“Hổng”
từ
quy
hoạch,
đầu
tư
đến
vận
hành
Thứ
năm
-
06/12/2012
06:21
Với
số
lượng
dự
án
thủy
điện
(TĐ)
vào
hàng
nhiều
nhất
miền
Trung
-
Tây
Nguyên,
tỉnh
Quảng
Nam
cũng
chịu
rất
nhiều
hệ
lụy
về
đời
sống
-
xã
hội
-
môi
trường.
Quá
trình
từ
quy
hoạch
đến
đầu
tư
xây
dựng,
vận
hành
các
TĐ
đều
xảy
ra
nhiều
sai
sót.
“Phủ
sóng”
thủy
điện
Nhìn
lại
quá
trình
đầu
tư
vào
TĐ
ở
Quảng
Nam,
sự
sai
sót
lại
xảy
ra
ở
ngay
trong
quá
trình
quy
hoạch.
Mặc
dù
pháp
luật
quy
định
HĐND
tỉnh
là
cơ
quan
quyết
định
quy
hoạch
TĐ
trên
địa
bàn
tỉnh,
làm
cơ
sở
pháp
lý
để
UBND
tỉnh
triển
khai
thực
hiện.
Tuy
nhiên,
trên
thực
tế,
UBND
tỉnh
đã
“cầm
đèn
chạy
trước
ôtô”,
tự
quyết
định
phê
duyệt
quy
hoạch
mạng
lưới
TĐ
và
cho
phép
triển
khai
xây
dựng
nhiều
TĐ
từ
những
năm
2005
-
2006,
đến
năm
2010,
UBND
tỉnh
mới
trình
HĐND
tỉnh
thông
qua
quy
hoạch
TĐ.
Ban
đầu,
quy
hoạch
của
tỉnh
có
đến
58
dự
án
TĐ,
hầu
hết
các
con
sông
tại
8
huyện
miền
núi
đều
phải
“gánh”
trên
mình
từ
vài
đến
hàng
chục
TĐ.
Việc
quy
hoạch
xây
dựng
mạng
lưới
TĐ
“phủ
sóng”
khắp
núi
rừng,
sông
suối
một
cách
thiếu
thận
trọng
và
tầm
nhìn
tổng
thể,
tất
yếu
sẽ
xảy
ra
những
hậu
quả
bất
cập,
khiến
các
tổ
chức
môi
trường,
kể
cả
Sở
TNMT
cũng
cảnh
báo
nguy
cơ
ảnh
hưởng
nặng
nề
đến
môi
trường,
sinh
cảnh
động
thực
vật,
rừng....
Cả
Tỉnh
ủy,
HĐND,
UBND
tỉnh
cũng
phải
nhiều
phen
xét
lại.
6
dự
án
xâm
hại
vào
các
khu
bảo
tồn
thiên
nhiên
Ngọc
Linh,
Sông
Tranh
bị
loại
bỏ.
Hàng
loạt
dự
án
khác
khi
quy
hoạch
và
chủ
đầu
tư
xin
nghiên
cứu
triển
khai
đều
chạy
theo
phong
trào,
sau
đó
vì
không
khả
thi,
nên
đành
“bỏ
của
chạy
lấy
người”.
Từ
con
số
ban
đầu
58
dự
án,
rút
xuống
đến
nay
còn
44
dự
án,
tổng
công
suất
hơn
1.500MW.
Trong
đó,
11
TĐ
đã
phát
điện
với
tổng
công
suất
719MW,
11
TĐ
đang
triển
khai
với
tổng
công
suất
700MW.
Trong
số
dự
án
TĐ
này,
có
10
TĐ
bậc
thang
trên
hệ
sông
Vu
Gia
-
Thu
Bồn
với
tổng
công
suất
1.141MW
do
Bộ
Công
Thương
lập,
thẩm
định
và
phê
duyệt,
tỉnh
chỉ
có
ý
kiến
tham
gia.
Còn
lại
34
TĐ
vừa
và
nhỏ
với
tổng
công
suất
437MW
do
tỉnh
lập,
phê
duyệt.
Trong
số
này,
nhiều
dự
án
TĐ
chỉ
có
công
suất
một
vài
kilowatt.
Lỗ
hổng
trong
quản
lý
Ông
Võ
Thí
-
Trưởng
phòng
Điện
năng,
Sở
Công
Thương
tỉnh
-
cho
biết:
“TĐ
vừa
và
nhỏ
thì
tỉnh
có
tham
gia
quản
lý
thi
công,
xây
dựng,
nhưng
cũng
chỉ
là
trên
hồ
sơ,
giấy
tờ,
tiến
độ
thi
công,
còn
về
chất
lượng
xây
dựng...
thì
tỉnh
cũng
không
thể
kiểm
định
vì
không
đủ
điều
kiện
về
con
người,
thiết
bị...”.
Các
dự
án
TĐ
được
triển
khai
thời
gian
qua
đã
có
quá
nhiều
sai
lầm,
vướng
mắc,
tác
động
xấu
đến
đời
sống
người
dân,
môi
trường,
nguyên
nhân
bắt
nguồn
từ
sự
trục
lợi
của
chủ
đầu
tư.
Khi
lập
các
dự
án
đầu
tư
TĐ
trên
hệ
thống
sông
Vu
Gia
-
Thu
Bồn,
các
chủ
đầu
tư
“hót”
lên
nhiều
mục
tiêu,
như
ngoài
tạo
ra
nguồn
điện
năng,
tăng
thu
ngân
sách,
còn
điều
tiết
dòng
chảy,
cắt,
giảm
và
làm
chậm
lũ
vào
mùa
mưa,
bổ
sung
dòng
chảy
vào
mùa
khô,
góp
phần
giải
quyết
lao
động
tại
địa
phương....
Nhưng
thực
tế,
tính
đa
mục
tiêu
này
đã
không
đạt
được.
Các
chủ
đầu
tư
đều
lấy
hiệu
quả
phát
điện
đem
lại
lợi
ích
kinh
tế
là
chính
nên
chỉ
xả
nước
vận
hành
máy
phát
điện
trong
từng
thời
điểm
và
từng
giai
đoạn
nhất
định,
chưa
quan
tâm
đến
nguồn
nước
vì
lợi
ích
chung,
nên
đã
xảy
ra
tình
trạng
thiếu
nước
và
mặn
thâm
nhập
sâu
vào
nội
đồng
trong
mùa
khô,
lũ
chồng
lên
lũ
vào
mùa
mưa,
như
các
TĐ
A
Vương,
Sông
Bung
4,
Sông
Bung
2...
Ông
Nguyễn
Minh
Tuấn
-
Chi
cục
trưởng
Thủy
lợi
kiêm
Chánh
Văn
phòng
Ban
PCLB
tỉnh
-
nói:
“Mất
một
diện
tích
hơn
chục
ngàn
hécta
đất
rừng
phòng
hộ,
rừng
nguyên
sinh
cho
các
dự
án
TĐ,
nhưng
đến
nay
việc
trồng
lại
rừng
thay
thế
hầu
như
chưa
được
các
chủ
đầu
tư
TĐ
thực
hiện”.
Mặc
dù
tỉnh
Quảng
Nam
đã
quyết
định
tạm
dừng
tất
cả
các
dự
án
chưa
triển
khai
để
rà
soát,
xem
xét
lại,
nhưng
những
TĐ
đã
và
đang
thực
hiện
cũng
đã
quá
đủ
để
đem
lại
quá
nhiều
hệ
lụy
nặng
nề
và
khó
lường.
Nguồn
tin:
Lao
động