Tiếng
nói
nhân
dân
về
Thủy
điện
-
khủng
hoảng
dòng
sông
Mekong
và
3
sông
Sesan,
Srepok
và
Sekong
Thứ
ba
-
04/06/2013
19:38
Trong
hai
ngày
từ
3
-
4/6
tại
Phnom
Penh,
diễn
ra
Diễn
đàn
công
chúng
khu
vực
về
Đập
Thủy
điện
trên
dòng
Mekong
và
3
sông
Sesan,
Srepok
and
Sekong
(3
dòng
sông
S)
:
“Tiếng
nói
của
người
dân
xuyên
biên
giới
về
khủng
hoảng
sông
và
tương
lai
phía
trước”.
Đến
với
diễn
đàn
có
hơn
200
đại
biểu
đến
từ
các
cộng
đồng
bị
ảnh
hưởng,
các
tổ
chức
NGOs
ở
các
lưu
vực
sông
Mekong
và
3S
river
gồm
Thái
lan,
Việt
Nam
và
Campuchia.
Đoàn
Mạng
lưới
Sông
ngòi
Việt
Nam
(VRN)
đến
tham
dự
và
đồng
tổ
chức
diễn
đàn
gồm
13
thành
viên
là
các
thành
viên
ban
tư
vấn,
ban
điều
hành
,
các
thành
viên
VRN
từ
các
vùng
miền
và
các
nhà
báo.
Mục
tiêu
của
diễn
đàn
là
(1)
tạo
điều
kiện
cho
các
mạng
lưới
và
nhóm
người
dân
ở
các
nước
thuộc
lưu
vực
sông
Mekong
nói
lên
tiếng
nói
và
quan
điểm
của
mình
về
các
tác
động
dân
sinh,
môi
trường
của
các
công
trình
thủy
điện
;
(2)
đón
nhận
các
quan
điểm
khác
nhau
về
phát
triển
thủy
điện;
(3)
thúc
đẩy
các
chiến
dịch
xã
hội
dân
sự
ở
Campuchia
đối
với
các
dự
án
thủy
điện
trên
3
dòng
sông
S.
Trên
dòng
chính
Mekong
và
các
chi
lưu
trong
đó
có
ba
dòng
sông
S
đã
có
quá
nhiều
công
trình
đập
thủy
điện.
Các
nước
trong
khu
vực
đua
nhau
làm
thủy
điện.
Bốn
đập
lớn
ở
Thượng
nguồn
Trung
Quốc
đã
xây
dựng,
hàng
loạt
dự
án
thủy
điện
đang
nằm
trong
quy
hoạch
ở
vùng
thượng
nguồn
này,
Việt
Nam,
Lào
và
Campuchia
đang
xây
dựng
và
đưa
vào
quy
hoạch
hàng
chục
dự
án
dự
án.
Đập
Xayaburi
đã
được
khởi
công
tháng
11
/2012
được
xem
như
là
phát
súng
đầu
tiên
của
12
đập
tiếp
theo
đang
manh
nha
xây
dựng.
Có
hơn
20
đập
thủy
điện
đã
và
đang
được
xây
dựng
trên
3
dòng
sông
S
và
26
thủy
điện
khác
cũng
đang
được
nghiên
cứu
và
đưa
vào
quy
hoạch
ở
trên
3
dòng
sông
nhánh
này.
Việc
xây
dựng
các
đập
trên
dòng
Mekong
và
trên
các
chi
lưu
của
nó
đã
gây
tác
động
nặng
nề
đến
đời
sống
xã
hội
và
môi
trường
ở
khu
vực.
Ngày
đầu
tiên
của
diễn
đàn
đã
mang
lại
nhiều
câu
chuyện
về
tác
động
của
các
thủy
điện
đối
với
xã
hội,
văn
hóa,
môi
trường
,
sinh
thái
sông.
Đập
thủy
điện
ở
Sông
Mun
(chi
lưu
chảy
qua
địa
phận
Thái
Lan)
đã
tạo
ra
nhiều
thay
đổi
dòng
chảy,
làm
cá
tôm
ở
chi
lưu
này
giảm
mạnh
làm
cho
đời
sống
của
bà
con
ngư
dân
và
nông
nghiệp
ở
khu
vực
này
gặp
hết
sức
khó
khăn.
Hậu
quả
của
thủy
điện
Sesan
và
Yali
đối
với
các
cộng
đồng
ở
Campucha
cũng
không
hề
nhỏ
đối
với
cộng
đồng
hạ
lưu
của
sông
Sesan
ở
Campuchia.
Nhiều
nhà
cửa
bị
ngập
lụt,
môi
trường
nước
bị
ô
nhiễm,
gây
ra
nhiều
bệnh
ngoài
da
cho
cộng
đồng
và
trẻ
em
ở
khu
vực
này.
Thủy
điện
Xayaburi
và
hàng
loạt
thủy
điện
khác
trên
dòng
chính
đang
gây
ra
nhiều
lo
ngại
về
môi
trường
sông
và
sinh
kế
và
an
ninh
lương
thực
của
hàng
triệu
người
dân
ở
lưu
vực
hạ
nguồn
sông
Mekong.
Ngoài
ra,
vấn
đề
Tái
định
cư
do
thủy
điện
cũng
được
bàn
luận
một
cách
nghiêm
túc
ở
diễn
đàn.
Rất
nhiều
ý
kiến
nhân
dân
cho
rằng
“Thủy
điện
không
phải
là
giải
pháp
phát
triển
ở
khu
vực,
và
người
dân
ở
lưu
vực
sông
Mekong
cần
lương
thực,
cần
cá
tôm
hơn
là
cần
điện”.
Đến
với
Diễn
đàn,
các
đại
biểu
trang
bị
tinh
thần
cùng
nhau
chia
sẻ
và
cùng
nhau
nỗ
lực
để
tìm
kiếm
giải
pháp
giảm
thiểu
các
tác
động
và
ngăn
ngừa
các
nguy
cơ.
Tham
gia
làm
diễn
giải
và
ngồi
ở
các
panel
thảo
luận,
các
thành
viên
VRN
đã
cùng
chung
tiếng
nói
và
thể
hiện
tinh
thần
thông
cảm
và
thấu
hiểu
và
kêu
gọi
các
đồng
nghiệp,
bạn
bè
kề
vai
sát
cánh
cùng
tìm
hướng
giải
quyết
vấn
đề.
Các
tổ
chức
nhân
dân
và
xã
hội
dân
sự
cần
giúp
nhau
trong
việc
truyền
tải
các
thông
tin
về
tác
động
thủy
điện
hiện
có
đến
công
luận,
kiến
nghị
các
chính
quyền
ở
các
nước
liên
quan
về
các
giải
pháp
nhằm
ngăn
ngừa
các
rủi
ro
các
dự
án
sắp
tới
và
cần
minh
bạch
các
thông
tin
về
các
dự
án
thủy
điện.
Ngoài
ra,
diễn
đàn
cũng
yêu
cầu
các
chủ
đầu
tư
phải
thực
hiện
nghiêm
túc
các
quy
định
chuẩn
mực
quốc
gia
và
quốc
tế.
Họ
phải
lưu
ý
các
vấn
đề
tác
động
(bao
gồm
cả
tác
động
môi
trường
và
và
tác
động
xã
hội)
và
phải
thực
hiện
các
tham
vấn
cộng
đồng
theo
đúng
nghĩa
tham
vấn
cộng
đồng
trước
khi
xúc
tiến
các
dự
án.
Văn
phòng
VRN