ThienNhien.Net –
Thủ
tướng
Thái
Lan
Prayut
Chan-o-cha
tuần
trước
cho
biết
nước
này
đang
xem
xét
kế
hoạch
chuyển
nước
từ
các
dòng
Mê
Kông,
Moei
và
Salween
để
tưới
tiêu
cho
các
vùng
đất
nông
nghiệp.
Sông
Mê
Kông
là
một
trong
ba
dòng
sông
dự
kiến
được
chuyển
nước
phục
vụ
tưới
tiêu
cho
nông
nghiệp
tại
Thái
Lan
Trong
bối
cảnh
khô
hạn
đang
tiếp
tục
gây
thiệt
hại
48
huyện
trên
9
tỉnh
của
nước
này,
kế
hoạch
chuyển
nước
trên
được
chính
phủ
kỳ
vọng
sẽ
là
giải
pháp
hiệu
quả
giúp
nông
dân
thoát
khỏi
cảnh
khan
hiếm
nước
lâu
nay.
Thủ
tướng
Prayut
đã
coi
đây
là
một
cơ
hội
giúp
hồi
sinh
các
khu
canh
tác
nông
nghiệp
nhằm
tối
đa
hóa
lợi
ích
quốc
gia.
Tuy
nhiên,
ông
cũng
nhấn
mạnh
rằng
trước
tiên
cần
đàm
phán
với
các
quốc
gia
khác
có
liên
quan.
Sông
Salween
và
Moei
tạo
nên
biên
giới
giữa
Thái
Lan
và
Myanmar;
một
phần
dòng
Mê
Kông
cũng
tạo
nên
biên
giới
giữa
Thái
Lan
và
Lào.
Phương
án
chuyển
nước
từ
các
dòng
sông
đa
quốc
gia
này
nằm
trong
kế
hoạch
nhằm
giải
quyết
một
cách
bền
vững
vấn
đề
thiếu
hụt
nguồn
nước
phục
vụ
cho
nông
nghiệp
của
Thái
Lan.
Kế
hoạch
dự
kiến
sẽ
hoàn
thành
vào
năm
2026.
Đây
không
phải
lần
đầu
tiên
Thái
Lan
tìm
kiếm
nguồn
nước
từ
các
quốc
gia
láng
giềng
để
giúp
các
vùng
đất
nông
nghiệp
đủ
nước
tưới
tiêu.
Nguyên
Thủ
tướng
Samak
Sundaravej
ngay
từ
năm
2008
đã
từng
đề
xuất
một
dự
án
chuyển
nước
từ
sông
Mê
Kông
khi
ông
còn
đương
nhiệm.
Tuy
nhiên,
kế
hoạch
này
khi
đó
đã
gặp
phải
sự
phản
đối
mạnh
mẽ
từ
các
nhà
hoạt
động
môi
trường
trong
và
ngoài
nước.
Cùng
với
thái
độ
không
ủng
hộ
của
các
quốc
gia
cùng
sở
hữu
con
sông,
dự
án
đó
cuối
cùng
chỉ
nằm
lại
trên
giấy.
Ngân
Kim
dịch/
Nguồn:
The
Bangkok
Post
Các
báo/tạp
chí
có
nguyện
vọng
đăng
tải
lại
các
bài
viết
cung
cấp
tại
fanpage
này
vui
lòng
liên
hệ
qua
email:
bandoc@nature.org.vn
Thái
Lan
lên
kế
hoạch
chuyển
dòng
Mê
Kông
25
Tháng
7
2015
lúc
8:56
ThienNhien.Net -
Mạng
lưới
Người
Thái
thuộc
tám
tỉnh
lưu
vực
sông
Mê
Kông
đang
lên
tiếng
thể
hiện
những
lo
ngại
với
kế
hoạch
chuyển
nước
sông
Mê
Kông
để
phục
vụ
cho
các
khu
kinh
tế
đặc
biệt
của
nước
này.
Kế
hoạch
xây
dựng
các
khu
kinh
tế
đặc
biệt
ở
8
tỉnh
dọc
sông
Mê
Kông
vừa
được
chính
phủ
Thái
Lan
công
bố
mới
đây.
Bà
Jintana
Kaysornsombat,
đại
diện
Mạng
lưới
Người
Thái,
cho
rằng
cần
nghiên
cứu
kỹ
lưỡng
việc
chuyển
nước
sông
Mê
Kông
trước
khi
thực
hiện
vì
những
rủi
ro
mà
dự
án
này
mang
lại.
Nông
dân
và
ngư
dân
địa
phương
đã
và
đang
chịu
ảnh
hưởng
nặng
nề
từ
những
con
đập
ở
thượng
nguồn,
do
đó
họ
có
lý
do
để
lo
lắng
về
tác
động
của
những
dự
án
lớn
khác,
bà
Jintana
nhấn
mạnh.
Đồng
quan
điểm,
ông
Nichon
Pholjan,
thành
viên
Hội
đồng
Phát
triển
Chính
trị
tỉnh
Beung
Kan
(một
tỉnh
bên
bờ
sông
Mê
Kông)
nhấn
mạnh:
"Việc
chuyển
nước
của
con
sông
lớn
này
có
thể
ảnh
hưởng
đến
hàng
trăm
ngàn
người.
Chúng
tôi
yêu
cầu
chính
phủ
Thái
Lan
phải
đưa
người
dân
tham
gia
vào
quá
trình
lên
kế
hoạch".
Năm
ngoái,
Mạng
Lưới
Người
Thái
đã
đệ
trình
đơn
lên
Tòa
án
Hành
chính
Tối
cao
Thái
Lan
yêu
cầu
đình
chỉ
Hợp
đồng
mua
bán
điện
từ
thủy
điện
Xayaburi
của
Lào
của
Cơ
quan
Điện
lực
Thái
Lan
(EGAT)
vì
cho
rằng
việc
xây
dựng
đập
Xayaburi
có
thể
được
hủy
bỏ
nếu
EGAT
không
mua
điện.
Bích
Ngọc
dịch/Nguồn: nationmultimedia.com
Các
báo/tạp
chí
có
nguyện
vọng
đăng
tải
lại
các
bài
viết
cung
cấp
tại
fanpage
này
vui
lòng
liên
hệ
qua
email:
bandoc@nature.org.vn