Trước
khi
số
phận
của
con
đập
Xayaburi
của
Lào
được
quyết
định
tại
cuộc
họp
cấp
bộ
trưởng
các
nước
thành
viên
Ủy
hội
sông
Mê
Kông
tới
đây,
chính
phủ
Lào
đã
gửi
tới
chính
phủ
Việt
Nam
Báo
cáo
tuân
thủ
đối
với
dự
án
thủy
điện
Xayaburi
do
công
ty
Poyry
Enerergy
AG
thực
hiện
theo
hợp
đồng
tư
vấn
ký
với
chính
phủ
Lào.
Cùng
với
các
cơ
quan
và
tổ
chức
khác,
mới
đây
Bộ
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
Nông
thôn
đã
có
công
văn
gửi
ý
kiến
về
Báo
cáo
này
đến
Ủy
ban
Sông
Mê
Công
Việt
Nam.
Không
chỉ
đưa
ra
những
nhận
xét
về
Báo
cáo
của
Poyry,
công
văn
của
Bộ
còn
trình
bày
một
số
đánh
giá,
đề
xuất
liên
quan
đến
dự
án
đập
Xayaburi
và
các
công
trình
thủy
điện
dòng
chính
Mê
Kông
nói
chung.
Nhận
thấy
đánh
giá
của
Bộ
có
một
số
điểm
khác
biệt
so
với
các
ý
kiến
khoa
học
đưa
ra
trước
đó,
ThienNhien.Net
đã
có
cuộc
trao
đổi
với
thạc
sĩ
Nguyễn
Hữu
Thiện
–
Trưởng
nhóm
tư
vấn
Quốc
gia
về
Đánh
giá
môi
trường
chiến
lược
12
đập
thủy
điện
dòng
chính
Mê
Kông
–
nhằm
làm
sáng
tỏ
điều
này,
cung
cấp
thêm
cho
độc
giả
một
cái
nhìn
nhiều
chiều.
PV:
Thưa
ông,
là
người
đã
tham
gia
đánh
giá
các
dự
án
thủy
điện
đề
xuất
trên
dòng
chính
hạ
nguồn
Mê
Kông
và
quy
trình
tham
vấn
của
dự
án
Xayaburi,
ông
đánh
giá
thế
nào
về
ý
kiến
của
Bộ
khi
cho
rằng
“về
cơ
bản
Hồ
sơ
dự
án
Xayaburi
đã
thực
hiện
theo
Hướng
dẫn
kỹ
thuật
của
Ủy
hội
sông
Mê
Kông
(MRC),
đã
xem
xét
đến
ý
kiến
của
các
quốc
gia
ven
sông”,
trong
khi
nhiều
đánh
giá
trước
đó
đều
cho
rằng
điều
này
đã
bị
coi
nhẹ
trong
thiết
kế
dự
án?
Ths.
Nguyễn
Hữu
Thiện:
Ở
đây
không
rõ
là
Bộ
NN&PTNT
tóm
tắt
lại
ý
của
báo
cáo
Poyry
hay
là
quan
điểm
riêng
của
Bộ.
Nhưng
dù
sao
thì
quan
điểm
này
là
không
đúng.
Trong
Báo
cáo
Phúc
trình
hoạt
động
tham
vấn
trước
về
dự
án
(Prior
Consultation
Project
Review
Report)
của
MRC
đã
nói
rõ
là
Thiết
kế
của
dự
án
chưa
phản
ánh
Hướng
dẫn
thiết
kế
ban
đầu
của
MRC
hay
tiêu
chuẩn
quốc
tế
về
cách
làm
tốt
nhất.
PV:
Bộ
nhận
định
rằng
“Đập
Xayaburi
là
đập
dâng
chỉ
có
tác
dụng
điều
tiết
theo
ngày,
lại
cách
xa
Việt
Nam
2000
km
do
vậy
chế
độ
dòng
chảy
sẽ
không
ảnh
hưởng
đến
Việt
Nam”,
điều
này
có
đúng
không,
thưa
ông?
Ths.
Nguyễn
Hữu
Thiện: Về
ảnh
hưởng
dòng
chảy,
có
mấy
điều
cần
lưu
ý
như
sau:
Thứ
nhất,
đập
Xyaburi
có
thời
gian
lưu
nước
(water
retention)
trong
1-2
ngày,
đồng
nghĩa
với
việc
làm
nước
về
hạ
lưu
chậm
đi
1-2
ngày,
bởi
vì
đập
Xayaburi
không
hoàn
toàn
là
dự
án
run-of-river
(không
lưu
nước).
Trong
số
12
dự
án
dòng
chính
đề
xuất
ở
hạ
nguồn,
chỉ
có
Thakkho
thực
sự
là
một
dự
án
run-of-river.
Thứ
hai,
đập
Xayaburi
nằm
ở
hạ
lưu
đập
Pak
Beng
có
thời
gian
lưu
nước
1-1,5
ngày,
và
Luang
Prabang
có
thời
gian
lưu
nước
2-4
ngày.
Vậy
nước
từ
thượng
nguồn
qua
được
Xayaburi
để
đến
với
hạ
lưu
phải
mất
4
đến
7,5
ngày.
Nghiêm
trọng
hơn
cả
là
Xayaburi
có
thể
trở
thành
tiền
đề
cho
11
dự
án
còn
lại.
Cho
nên
khi
xét
tác
động
của
Xyaburi
phải
đặt
nó
vào
tổng
thể
12
dự
án.
Một
dự
án
Xayaburi
với
nhiều
vấn
đề
như
thế
(báo
cáo
ĐTM
kém
chất
lượng,
chưa
tuân
thủ
Hướng
dẫn
thiết
kế
của
MRC,
chưa
đánh
giá
tác
động
xuyên
biên
giới,
đi
ngược
với
đề
nghị
hoãn
10
năm
của
Chính
phủ
Việt
Nam
cũng
đồng
thời
là
đề
xuất
của
Phương
án
Chiến
lược
số
2
trong
Báo
cáo
đánh
giá
môi
trường
chiến
lược
thủy
điện
dòng
chính
Mê
Kông)
mà
được
xây
dựng
thì
đồng
nghĩa
với
việc
tất
cả
các
dự
án
khác
trong
số
12
đề
xuất
sẽ
được
xây
dựng.
Khi
đó
tổng
thời
gian
lưu
nước
của
các
đập,
nghĩa
là
thời
gian
nước
từ
thượng
nguồn
về
Campuchia
và
Đồng
bằng
sông
Cửu
Long
(ĐBSCL),
sẽ
chậm
đến
hơn
1
tháng.
Đơn
cử,
riêng
đập
Xanakham
với
mực
nước
như
năm
1993
có
thời
gian
lưu
nước
đến
18
ngày.
Các
đập
có
thời
gian
lưu
nước
thời
gian
dài
kế
tiếp
là
các
đập
Sambor,
Strung
Treng,
Luang
Prabang
và
Ban
Koum.
Sự
lưu
nước
của
các
đập
này
sẽ
làm
đảo
lộn
thời
vụ
ở
ĐBSCL.
Đặc
biệt,
khi
các
đập
đồng
loạt
tích
nước
trong
mùa
khô,
xâm
nhập
mặn
sẽ
sâu
hơn
và
làm
cho
ranh
giới
mặn
dịch
chuyển
khó
đoán
khi
các
đập
tích
và
xả
nước.
Chế
độ
thủy
văn
của
sông
Mê
Kông
lúc
đó
không
còn
đo
và
tính
tần
suất
gì
được
nữa.
Cuối
cùng,
12
dự
án
này
do
các
nhà
đầu
tư
khác
nhau
vận
hành
và
không
có
sự
điều
phối
vận
hành,
tức
là
đập
dưới
sẽ
phải
đóng
để
tích
nước
chờ
đập
trên
xả
nước.
Đập
trên
tích
đủ
nước
để
phát
điện
mới
xả
xuống
cho
đập
kế
tiếp
tích
nước.
Trong
khi
đó,
các
nhà
đầu
tư
sẽ
vận
hành
đập
để
tối
đa
hóa
lợi
nhuận
chứ
không
phải
vì
lợi
ích
của
cư
dân
vùng
hạ
lưu,
cho
nên
việc
phối
hợp
giữa
các
nhà
đầu
tư
trong
vận
hành
bậc
thang
thủy
điện
này
là
điều
không
tưởng.
Các
đập
thủy
điện
trong
một
nước
còn
chưa
làm
được
điều
này.
|
Người
dân
đánh
cá
địa
phương
khu
vực
đập
Pak
Mun
đã
tự
đánh
giá
rằng
kể
từ
khi
đóng
đập
năm
1994,
họ
cho
biết
chỉ
thấy
2
loại
cá
gần
vị
trí
đập
là
Pla
hua
taek
(cá
vỡ
đầu)
là
cá
bị
vỡ
đầu
khi
cố
bơi
qua
cầu
thang
cá
bằng
bê-tông
và
Pla
mai
mee
hua
(cá
không
đầu)
là
cá
đi
qua
Turbines
bị
mất
đầu.
(Ảnh:
ThienNhien.Net) |
PV:
Dựa
trên
kinh
nghiệm
trong
quá
trình
Đánh
giá
môi
trường
chiến
lược
12
dự
án
này,
theo
ông
“tác
động
xấu
về
giao
thông
thủy
và
thủy
sản
có
thể
khắc
phục
bằng
việc
xây
dựng
âu
thuyền
và
đường
cá
đi”
hay
“các
giải
pháp
quản
lý”
như
đánh
giá
của
Bộ
không?
Ths.
Nguyễn
Hữu
Thiện:
Công
nghệ
“cầu
thang
cá”
của
Châu
Âu
chỉ
hiệu
quả
đối
với
một
số
rất
ít loài
cá
to,
khỏe
của
Châu
Âu
và
hoàn toàn
không
phù
hợp
với
sự
đa
dạng
loài
cá
có
kích
thước
nhỏ
hơn
của
vùng
Mê
Kông.
Cầu
thang
cá
chỉ
là
cách
nhà
đầu
tư
trấn
an
dư
luận
mà
thôi.
Cầu
thang
cá
của
đập
Pak
Mun
có
chiều
rộng
4
mét,
cao
15
mét,
dài
92
mét,
với
độ
dốc
1:6
được
xây
dựng
thêm
vào
phút
chót
để
trấn
an
dư
luận.
Cứ
nhìn
vào
cầu
thang
cá
của
đập
Pak
Mun
ở
Thái
Lan
là
có
thể
thấy
rõ
điều
này.
Về
giao
thông
thủy,
dù
có
âu
thuyền
thì
cũng
ảnh
hưởng
giao
thông
thủy
vì
mỗi
lần
mở
âu
thuyền
là
thất
thoát
nước,
nên
nhà
vận
hành
đập
sẽ
chờ
cho
đủ
số
lượng
tàu
thuyền
mới
mở
âu
thuyền.
Các
nhà
vận
hành
đập
sẽ
ưu
tiên
tàu
thuyền
lớn,
sẵn
lòng
trả
chi
phí
cao
để
qua
âu
thuyền.
Còn
người
dân
sử
dụng
thuyền
nhỏ
đi
lại
trên
sông
buôn
bán,
bắt
cá
hay
các
hoạt
động
khác
sẽ
phải
chờ
rất
lâu
để
được
âu
thuyền
mở
cửa
cho
đi
qua.
PV:
Với
rất
nhiều
tác
động
tiêu
cực
đã
được
cảnh
báo,
trong
khi
những
khoảng
trống
kiến
thức
và
những
điều
thiếu
chắc
chắn
trong
đánh
giá
về
bậc
thang
thủy
điện
dòng
chính
cũng
đồng
thời
được
thừa
nhận,
ông
có
đồng
tình
với
nhận
định
của
Bộ
khi
cho
rằng
“khả
năng
xây
đập
trên
dòng
chính
vùng
hạ
du
lưu
vực
sông
Mê
Kông
là
xu
thế
tất
yếu”
do
“lợi
ích
vô
cùng
lớn
mang
lại
từ
các
công
trình
thủy
điện”?
Ths.
Nguyễn
Hữu
Thiện: Lợi
ích
từ
các
đập
này
đối
với
Lào
và
Campuchia
chủ
yếu
là
từ
doanh
thu
xuất
khẩu
điện,
nhưng
cần
nhớ
rằng
trong
25
năm
đầu
theo
phương
thức
BOT
(xây
dựng
–
vận
hành
–
chuyển
giao)
thì
Lào
và
Campuchia
cũng
chỉ
được
26-31%
doanh
thu
mà
thôi.
Đối
với
Lào
thì
tiềm
năng
chi
lưu
là
đủ
để
phát
triển
kinh
tế
ở
tốc
độ
lành
mạnh
mà
không
cần
đến
thủy
điện
dòng
chính.
Thiệt
hại
đối
với
Lào
và
Campuchia,
do
các
dự
án
này
gây
ra
cũng
rất
lớn.
Trong
một
lưu
vực
mà
70%
dân
số
sống
ở
nông
thôn
và
mức
tiêu
thụ
thủy
sản
bình
quần
đầu
người
cao
nhất
thế
giới
thì
an
ninh
thực
phẩm
và
sinh
kế
là
phụ
thuộc
rất
lớn
vào
tài
nguyên
thiên
nhiên.
Nếu
năng
suất
tài
nguyên
thiên
nhiên
của
lưu
vực
giảm
thì
chính
Campuchia
và
Lào
chịu
rủi
ro
cao
nhất.
Lượng
protein
từ
cá
sẽ
mất
do
12
dự
án
này
tính
cho
năm
2030
sẽ
bằng
110%
tổng
sản
lượng
gia
súc,
gia
cầm
của
Lào
và
Campuchia
hiện
nay
cộng
lại.
Hàng
chục
triệu
người
trong
lưu
vực
sẽ
bị
mất
an
ninh
thực
phẩm
và
sinh
kế.
Đặc
biệt
Campuchia
sẽ
phải
giải
quyết
vấn
đề
sinh
kế
và
xã
hội
cho
1,6
triệu
người
chuyên
sống
bằng
nghề
đánh
cá.
Vì
vậy,
nói
“khả
năng
xây
đập
trên
dòng
chính
vùng
hạ
du
lưu
vực
sông
Mê
Kông
là
xu
thế
tất
yếu”
do
“lợi
ích
vô
cùng
lớn
mang
lại
từ
các
công
trình
thủy
điện”
là
chưa
đúng.
Thực
tế,
lợi
ích
từ
thủy
điện
dòng
chính
là
nhỏ
hơn
tổng
thiệt
hại,
trong
khi
đó
thời
gian
25
năm
đầu,
lợi
ích
chủ
yếu
rơi
vào
túi
các
nhà
đầu
tư.
Hơn
nữa,
Campuchia
hiện
đang
xem
xét
lại,
nếu
Campuchia
cùng
Việt
Nam
mạnh
mẽ
phản
đối
và
nếu
Lào
xem
xét
lại
rủi
ro
tổn
thất
lớn
cho
chính
mình
so
với
lợi
ích
nhỏ
trong
25
năm
đầu,
thì
các
dự
án
này
không
hẳn
và
không
thể
là
“tất
yếu”.
Ngoài
ra,
nếu
để
đảm
bảo
an
ninh
năng
lượng
thì
thủy
điện
cũng
không
nhất
thiết
là
“tất
yếu”
vì
năng
lượng
có
thể
được
đáp
ứng
bằng
nhiều
nguồn
khác
ngoài
thủy
điện.
PV:
Để
chuẩn
bị
cho
“trường
hợp
bất
lợi
có
thể
xảy
ra
xung
quanh
vấn
đề
Mê
Kông
nói
chung
và
công
trình
thủy
điện
Xayaburi”,
Bộ
đã
đề
xuất
một
số
giải
pháp
mà
Việt
Nam
cần
chủ
động
tiến
hành.
Ông
đánh
giá
thế
nào
về
các
đề
xuất
này?
Liệu
các
giải
pháp
được
đưa
ra
có
khả
thi
và
mang
lại
hiệu
quả
cần
thiết
một
khi
các
đập
vẫn
được
xây
dựng?
Ths.
Nguyễn
Hữu
Thiện: Danh
sách
thiệt
hại
đối
với
ĐBSCL
nếu
chuỗi
đập
thủy
điện
dòng
chính
được
triển
khai
là
rất
dài
và
không
có
nhiều
biện
pháp
khả
thi
để
khắc
phục.
Chẳng
hạn,
về
tác
động
đối
với
phù
sa:
Không
có
phù
sa
thì
bờ
biển
Đông
sẽ
sạt
lở
ăn
vào
đất
liền,
đồng
bằng
hàng
năm
sẽ
bị
sụt
lún
tự
nhiên
và
sẽ
chìm
xuống
biển
nhanh
hơn
khi
cộng
hưởng
với
tác
động
của
nước
biển
dâng
do
biến
đổi
khí
hậu.
Không
có
biện
pháp
công
trình
nào
có
thể
khắc
phục
các
tác
động
này.
Với
chất
dinh
dưỡng
cho
đất,
nếu
tăng
phân
bón
để
bù
cho
phù
sa
thì
cũng
chỉ
có
thể
khả
thi
trong
thời
gian
khoảng
dưới
10
năm,
sau
đó
dù
có
tăng
phân
bón,
năng
suất
lúa
vẫn
giảm.
Điều
này
đã
được
nghiên
cứu
của
Dương
Văn
Nhã
của
Đại
học
An
Giang
chứng
minh(*)
Nói
về
tác
động
nguồn
lợi
thủy
sản,
tổn
thất
về
thủy
sản
biển
do
thiếu
dinh
dưỡng
sông
Mê
Kông
mang
lại
hàng
năm
và
tổn
thất
thủy
sản
nước
ngọt
do
cá
không
thể
vượt
được
các
bức
tường
thành
đập
thủy
điện
để
sinh
sản
theo
mùa
sẽ
dẫn
đến
sự
sụp
đổ
của
ngành
đánh
bắt
thủy
sản
biển,
ngành
thủy
sản
nuôi
ở
ĐBSCL
(phụ
thuộc
vào
nguồn
cá
trắng
nội
địa
và
cá
biển
làm
thức
ăn)
và
hàng
loạt
tác
động
domino
lên
các
ngành
công
nghiệp
phụ
thuộc
như
chế
biến,
vận
chuyển,
thương
mại
liên
quan
đến
thủy
sản,
các
cảng
cá..v.v.
Điều
này
liệu
có
thể
có
giải
pháp
nào
bù
đắp
nổi?
PV:
Với
các
thiệt
hại
dự
báo
không
thể
khắc
phục
như
vậy,
song
theo
đề
xuất
thứ
3
và
4
mà
Bộ
đưa
ra
thì
ta
chỉ
“kiên
quyết
đấu
tranh
nếu
các
nước
thượng
lưu
thực
hiện
chuyển
nước
ra
khỏi
lưu
vực
và
khi
họ
“xây
dựng
công
trình,
đập
thủy
điện
ngăn
sông
Tôn
Lê
Sáp”.
Thế
còn
các
đập
dòng
chính,
chẳng
lẽ
chúng
ta
không
thể
và
không
cần
kiên
quyết
đấu
tranh,
thưa
ông?
Ths.
Nguyễn
Hữu
Thiện: Trong
12
dự
án
không
có
chuyện
đắp
sông
Tôn
Lê
Sáp.
Có
lẽ
Bộ
nắm
không
vững
thông
tin.
Cái
nguy
là
nằm
ở
các
đập
Sambor
và
Strung
Treng.
Đập
Sambor
cao
56
mét,
dài
18km
chắn
ngang
các
nhánh
sông,
sẽ
tích
một
khối
nước
465
triệu
m3
trên
một
diện
tích
620km2,
ở
cao
trình
mực
nước
40m
trên
mực
nước
biển,
trong
khi
ĐBSCL
ở
cao
trình
1-1,5m.
Con
đập
do
nhà
đầu
tư
Trung
Quốc
đầu
tư
và
vận
hành
này
sẽ
khống
chế
nguồn
nước
về
ĐBSCL
và
có
khả
năng
gây
động
đất
kích
thích.
Việt
Nam
sẽ
chịu
rủi
ro
thiệt
hại
rất
lớn.
Nếu
Việt
Nam
không
nói
ra
bây
giờ
thì
sau
này
sẽ
chẳng
trách
ai
được
nữa.
Cho
nên
việc
Chính
Phủ
Việt
Nam
đưa
ra
yêu
cầu
hoãn
tất
cả
các
công
trình
thủy
điện
dòng
chính
hạ
nguồn
trong
10
năm
để
có
nghiên
cứu
sâu
hơn
là
hoàn
toàn
hợp
lý
và
chúng
ta
cần
phải
cung
cấp
thông
tin
và
phân
tích
đầy
đủ
để
các
quốc
gia
xem
xét
lại.
PV:
Xin
chân
thành
cảm
ơn
ông
về
những
chia
sẻ
đầy
tâm
huyết
này!
(*) Nghiên
cứu
tác
động
đê
bao
đến
đời
sống
kinh
tế
xã
hội
và
môi
trường
tại
một
số
khu
vực
có
đê
bao
ở
tỉnh
An
Giang,
Dương
Văn
Nhã
(2004)