Thủy
điện
không
bao
giờ
lỗ
Thứ
tư
-
23/05/2012
21:49
Ông
Võ
Thành
Trung,
Tổng
Giám
đốc
Công
ty
Cổ
phần
Vĩnh
Sơn
Sông
Hinh,
đã
cho
biết
như
vậy
khi
trao
đổi
với
NCĐT.
Với
vốn
điều
lệ
2.062,4
tỉ
đồng,
Vĩnh
Sơn
Sông
Hinh
là
doanh
nghiệp
thủy
điện
lớn
nhất
trên
thị
trường
chứng
khoán
Việt
Nam.
Năm
2011,
tổng
doanh
thu
của
Công
ty
đạt
597
tỉ
đồng,
lợi
nhuận
ròng
đạt
329
tỉ
đồng.
“Kinh
doanh
thủy
điện
không
bao
giờ
lỗ.
Chỉ
là
lời
nhiều
hay
ít,”
ông
Trung
cho
biết.
Nhưng
tại
sao
nhiều
doanh
nghiệp
thủy
điện
lại
kêu
lỗ?
Thủy
điện
là
lĩnh
vực
kinh
doanh
không
cạnh
tranh
tại
Việt
Nam.
Ít
nhất
từ
nay
đến
năm
2015,
doanh
nghiệp
làm
ra
bao
nhiêu
điện
cũng
được
mua
bấy
nhiêu.
Vấn
đề
đầu
ra
không
phải
lo.
Khi
lập
dự
án,
các
chủ
đầu
tư
đã
tính
toán
hết,
nếu
lỗ
họ
đã
không
làm
và
cũng
không
ai
duyệt
dự
án.
Sở
dĩ
họ
kêu
lỗ
là
do
lãi
suất
gần
đây
tăng
cao,
nên
với
những
doanh
nghiệp
sử
dụng
vốn
vay
nhiều,
khoản
lợi
nhuận
sẽ
bị
lãi
vay
gặm
hết.
Ông
nghĩ
gì
về
việc
nhiều
tập
đoàn
của
Việt
Nam
đầu
tư
vào
thủy
điện?
Tôi
nghĩ
họ
chọn
thủy
điện
vào
rổ
danh
mục
đầu
tư
là
hợp
lý.
Nhà
máy
chưa
đi
vào
hoạt
động
đã
được
Tổng
Công
ty
Điện
lực
Việt
Nam
ký
hợp
đồng
mua
điện
với
mức
giá
bảo
đảm
có
lãi
cho
nhà
đầu
tư.
Đầu
tư
vào
thủy
điện
không
tăng
trưởng
đột
biến
nhưng
lại
đảm
bảo
dòng
tiền
ổn
định
cho
doanh
nghiệp.
Công
ty
có
dự
định
phát
triển
sang
lĩnh
vực
khác?
Chiến
lược
phát
triển
của
Vĩnh
Sơn
Sông
Hinh
là
chỉ
tập
trung
vào
thủy
điện.
Trong
ngắn
hạn,
Công
ty
sẽ
nâng
cao
năng
lực
hồ
chứa
để
tăng
sản
lượng.
Từ
năm
2008
trở
lại
đây,
trong
khi
nhiều
dự
án
thủy
điện
bị
thiếu
nước,
chúng
tôi
luôn
có
đủ
nước
để
sản
xuất.
Về
dài
hạn,
chúng
tôi
sẽ
tiếp
tục
phát
triển
thêm
các
dự
án
khác
để
duy
trì
tăng
trưởng.
Hiện
nay,
Công
ty
thực
hiện
dự
án
Thượng
Kon
Tum,
Vĩnh
Sơn
2
và
3,
dự
án
Đồng
Cam.
Dự
kiến
đến
cuối
năm
2014,
khi
nhà
máy
Thượng
Kon
Tum
đi
vào
hoạt
động,
công
suất
của
Công
ty
sẽ
được
nâng
thêm
220
MW
nữa.
Công
ty
huy
động
vốn
từ
đâu
để
thực
hiện
các
dự
án
này?
Trước
mắt
chúng
tôi
sẽ
phát
triển
dự
án
Thượng
Kon
Tum.
Tổng
vốn
đầu
tư
cho
dự
án
này
là
khoảng
5.700
tỉ
đồng.
Vốn
đối
ứng
của
Công
ty
là
30%
và
vốn
vay
là
70%.
Hiện
nay,
Công
ty
có
khoảng
1.000
tỉ
đồng
tiền
mặt.
Từ
nay
đến
năm
2014,
Công
ty
cố
gắng
tích
lũy
lợi
nhuận
để
có
1.700
tỉ
đồng,
đảm
bảo
30%
vốn
cho
dự
án.
Về
khoản
vay
70%,
chúng
tôi
dự
định
vay
Ngân
hàng
Đầu
tư
và
Phát
triển
Việt
Nam
và
các
nhà
thầu
thiết
bị.
Chúng
tôi
cũng
kỳ
vọng
sẽ
huy
động
được
từ
1.000-1.500
tỉ
đồng
từ
việc
phát
hành
trái
phiếu
chuyển
đổi.
Khả
năng
thành
công
của
việc
phát
hành
trái
phiếu
như
thế
nào?
Tôi
nghĩ
khả
năng
phát
hành
trái
phiếu
sẽ
thành
công.
Những
năm
trước
đã
có
nhiều
nhà
đầu
tư
đến
tỏ
ý
muốn
đầu
tư
vào
dự
án
này
vì
tính
hấp
dẫn
của
nó.
Đây
là
dự
án
có
cột
nước
cao
nhất
Việt
Nam
với
944
m.
Với
công
suất
220MW,
nhưng
dự
kiến
nhà
máy
này
sẽ
cho
ra
1,1
tỉ
kwh
điện.
Có
thể
nói
thế
này,
ví
dụ
như
ở
các
NM
thủy
điện
có
cột
nước
thấp
phải
cần
ít
nhất
từ
3
đến
4
khối
nước
mới
cho
ra
1
kwh
điện,
trong
khi
tại
dự
án
này
chỉ
cần
khoảng
0,5
khối
là
đã
cho
ra
1
kwh.
Tại
Việt
Nam
chưa
có
dự
án
nào
mà
suất
tiêu
hao
thấp
như
vậy.
Công
ty
có
một
khoản
vay
bằng
USD
để
xây
dựng
thủy
điện
ở
Phú
Yên.
Việc
tiền
đồng
trượt
giá
so
với
USD
có
gây
khó
khăn
cho
Công
ty?
Hiện
nay,
số
nợ
này
còn
khoảng
12
triệu
USD.
Đây
là
khoản
vay
được
tài
trợ
bởi
ngân
hàng
Bắc
Âu
cho
dự
án
Sông
Hinh
theo
chương
trình
của
Chính
phủ
nên
lãi
suất
rất
thấp,
chỉ
khoảng
1,35%/năm,
chủ
yếu
là
phí
quản
lý.
Còn
vấn
đề
trượt
giá
của
tiền
đồng
đã
được
quy
định
rõ
trong
Thông
tư
số
41
của
Bộ
Công
Thương
về
cơ
chế
điều
chỉnh
giá.
Theo
đó,
những
vấn
đề
trượt
giá,
phí
môi
trường,
thuế
tài
nguyên
sẽ
được
điều
chỉnh
trong
giá
mua
điện
hằng
năm
cho
doanh
nghiệp.
Nhiều
doanh
nghiệp
thủy
điện
chê
giá
mua
của
Tập
đoàn
Điện
lực
thấp.
Vĩnh
Sơn
Sông
Hinh
đàm
phán
giá
như
thế
nào?
Thực
ra
Vĩnh
Sơn
Sông
Hinh
cũng
gặp
khó
khăn
trong
vấn
đề
đàm
phán
giá
bán
điện.
Sau
khi
cổ
phần
hóa
vào
năm
2005,
hợp
đồng
mua
bán
điện
của
Vĩnh
Sơn
Sông
Hinh
bán
cho
Tập
đoàn
điện
lực
Việt
Nam
là
476
đồng/kWh
vào
mùa
mưa
và
580
đồng
vào
mùa
khô,
có
hiệu
lực
đến
31.12.2008.
Hiện
nay,
chúng
tôi
đàm
phán
tăng
thêm
mười
mấy
đồng
nhưng
vẫn
chưa
thỏa
thuận
được.
Kể
từ
năm
2009,
Công
ty
bán
điện
với
đơn
giá
563
đồng/kWh.
Kể
từ
năm
2010,
doanh
thu
của
Vĩnh
Sơn
Sông
Hinh
đang
được
tạm
tính
bằng
90%
của
đơn
gía
bình
quân
là
563
đồng/kwh.
Tập
đoàn
Điện
lực
đã
tăng
giá
bán
điện
nhưng
vì
sao
họ
vẫn
không
tăng
giá
mua?
Mua
với
giá
đó
mà
họ
đã
kêu
lỗ
nên
nếu
tăng
giá
mua
vào,
chắc
chắn
giá
bán
ra
sẽ
tăng
nữa.
Kinh
doanh
thủy
điện,
với
giá
mua
và
bán
như
vậy,
Tập
đoàn
Điện
lực
sẽ
có
lời,
nhưng
do
kinh
doanh
nhiệt
điện
họ
lỗ
nên
thủy
điện
phải
bù
qua.
Ngoài
ra,
theo
tôi,
chính
sách
bán
hàng
của
Tập
đoàn
cũng
chưa
phù
hợp.
Rủi
ro
trong
đầu
tư
kinh
doanh
thủy
điện
là
gì?
Đó
là
phụ
thuộc
vào
thời
tiết.
Hiệu
suất
hoạt
động
của
nhà
máy
thủy
điện
phụ
thuộc
vào
nước.
Trữ
lượng
nước
trong
hồ
chứa
sẽ
không
đủ
cho
nhà
máy
hoạt
động
nếu
xảy
ra
hạn
hán
kéo
dài.
Có
nghịch
lý
vui
thế
này,
thường
khi
có
mưa
bão,
trong
khi
người
dân
rất
lo
thì
các
doanh
nghiệp
đầu
tư
kinh
doanh
thủy
điện
lại
vui
vì
có
nước
để
chạy.
Theo
Nguyễn
Hùng
Nguồn
tin:
Nhipcaudautu