Cần
làm
gì
để
hạn
chế
tác
động
đó
?
Hiện
nay
các
thông
tin
về
dự
án
chuyển
nước
hoặc
mở
rộng
diện
tích
canh
tác
ở
Thái
Lan,
Lào
và
Campuchia
chưa
được
đầy
đủ.
Thông
tin
này
một
số
nhà
khoa
học
có
nghe
nhưng
các
số
liệu
và
tiến
trình
dự
án
thì
vẫn
chưa
được
thu
thập
đầy
đủ.
Trước
mắt
có
thể
qua
những
thông
tin
khác
nhau
và
có
thể
dùng
các
phương
tiện
thông
tin
đại
chúng
để
đưa
những
thông
tin
này
lên
cho
mọi
người
biết.
Đồng
thời,
VN
phải
chủ
động
gặp
gỡ
các
nhà
khoa
học,
các
nhà
quản
lý
hay
người
sử
dụng
nước
ở
các
lĩnh
vực
khác
nhau
phân
tích
các
hiện
trạng,
nguy
cơ
trong
tương
lai
để
tìm
ra
giải
pháp
ứng
phó
hữu
hiệu.
Chúng
ta
cũng
cần
thông
qua
Ủy
ban
Sông
Mê
Kông
VN
nêu
ra
những
đàm
phán,
hay
còn
gọi
là
ngoại
giao
nguồn
nước,
để
đàm
phán
với
các
nước
ở
thượng
nguồn
cách
thức
phân
chia
tài
nguyên
nước
trên
sông
Mê
Kông,
bao
gồm
việc
chia
sẻ
quyền
lợi
của
các
quốc
gia
ở
phía
thượng
nguồn
cũng
như
các
quốc
gia
ở
phía
hạ
nguồn;
đồng
thời
chia
sẻ
những
thông
tin
liên
quan
đến
rủi
ro
các
quốc
gia
phải
đối
mặt.
VN
nên
yêu
cầu
các
chủ
dự
án
công
khai
minh
bạch
thông
tin
dự
án
để
các
nhà
khoa
học,
các
nhà
hoạt
động
xã
hội,
các
nhà
hoạt
động
môi
trường
phản
biện
lại
dự
án.
Lấp
lỗ
hổng
của
Hiệp
định
Mê
Kông
Theo
Hiệp
định
Mê
Kông
1995,
tất
cả
dự
án
trên
dòng
chính
phải
thông
qua
thủ
tục
thông
báo,
tham
vấn
trước
và
chấp
thuận.
Tuy
nhiên,
những
quy
định
đó
chỉ
áp
dụng
cho
dòng
chính
trên
sông
Mê
Kông,
còn
trên
dòng
nhánh
thì
chủ
dự
án
hay
các
nước
đề
xuất
ra
các
dự
án
họ
chỉ
làm
một
thủ
tục
duy
nhất
là
thông
báo,
thông
báo
để
thông
qua
dự
án
sông
Mê
Kông.
Thái
Lan
có
vẻ
đã
“lách”
hiệp
định
khi
xây
dựng
công
trình
trên
dòng
nhánh,
nhưng
thực
chất
là
lấy
nước
từ
sông
Mê
Kông.
Hiệp
định
Mê
Kông
1995
đến
bây
giờ
đã
21
năm
vẫn
còn
có
lỗ
hổng
về
mặt
áp
dụng.
Đây
là
lúc
các
nước
ký
kết
trong
dự
án
này
phải
họp
lại
để
đánh
giá
và
coi
lại
trong
các
thỏa
thuận
có
những
gì
cần
điều
chỉnh,
những
lỗ
hổng
nào
phải
bù
đắp
để
chúng
ta
có
thể
ký
kết
hiệp
định
khác
với
những
ràng
buộc
chặt
chẽ
hơn,
như
xem
xét
lại
dự
án
nếu
1
hay
2
quốc
gia
không
đồng
ý
thì
có
thể
ngưng
lại.
Hiện
tại,
Hiệp
định
Mê
Kông
1995
không
có
điều
kiện
bắt
buộc
phải
tuân
thủ.
Tất
nhiên,
việc
yêu
cầu
cả
4
quốc
gia
ngồi
lại
rà
soát
lại
để
ký
hiệp
định
mới
thì
không
phải
dễ
dàng.
Thách
thức
này
đòi
hỏi
phải
có
sự
tham
gia
của
cộng
đồng
quốc
tế,
các
nhà
khoa
học,
các
tổ
chức
xã
hội,
báo
chí.
Phải
thông
báo
và
tham
khảo
nhau
ĐBSCL
đang
bị
đe
dọa
bởi
sự
sụt
giảm
về
lượng
phù
sa
bồi
đắp,
kiến
tạo
cho
đồng
bằng
do
những
đập
thủy
điện
ngăn
lại.
Tôi
là
người
phản
đối
những
dự
án
trên
sông
Mê
Kông
và
cả
Kong-Loei-Chi-Mun
vì
nó
ảnh
hưởng
rất
lớn
đến
người
dân
mà
chủ
yếu
là
dân
nghèo.
Trước
những
vấn
đề
của
Mê
Kông
hiện
nay,
tôi
thấy
rằng
không
chỉ
các
nước
trong
Ủy
hội
Sông
Mê
Kông
(MRC)
mà
cả
6
nước
gồm
cả
Trung
Quốc
và
Myanmar
phải
ngồi
lại
đối
thoại,
chia
sẻ.
Hiện
tại
những
thỏa
thuận
giữa
4
nước
trong
MRC
không
có
đủ
sức
ràng
buộc
phải
đối
thoại
thẳng
thắn
lại.
(Bà Sor
Rattanamanee
Polka,
luật
sư
Trung
tâm
nguồn
lực
cộng
đồng
Thái
Lan)
Hiệp
định
1995
nêu
rõ
các
quốc
gia
có
quyền
sử
dụng
nước
nhưng
phải
thông
báo,
tham
khảo
nhau,
nếu
chuyển
nước
ra
ngoài
lưu
vực
trong
mùa
khô
thì
phải
thỏa
thuận
bằng
một
hiệp
định.
Đã
là
quyền
của
người
ven
sông
thì
các
bên
nên
tham
gia
theo
dạng
chia
sẻ
thông
tin
và
đối
thoại,
tránh
phản
ứng
theo
kiểu
“hễ
ai
làm
gì
cũng
phản
đối”.
(Bà Đỗ
Hồng
Phấn,
chuyên
gia
độc
lập)
|
PGS-TS
Lê
Anh
Tuấn
(Phó
viện
trưởng
Viện
Nghiên
cứu
biến
đổi
khí
hậu,
Trường
ĐH
Cần
Thơ)