*Thưa
Ông,
trước
hết
xin
cho
biết
về
tiến
độ
thực
hiện
con
đập
này.
Có
khả
năng
dự
án
này
sẽ
thành
hiện
thực?
-
Hiện
tại
việc
thông
qua
kế
hoạch
này
còn
chưa
được
thống
nhất
giữa
3
quốc
gia
Lào,
Việt
Nam,
Campuchia,
có
khả
năng
cũng
còn
mất
một
thời
gian
nữa
mới
đạt
được
sự
nhất
trí.
Hiện
Ủy
hội
Sông
Mekong
đang
tiến
hành
công
tác
đánh
giá
tác
động
môi
trường.
Việc
con
đập
này
có
được
xây
dựng
hay
không
hoàn
toàn
phụ
thuộc
vào
giới
chức
ở
Lào,
nếu
họ
hiểu
được
những
tác
hại
của
việc
xây
dựng
đập
thì
họ
nên
dừng
lại.
* Việt Nam nên có phản ứng quốc gia như thế nào về vấn đề này, thưa Ông? - Trước tình hình các đập thủy điện được xây dựng trên sông Mekong, Thái Lan đã có những phản ứng rất mạnh mẽ và khôn khéo. Họ không có những phát biểu Chính phủ, tuy nhiên họ tạo môi trường thuận lợi cho các Hội, đoàn, những tổ chức phi chính phủ lên tiếng phản đối, dùng nhiều áp lực khác nhau để phản đối vấn đề này. Cách này khó áp dụng trong trường hợp của Việt Nam. Tôi thấy, ở Việt Nam trước tiên phải tác động vào Chính Phủ và các thành viên Quốc hội để họ có phản ứng đúng đắn về vấn đề này. Ngoài ra, cần làm rõ sự tác động trực tiếp đến các lợi ích kinh tế của việc xây dựng đập: an ninh lương thực sẽ bị đe dọa, sức khỏe con người bị ảnh hưởng … và việc xây dựng con đập Xayabuori sẽ làm tiền đề cho hàng loạt con đập khác ra đời, đây mới thực sự là thảm họa cho sông Mekong. *Trong điều kiện biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến cuộc sống con người như hiện nay, cộng thêm vào đó là tình hình xây dựng đập đang gây thêm khó khăn cho cuộc sống của mấy chục triệu cư dân hạ lưu sông Mekong. Theo Ông có nên làm một nghiên cứu khoa học để xác định xem đâu là thiên tai, đâu là nhân tai do việc xây đập đem đến hay không? - Đây là một câu hỏi hay nhưng không dễ trả lời. Hiện tại thì chưa thể làm được việc đó vì Trung Quốc không chia sẻ các số liệu thủy văn của họ nên rất khó khăn trong công tác nghiên cứu. Nhưng qua các tác động về môi trường ở các địa phương có đập, chúng ta cũng có được một số dẫn chứng. Nhưng nếu muốn nghiên cứu về vấn đề này phải thực hiện ở cả lưu vực, ở tất cả các quốc gia. Đây có lẽ là một gợi ý hay, chúng tôi sẽ xem xét để xem có thể làm được gì trong tương lai. * Xin cảm ơn Ông! |
Phi Phụng
Nguồn tin: nguoinhaque.com
Những tin mới hơn
Đang truy cập : 165
•Máy chủ tìm kiếm : 3
•Khách viếng thăm : 162
Hôm nay : 31262
Tháng hiện tại : 615478
Tổng lượt truy cập : 50034112