Tiến
sĩ
Nguyễn
Trí
Hiếu,
chuyên
gia
dày
dạn
kinh
nghiệm
về
tài
chính
ngân
hàng,
đã
dành
cho
TGTT
một
cuộc
trao
đổi
nhân
dịp
năm
mới
2016
về
chủ
đề
này.
Ông
Nguyễn
Trí
Hiếu
Thưa
ông,
vì
sao
năm
2015
lạm
phát
rất
thấp,
chưa
đầy
1%
nhưng
lãi
suất
huy
động
vẫn
còn
cao,
khiến
cho
lãi
suất
cho
vay
lại
càng
cao?
Chúng
ta
hẳn
ai
cũng
đều
băn
khoăn
chuyện
tại
sao
lạm
phát
chưa
đến
1%
mà
lãi
suất
cho
vay
lại
lên
đến
9
–
10%?
Vì
sao
khoảng
cách
giữa
lạm
phát
và
cho
vay
lại
chênh
lệch
như
vậy?
Vấn
đề
nằm
ở
chi
phí
vốn
huy
động
của
ngân
hàng
vẫn
còn
quá
cao,
lên
tới
6
–
7%.
Với
chi
phí
vốn
cao
như
vậy,
các
ngân
hàng
cần
một
biên
độ
lãi
suất
ít
nhất
là
3%
mới
có
thể
có
lợi
nhuận.
Khoản
3%
đó
vừa
để
bù
đắp
cho
dự
phòng
rủi
ro,
vừa
là
chi
phí
cho
dự
trữ
bắt
buộc
với
ngân
hàng
trung
ương,
trang
trải
các
hoạt
động
của
ngân
hàng,
và
cả
lợi
nhuận
trong
đó.
Vì
thế
họ
phải
cho
vay
ra
9
–
10%.
Nhưng
vì
sao
chi
phí
đầu
vào
lại
cao
như
thế,
trong
khi
lạm
phát
chỉ
chưa
đầy
1%,
các
ngân
hàng
không
thể
kéo
lãi
suất
huy
động
xuống
còn
2
–
3%
được?
Tôi
nghĩ
rằng
không
thể!
Lý
do
nằm
ở
chỗ
Chính
phủ
phát
hành
trái
phiếu
với
lãi
suất
rất
cao.
Vì
bội
chi
ngân
sách,
để
cân
đối
ngân
sách
quốc
gia
thì
Chính
phủ
phải
phát
hành
trái
phiếu,
mà
nếu
phát
hành
với
lãi
suất
thấp
thì
chẳng
ai
mua.
Cho
nên,
để
có
thể
bán
được
trái
phiếu
chính
phủ
trên
thị
trường
thì
lãi
suất
phải
đúng
mong
đợi
của
nhà
đầu
tư.
Mà
mong
đợi
của
nhà
đầu
tư
trong
năm
2015
là
trái
phiếu
chính
phủ
thì
phải
có
lãi
suất
cao.
Cho
nên
khi
lãi
suất
trái
phiếu
Chính
phủ
trên
thị
trường
chứng
khoán
là
5
–
6%
rồi
thì
làm
sao
các
ngân
hàng
có
thể
mời
chào
lãi
suất
thấp
hơn
được.
Người
gửi
tiền
sẽ
chọn
trái
phiếu
chính
phủ,
vì
lãi
suất
đã
cao
mà
lại
hoàn
toàn
không
có
rủi
ro.
Lý
do
là
trong
một
lãnh
thổ
thì
hệ
số
rủi
ro
của
trái
phiếu
chính
phủ
là
bằng
0.
Vậy
thì
hà
cớ
gì
họ
phải
chạy
đến
một
ngân
hàng
thương
mại
có
nhiều
rủi
ro
hơn,
vì
ngân
hàng
thương
mại
vẫn
có
rủi
ro
có
thể
bị
kiểm
soát
đặc
biệt,
bị
sáp
nhập,
phá
sản
mà
lãi
suất
lại
thấp
hơn.
Thành
ra
các
ngân
hàng
bắt
buộc
phải
có
lãi
suất
cao
hơn
lãi
suất
trái
phiếu
chính
phủ
để
hấp
thụ
nguồn
vốn
huy
động.
Nếu
ngân
hàng
đã
phải
trả
cho
dân
chúng
lãi
suất
5
–
6%
rồi
thì
họ
không
thể
cho
vay
ra
dưới
9
–
10%,
vì
họ
vẫn
phải
giữ
biên
độ
3%.
Và
nghịch
lý
vẫn
nằm
ở
chỗ
đó:
lạm
phát
rất
thấp
nhưng
vốn
huy
động
vẫn
rất
cao,
thành
ra
lãi
suát
cho
vay
vẫn
rất
cao.
Nếu
bỏ
qua
yếu
tố
nghịch
lý
đó,
thông
thường,
với
mức
lạm
phát
thấp
như
thế,
lãi
suất
lý
tưởng
sẽ
là
bao
nhiêu?
Cơ
cấu
của
lãi
suất,
trong
tình
trạng
lý
tưởng,
nếu
lạm
phát
cho
là
1%
đi,
thì
lãi
suất
huy
động
đâu
đó
chừng
3%
thôi,
tức
là
các
ngân
hàng
sẽ
cho
người
dân
một
biên
độ
lợi
nhuận
2%
trên
lạm
phát.
Cộng
thêm
biên
độ
3%
lãi
suất
cho
vay
nữa
thì
cũng
chỉ
chừng
6%
mà
thôi.
Nhưng
lãi
suất
cho
vay
ở
Việt
Nam
lên
đến
9
–
10%,
cách
lãi
suất
lý
tưởng
từ
3
–
4%,
như
đã
phân
tích
là
so
lãi
suất
của
trái
phiếu
chính
phủ.
Theo
ông
thì
còn
có
những
nguyên
do
nào
khác
khiến
lãi
suất
ở
Việt
Nam
vẫn
cao,
và
liệu
chúng
ta
có
thể
kéo
về
mức
lý
tưởng
đó
trong
năm
2016
được
hay
không?
Nhưng
bên
cạnh
đó
còn
có
các
lý
do
khác
khiến
lãi
suất
vẫn
còn
cao,
như
kỳ
vọng
lạm
phát
chẳng
hạn.
Trong
năm
2015
chúng
ta
may
mắn
kiềm
chế
lạm
phát
thấp,
nhưng
nếu
năm
2016
kinh
tế
phát
triển
nhanh
hơn
thì
nhiều
người
kỳ
vọng
lạm
phát
không
dừng
lại
dưới
1%
mà
có
thể
3%
hoặc
hơn.
Mà
nếu
kỳ
vọng
lạm
phát
cao
thì
lãi
suất
huy
động
sẽ
cao,
và
từ
đó
lãi
suất
cho
vay
ra
cũng
cao.
Một
điểm
nữa,
là
ngân
hàng
Dự
trữ
Liên
bang
Mỹ
(FED)
cuối
năm
2015
đã
tăng
lãi
suất
đồng
USD
lên
0,25%
rồi
và
sẽ
tiếp
tục
tăng
lãi
suất
trong
năm
nay.
Khi
lãi
suất
đồng
USD
tăng
thì
lãi
suất
của
chúng
ta
cũng
khó
mà
giữ
được
mức
thấp.
Lãi
suất
USD
ở
ta
hiện
đã
là
0%
rồi.
Hiện
tại
thì
các
nền
kinh
tế
trên
toàn
cầu
đã
chịu
sự
ràng
buộc
lẫn
nhau.
Cho
nên
khi
FED
tăng
lãi
suất
đồng
USD
ở
Mỹ,
thì
ở
Việt
Nam
các
ngân
hàng
khó
có
thể
giảm
lãi
suất
tiền
đồng
trong
năm
2016.
Vậy
còn
yếu
tố
tỷ
giá
thì
như
thế
nào
trong
việc
lãi
suất
cao?
Đúng
là
lãi
suất
tiền
đồng
của
chúng
ta
cao
là
có
liên
quan
đến
tỷ
giá.
Trong
năm
vừa
rồi,
vào
tháng
8,
khi
đồng
nhân
dân
tệ
phá
giá
5%
thì
lập
tức
tiền
mình
cũng
phải
phá
giá
theo
để
bảo
vệ
cho
xuất
khẩu
của
mình.
Năm
2015
chúng
ta
đã
phá
giá
5%,
đồng
nhân
dân
tệ
phá
giá
còn
mạnh
hơn
nữa.
Năm
nay,
đồng
nhân
dân
tệ
sẽ
vẫn
còn
tiếp
tục
phá
giá
thêm
nữa.
Nếu
vậy
thì
chúng
ta
cũng
khó
mà
trụ
lại
mức
tỷ
giá
hiện
tại
mà
có
thể
sẽ
phải
điều
chỉnh
theo.
Tuy
nhiên,
chúng
ta
vẫn
phải
giữ
lãi
suất
tiền
đồng
và
tiền
USD
ở
một
khoảng
cách
rất
lớn,
để
ngăn
chặn
một
nguy
cơ
có
thể
xảy
ra
là
có
thể
có
một
sự
chuyển
dịch
rút
tiền
đồng
để
mua
và
nắm
giữ
USD.
Muốn
thế
thì
lãi
suất
tiền
đồng
phải
cao
để
có
thể
chặn
đứng
được
cái
sự
chuyển
dịch
đó.
Chính
vì
điểm
đó
mà
năm
2016
rất
khó
để
giảm
lãi
suất
tiền
đồng.
Rất
khó
để
lãi
suất
giảm
vậy
có
rất
dễ
tăng
lãi
suất
tiền
đồng
trong
năm
nay
hay
không,
thưa
ông?
Tôi
nghĩ
sẽ
tăng!
Vậy
theo
ông
sẽ
tăng
khoảng
bao
nhiêu?
Nền
kinh
tế
thế
giới
đang
có
nhiều
biến
động
từ
giá
dầu
giảm,
kinh
tế
Trung
Quốc
tăng
trưởng
chậm
lại
rất
nhiều,
các
thị
trường
khác
cũng
rất
lao
đao,
nhất
là
nhóm
các
quốc
gia
bán
dầu
hoả
như
Nga,
Venezuala…
Để
bù
đắp
giá
dầu
giảm
thì
nhiều
quốc
gia
phải
tăng
xuất
khẩu.
Để
tăng
xuất
khẩu
lên
thì
họ
phải
phá
giá
đồng
tiền
của
mình.
Thế
giới
năm
2016
sẽ
bước
vào
một
cuộc
chiến
tranh
tiền
tệ
khi
các
quốc
gia
đua
nhau
phá
giá.
Nếu
phá
giá
như
thế
thì
Việt
Nam
cũng
không
ngồi
yên
được.
Và
nếu
chúng
ta
phá
giá
tiền
đồng
thì
lãi
suất
sẽ
phải
tăng
lên.
Theo
dự
báo
của
tôi
thì
lãi
suất
sẽ
tăng
đâu
đó
1%.
Trần
Phi
Tuấn
theo
tiepthithegioi.vn