 90 hồ tại các địa phương. Bên cạnh đó còn có hướng dẫn các địa phương cụ thể hồ nào nguy hiểm, cần xử lý và cảnh báo trong các trận mưa bão.
 

Tuy nhiên như thế là chưa đủ, về lâu dài Chính phủ cần tăng cường quản lý hơn nữa. Thực hiện việc đó, NĐ về Quản lý an toàn hồ đập đang được trình Chính phủ phê duyệt. Ước tính cần 3000 tỷ để sửa chữa các hồ.
 

Hải Minh

Theo Trí Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 105

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 100


Hôm nayHôm nay : 30925

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 615141

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50033775



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach