Mười
hai
dự
án
thủy
điện
Mekong
sẽ
biến
55%
chiều
dài
dòng
sông
ở
vùng
hạ
lưu
Mekong
từ
một
dòng
sông
sống
thành
một
loạt
hồ
trữ
nước.
Nếu
như
cả
12
dự
án
đập
thủy
điện
trên
dòng
chính
Mekong
được
thực
hiện
thì
việc
này
sẽ
tác
động
ra
sao
đến
môi
trường
của
từng
nước
trong
khu
vực
nói
riêng
và
cả
vùng
nói
chung?
Về
ngoại
giao,
đã
có
thông
tin
Lào
chủ
trương
tạm
ngừng
xây
đập
Xayaburi,
một
trong
12
dự
án
đập
thủy
điện
trên
dòng
chính
sông
Mekong.
Trong
thực
tế,
ông
Timothy
Hamlin,
đại
diện
tổ
chức
Stimson
chuyên
nghiên
cứu
về
chính
sách
công
của
Mỹ,
nói
tại
hội
thảo
về
các
dự
án
thủy
điện
này
ở
Cần
Thơ
hôm
22-7:
“Mọi
việc
chuẩn
bị
vẫn
đang
được
xúc
tiến
tại
hiện
trường”.
Dưới
đây
là
những
tóm
tắt
về
kết
quả
khảo
sát
đánh
giá
tác
động
môi
trường
của
việc
xây
dựng
12
dự
án
đập
thủy
điện
nói
trên.
Thay
đổi
hình
thái
dòng
sông
và
năng
lượng
dòng
chảy
Mười
hai
dự
án
thủy
điện
Mekong
sẽ
biến
55%
chiều
dài
dòng
sông
ở
vùng
hạ
lưu
Mekong
từ
một
dòng
sông
sống
thành
một
loạt
hồ
trữ
nước;
nước
sẽ
chảy
chậm
hơn,
xen
kẽ
các
đoạn
dưới
đập
có
dòng
chảy
thay
đổi
rất
nhanh
theo
sự
vận
hành
của
đập.
Trước
đây
năng
lượng
dòng
chảy
của
dòng
sông
phân
bố
tương
đối
đều
khoảng
5-50
MW/ki
lô
mét.
Sau
khi
các
đập
dựng
lên
chắn
ngang
sông
thì
năng
lượng
sẽ
tập
trung
khoảng
2.000
MW/đập.
Sự
thay
đổi
về
việc
phân
bố
năng
lượng
dòng
chảy
sẽ
gây
ảnh
hưởng
lớn
đến
vận
chuyển
phù
sa,
vận
chuyển
chất
hữu
cơ,
xác
cây
gỗ
trôi,
các
hố
sâu
ở
đáy
sông
và
tạo
ra
những
thay
đổi
không
thể
phục
hồi
đối
với
sự
di
cư
của
cá
cũng
như
gây
khó
khăn
cho
giao
thông
thủy
và
hoạt
động
đánh
bắt
cá
của
người
dân.
Trong
mùa
khô,
gần
100%
năng
lượng
dòng
chảy
sẽ
được
được
dùng
để
phát
điện
và
trong
mùa
nước
thì
các
đập
Lat
Sua,
Don
Sa
Hong
và
sáu
đập
phía
trên
sẽ
làm
giảm
70-100%
năng
lượng
dòng
chảy.
Ở
đập
Sanakham,
Ban
Koum,
Strung
Treng
và
Sambor,
năng
lượng
dòng
chảy
sẽ
còn
khoảng
40-50%.
Nước
sẽ
bị
lưu
giữ
rất
lâu
Mặc
dù
là
đập
dâng
(run-of-river
dam),
nhưng
một
số
đập
dòng
chính
có
khả
năng
ngăn
giữ
dòng
chảy
đến
2-3
tuần
trong
mùa
khô
và
1-2
tuần
trong
mùa
nước.
Theo
đánh
giá
ban
đầu
đối
với
đập
Sanakham,
với
lượng
nước
của
một
năm
khô
hạn
như
năm
1993
thì
thời
gian
lưu
giữ
dòng
chảy
của
đập
này
là
một
tháng.
Đó
chỉ
là
một
đập.
Tổng
thời
gian
lưu
nước
của
chuỗi
12
dự
án
có
thể
làm
cho
nước
chảy
về
Campuchia
và
ĐBSCL
rất
muộn
so
với
bình
thường.
Biến
mất
tín
hiệu
sinh
học
dòng
sông
Dòng
Mekong
hiện
nay
có
bốn
mùa:
mùa
nước,
mùa
khô
và
hai
mùa
chuyển
tiếp
giữa
hai
mùa
này.
Hai
mùa
chuyển
tiếp
đóng
vai
trò
quan
trọng
về
mặt
sinh
thái,
chẳng
hạn
như
là
tín
hiệu
sinh
học
cho
sinh
vật
thủy
sinh
trên
toàn
lưu
vực.
Khi
các
đập
được
xây
dựng
thì
hai
mùa
chuyển
tiếp
sẽ
bị
rút
ngắn
hoặc
hoàn
toàn
biến
mất.
Cá
và
các
loài
thủy
sinh
sẽ
không
còn
nhận
được
tín
hiệu
của
dòng
sông
để
sinh
sản
hoặc
thực
hiện
các
quá
trình
khác
trong
vòng
đời.
Giảm
phù
sa
và
dinh
dưỡng
về
hạ
lưu
Tùy
theo
sự
vận
hành
và
sự
điều
phối
vận
hành
giữa
các
chủ
đầu
tư
của
12
dự
án,
diện
tích
ngập
ở
đồng
bằng
Campuchia
và
ĐBSCL,
ranh
giới
mặn
ở
ĐBSCL,
chế
độ
lũ
của
hồ
Tonle
Sap
sẽ
thay
đổi
theo.
Việc
điều
phối
vận
hành
các
đập
này
là
việc
khó
bởi
vì
các
đập
được
đầu
tư
và
vận
hành
bởi
các
nhà
đầu
tư
tư
nhân
khác
nhau.
Trong
số
12
dự
án,
7
đập
sẽ
làm
cho
mực
nước
hồ
phía
trên
đập
cao
chưa
từng
có
trong
lịch
sử.
Điều
này
sẽ
gây
ảnh
hưởng
đến
cộng
đồng
ven
sông
và
việc
sử
dụng
dòng
sông.
Nhiều
diện
tích
ở
đồng
bằng,
bờ
sông,
cù
lao
sẽ
bị
nhấn
chìm.
Việc
giảm
năng
lượng
và
lưu
tốc
dòng
chảy
sẽ
làm
bồi
lắng
phù
sa
ở
đầu
trên
của
hồ
và
trong
lòng
hồ
và
giảm
phù
sa
trong
dòng
chảy
bên
dưới
hồ.
Sự
giảm
phù
sa
dòng
chảy
sẽ
gây
sạt
lở
bờ
sông
ở
các
đoạn
do
phù
sa
bồi
đắp
và
gây
mất
ổn
định
dòng
ở
thủ
đô
Vientiane
của
Lào
và
thủ
đô
Phnôm
Pênh
của
Campuchia.
Lượng
phù
sa
tại
Kratie
sẽ
giảm
còn
một
phần
tư
hiện
nay,
từ
165
triệu
tấn/năm
còn
42
triệu
tấn/năm.
Lượng
phù
sa
giảm
cũng
sẽ
làm
giảm
chất
dinh
dưỡng
và
sự
ổn
định
đất
ở
ĐBSCL.
Lượng
dinh
dưỡng
sẽ
giảm
ba
phần
tư
còn
6.600
tấn/năm,
tính
cho
năm
2030.
Điều
này
sẽ
làm
giảm
năng
suất
sinh
học
sơ
cấp,
rừng
ngập
nước,
năng
suất
thủy
sản
(đặc
biệt
là
hồ
Tonle
Sap
hiện
đang
chiếm
60%
sản
lượng
thủy
sản
của
Campuchia),
năng
suất
nông
nghiệp,
năng
suất
thủy
sản
biển
ĐBSCL
và
các
ngành
công
nghiệp
phụ
trợ.
Sự
giảm
phù
sa
dòng
chảy
sẽ
gây
bất
ổn
định
dòng
và
gia
tăng
sạt
lở
bờ
sông,
sạt
lở
bờ
biển
Đông
của
ĐBSCL.
Quá
trình
kiến
tạo
đồng
bằng
dọc
bờ
biển
Đông
của
ĐBSCL
sẽ
suy
giảm
hoặc
ngưng.
Mất
đất
đai
và
sinh
kế
người
dân
Các
dự
án
này
cũng
sẽ
sử
dụng
135.000
héc
ta
đất
để
làm
đường
sá
tiếp
cận
và
đường
truyền
tải
điện,
vì
vậy
sẽ
gây
tác
động
đáng
kể
đối
với
đa
dạng
sinh
học
trên
cạn.
Khoảng
25.000
héc
ta
đất
rừng
và
8.000
héc
ta
đất
canh
tác
sẽ
bị
nhấn
chìm.
Các
hồ
chứa
sẽ
làm
thay
đổi
cảnh
quan
thung
lũng
sông
Mekong
do
sự
ngập
nước
cao
quanh
năm
ở
các
nơi
này.
Khoảng
1.370
ki
lô
mét
vuông
đất
ven
sông
sẽ
bị
ngập
vĩnh
viễn
và
khoảng
17%
diện
tích
đất
ngập
nước
giữa
và
ven
sông
Mekong
sẽ
bị
ngập
vĩnh
viễn.
Khoảng
150.000
héc
ta
đất
canh
tác
ven
sông
sẽ
bị
ảnh
hưởng
bởi
996
ki
lô
mét
hồ
chứa
của
các
đập
từ
Chian
Saen
đến
Kratie,
làm
mất
sinh
kế
của
khoảng
450.000
gia
đình
ở
vùng
lòng
hồ
và
ngay
bên
dưới
đập.
Ảnh
hưởng
đa
dạng
sinh
học
Các
dự
án
sẽ
ảnh
hưởng
lớn
đến
sự
đa
dạng
sinh
học
có
tầm
quan
trọng
quốc
tế.
Trong
đó,
80%
các
vùng
đa
dạng
sinh
học
chính
dọc
theo
sông
Mekong
sẽ
bị
ảnh
hưởng;
đất
ngập
nước
vùng
Siphandone
ở
Lào
có
tầm
quan
trọng
toàn
cầu
sẽ
bị
ảnh
hưởng
và
khu
Ramsar
ngay
phía
trên
Stung
Treng
sẽ
bị
ảnh
hưởng
trực
tiếp.
Các
loài
không
đòi
hỏi
sinh
cảnh
đặc
biệt
và
không
cần
các
tín
hiệu
sinh
học
của
dòng
sông
sẽ
sinh
sôi
nhiều
hơn
trong
hồ
chứa.
Sự
phân
mảnh
dòng
sông
sẽ
chia
cắt
các
quần
thể
thủy
sinh
vật
thành
các
túi
riêng
và
dẫn
đến
tuyệt
chủng
loài.
Ít
nhất
41
loài
cá
phía
trên
Vientiane
sẽ
bị
tuỵệt
chủng.
Loài
cá
tra
dầu
khổng
lồ
của
sông
Mekong
sẽ
biến
mất
hoàn
toàn.
Trên
toàn
dòng
sông
ở
vùng
hạ
lưu
vực
Mekong,
hơn
100
loài
cá
sẽ
bị
đe
dọa
tuyệt
chủng.
Mất
nguồn
protein
Khoảng
35%
tổng
lượng
cá
của
sông
Mekong
là
cá
trắng
cần
phải
di
cư
để
sinh
sản
sẽ
bị
các
đập
này
cản
trở
đường
đi
và
không
sinh
sản
được.
Hiện
nay
trong
số
các
đập
chỉ
có
ba
dự
án
có
kèm
cầu
thang
cá.
Tuy
nhiên
cầu
thang
cá,
sử
dụng
công
nghệ
châu
Âu
dành
cho
một
ít
loài
cá
to
khỏe,
sẽ
không
phải
là
phương
án
khả
thi
đối
với
cá
sông
Mekong
vì
chúng
có
kích
thước
nhỏ
và
đa
dạng
về
loài
(có
đến
1.200
loài).
Tính
cho
năm
2030,
tổn
thất
cá
trắng
sẽ
là
550.000-880.000
tấn/năm.
Số
liệu
này
chưa
bao
gồm
tổn
thất
cá
ở
đồng
bằng
và
cá
biển.
Con
số
tổn
thất
này
tương
đương
110%
tổng
sản
lượng
gia
súc
của
Lào
và
Campuchia
cộng
lại.
Điều
này
sẽ
ảnh
hưởng
nghiêm
trọng
đến
dinh
dưỡng
của
người
dân
ở
Lào
và
Campuchia.
Trong
giai
đoạn
đầu
khi
các
hồ
mới
xây
dựng,
xác
bã
hữu
cơ
bị
dìm
chết
sẽ
làm
tăng
dinh
dưỡng
trong
hồ
và
giúp
các
loài
thủy
sản
hồ
tăng.
Tuy
nhiên
sau
đó
vài
năm
khi
nguồn
hữu
cơ
này
hết
thì
năng
suất
thủy
sản
hồ
sẽ
chỉ
bằng
một
phần
mười
lượng
cá
sông
bị
tổn
thất.
Tổng
năng
suất
thủy
sản
hồ
ở
các
đập
này
ước
lượng
khoảng
63.000
tấn.
Việc
giảm
phù
sa
sẻ
ảnh
hưởng
lớn
đến
sản
lượng
cá
biển,
ngành
đánh
cá,
và
các
ngành
công
nghiệp
phụ
trợ
của
Việt
Nam.
Ngành
thủy
sản
nuôi
của
Việt
Nam
cũng
sẽ
bị
ảnh
hưởng
nghiêm
trọng
vì
mất
nguồn
cá
tạp
từ
biển
làm
thức
ăn.
Sự
giảm
năng
suất
cá
sẽ
tác
động
rất
lớn
đến
an
ninh
thực
phẩm
trong
toàn
vùng.
Văn
hóa,
xã
hội
Khoảng
29,6
triệu
người
sống
và
làm
việc
trong
phạm
vi
15
ki
lô
mét
dọc
sông
Mekong.
Khoảng
107.000
người
sẽ
bị
mất
nhà
cửa,
đất
đai,
và
phải
tái
định
cư.
Hơn
2
triệu
người
trong
47
huyện
trong
các
vùng
hồ,
các
vị
trí
đập
và
ngay
bên
dưới
các
đập
sẽ
bị
rủi
ro
cao
nhất
đối
với
các
tác
động
trực
tiếp
do
sự
thay
đổi
và
dao
động
mực
nước
nhanh.
Các
đập
thủy
điện
sẽ
ảnh
hưởng
đến
lối
sống,
văn
hóa,
tính
cộng
đồng
và
tài
nguyên
du
lịch
của
các
cộng
đồng
ven
sông.
Trong
15
năm
xây
dựng
các
đập,
một
số
làng
mạc
sẽ
bị
di
dời
nhiều
lần,
đặc
biệt
là
ở
Stung
Treng
và
Kratie.
Trong
khi
đó,
kinh
nghiệm
về
thực
hiện
các
chương
trình
hỗ
trợ
dài
hạn
phù
hợp
cho
các
cộng
đồng
bị
ảnh
hưởng
vẫn
chưa
tốt
trong
vùng
Mekong.
ThS.
Nguyễn
Hữu
Thiện
Trưởng
nhóm
tư
vấn
đánh
giá
môi
trường
chiến
lược
12
đập
thủy
điện
trên
sông
Mekong