Giới
khoa
học
đang
có
nhiều
ý
kiến
trái
chiều
về
việc
xây
dựng
dự
án
thủy
điện
Đồng
Nai
6
và
6A
có
tác
động
tới
môi
trường
không
lớn,
ảnh
hưởng
sinh
thái
của
vườn
quốc
gia
Cát
Tiên.
|
Vị
trí
của
hai
dự
án
thủy
điện
trên
bậc
thang
thủy
điện
sông
Đồng
Nai.
Đồ
họa:
Nguyễn
Văn
Sỹ. |
Tại
hội
thảo
các
vấn
đề
môi
trường
liên
quan
đến
dự
án
thủy
điện
Đồng
Nai
6
và
6A
do
Hội
bảo
vệ
thiên
nhiên
và
Môi
trường
(VACNE)
tổ
chức
hôm
qua,
tiến
sĩ
Nguyễn
Đình
Hòe,
trưởng
ban
phản
biện
VACNE
nhấn
mạnh
không
nên
có
thái
độ
cực
đoan
khi
đánh
giá
dự
án
dựa
trên
phát
triển
bền
vững
hài
hòa.
Tiến
sĩ
Hòe
ủng
hộ
dự
án
nhưng
nhà
đầu
tư
cần
có
biện
pháp
phù
hợp
trong
cách
ứng
xử
với
môi
trường
và
người
dân
ở
khu
vực
đó.
Theo
ông,
dự
án
thủy
điện
6
và
6A
có
có
gây
tác
động
đến
môi
trường
nhưng
không
đến
mức
nghiêm
trọng
như
bộ
phận
dư
luận
xã
hội
đánh
giá.
“Khu
Cát
Lộc
(khu
bảo
tồn
tê
giác)
rộng
gần
31
ngàn
ha,
diện
tích
mà
thủy
điện
6
và
6A
là
137ha
(chiếm
0,44%)
ít
ảnh
hưởng
đến
cơ
trú
của
động
vật.
Diện
tích
này
còn
trở
thành
hệ
sinh
thái
đất
ngập
nước
mới,
góp
cho
đa
dạng
sinh
thái
ở
vườn
quốc
gia
Cát
Tiên”,
ông
Hòe
phân
tích.
Hai
dự
án
thủy
điện
cách
vườn
quốc
gia
Cát
Tiên
khoảng
50km,
cách
Bàu
Sấu
gần
70km
nên
không
bị
ảnh
hưởng.
Nó
cũng
không
gây
cạn
nước
cho
thủy
điện
Trị
An,
ông
Hòe
cho
biết.
Tiến
sĩ
ông
Hòe
lưu
ý:
“Chỉ
nên
phê
phán
những
bản
đánh
giá
tác
động
môi
trường
khi
dự
án
được
thông
qua,
đằng
này
dự
án
thủy
điện
Đồng
Nai
6
và
6A
chưa
được
phê
duyệt.
Đó
là
chưa
kể,
một
bản
báo
cáo
đánh
giá
tác
động
môi
trường
phải
làm
đi
làm
lại
là
chuyện
bình
thường”.
Tại
hội
thảo,
nhiều
ý
kiến
được
đưa
ra
cho
rằng,
tác
động
đến
môi
trường
của
hai
dự
án
thủy
điện
trên
là
có
nhưng
không
lớn.
Nếu
so
sánh
đánh
giá
giữa
cái
được
và
mất
thì
nên
cho
phép
dự
án
được
triển
khai
thực
hiện.
|
Các
nhà
khoa
học
lo
ngại
hai
dự
án
thủy
điện
Đồng
Nai
6
và
6A
sẽ
ảnh
hưởng
đến
những
loài
động
vật,
trong
đó
có
loài
tê
giác
quý
hiếm
đang
tuyệt
chủng.
Ảnh:
WWF. |
Ông
Đỗ
Đức
Quân,
Vụ
phó
Vụ
Năng
lượng
-
Bộ
Công
Thương,
cho
biết
,
với
con
số
bình
quân
diện
tích
rừng
mất
cho
1MW
thủy
điện
là
4
ha
thì
con
số
137
ha
rừng
mất
cho
240
MW
thủy
điện
của
dự
án
này
thấp
hơn
so
với
những
dự
án
khác.
“Chúng
tôi
mong
muốn
các
nhà
khoa
học
đánh
giá
một
cách
khách
quan
các
tác
động
tiêu
cực
như
dư
luận
phán
ánh
hay
không.
Nếu
được
nhiều
hơn
mất
thì
nên
đánh
đổi”,
ông
Quân
nhấn
mạnh.
Trong
khi
đó,
ông
Trần
Văn
Thành,
Giám
đốc
vườn
quốc
gia
Cát
Tiên
bày
tỏ,
đứng
ở
góc
độ
bảo
tồn
hoàn
toàn
không
ủng
hộ
công
trình
này,
nên
cần
hài
hòa
bài
toán
kinh
tế
và
bảo
tồn.
“Xét
về
bảo
tồn,
vườn
quốc
gia
Cát
Tiên
không
nên
có
thêm
một
công
trình
như
vậy.
Đây
là
nơi
duy
nhất
ở
Việt
Nam
mà
du
khách
tham
quan
có
thể
quan
sát
trực
tiếp
được
bò
rừng,
nai…đi
lại
vào
ban
đêm”.
“Nếu
làm
một
công
trình
mà
phá
vỡ
cảnh
quan
môi
trường,
tác
động
xấu
đến
hệ
động,
thực
vật
phong
phú
của
vườn
quốc
gia
thì
có
nên
không?”,
ông
Thành
bày
tỏ.
Ông
Nguyễn
Văn
Sỹ,
đại
diện
nhà
đầu
tư
dự
án
thủy
điện
6
và
6A
nói:
“Nhà
máy
sau
đập
phía
bờ
phải
hồ
điều
tiết
hàng
ngày
nên
không
gây
ra
sống
chết
phía
sau
hạ
lưu,
không
ảnh
hưởng
đến
chế
độ
dòng
chảy
hạ
lưu.
Không
ảnh
hưởng
tới
dân
cư,
đất
nông
nghiệp,
công
trình
công
cộng
nên
không
phải
di
dời,
đền
bù.
Toàn
bộ
đường
giao
thông
phục
vụ
thi
công
và
vận
hành
được
tận
dụng
từ
đường
lâm
sinh
và
dân
sinh
có
sẵn
nên
không
gây
chia
cắt
sinh
cảnh
hay
ảnh
hưởng
tới
vườn
quốc
gia
Cát
Tiên”. |
Tiến
sĩ
Vũ
Ngọc
Long,
viện
phó
viện
Sinh
học
nhiệt
đới,
trong
bài
tham
luận
gửi
đến
hội
thảo
cho
rằng,
việc
xây
dựng
hai
dự
án
thủy
điện
trên
có
thể
dẫn
đến
tình
trạng
kiệt
nước
vào
mùa
khô
và
lũ
lụt
nặng
hơn
vào
mùa
mưa.
“Trung
tâm
huyện
lỵ
Cát
Tiên
nằm
ở
phía
hạ
lưu
vốn
đã
là
một
rốn
lũ.
Nếu
hai
đập
thủy
điện
Đồng
Nai
6
và
6A
xả
lũ
sẽ
khiến
lũ
chồng
lũ,
Cát
Tiên
sẽ
thiệt
hại
nặng
nề
như
các
vùng
hạ
lưu
thủy
điện
A
Vương,
sông
Ba
và
Đa
Nhim
từng
gặp
phải’,
tiến
sĩ
Long
nói.
Bên
cạnh
đó,
việc
xây
dựng
hai
thủy
điện
trên
theo
ông
Long
cũng
sẽ
dẫn
đến
việc
thiếu
nước
trên
lưu
vực
sông
Đồng
Nai,
đặc
biệt
khiến
tình
trạng
xâm
nhập
mặn
phía
hạ
lưu
càng
trở
nên
trầm
trọng,
đe
dọa
đến
an
ninh
lương
thực,
an
sinh
xã
hội
trên
lưu
vực
sông
Đồng
Nai.
Dự
án
thủy
điện
Đồng
Nai
6
có
công
suất
lớn
241MW,
tỷ
lệ
chiếm
đất
1,545ha/MW,
sản
lượng
điện
929,16
triệu
KWh
gần
bằng
sản
lượng
điện
tiêu
thụ
của
3
tỉnh
Lâm
Đồng,
Đắc
Nông,
Bình
Phước..
Quá
trình
nghiên
cứu,
lựa
chọn
phương
án
tối
ưu
đã
thay
đổi
dự
án
thành
công
trình
thủy
điện
2
bậc
thang
mang
tên
Đồng
Nai
6
và
Đồng
Nai
6A
với
tổng
công
suất
241
MW,
tổng
mức
đầu
tư
gần
5.700
tỷ
đồng,
tổng
sản
lượng
điện
gần
1
tỷ
kWh/năm.
Công
trình
do
tập
đoàn
Đức
Long
Gia
Lai
xin
đầu
tư
dự
án
này.