Ông
Phan
Lương
Hiển
“Ngoài
vàm
có
chốt
gác
kiểm
tra
giấy
tờ
vận
chuyển
lương
thực,
từng
đoàn
từng
đoàn
ghe
xuồng
nối
đuôi
trên
sông
rạch,
đã
có
trường
hợp
gấu
ó
nhau.
Khi
nghe
nổ
súng
ngoài
vàm
thì
tui
nói
quá
sức
rồi,
không
khéo
lại
đổ
máu”,
ông
Tư
Hiển
đã
ở
tuổi
80,
vẫn
còn
ám
ảnh
chuyện
này.
Chuyện
những
năm
xa
“Cơm tẻ mẹ ruột. Chú Hiển lựa giống nào nở nổi mới ăn đủ, nhà tui đông con lắm”- ông Tư Hiển (Phan Lương Hiển) người lai tạo giống lúa KT, IR42… cao sản ở miền Tây Nam bộ vào những năm cuối thập niên 70, nhớ lại những ngày cùng ông giáo Tổng, ông Kha là những nông dân giỏi ở ấp Kênh Giữa, xã Kế An, huyện Kế Sách (Hậu Giang, nay tách tỉnh thuộc về Sóc Trăng) tuyển chọn giống lúa.
10 năm, “úp mặt xuống đất” lo tuyển chọn giống lúa cao sản, quên đi biết bao thách thức, lận đận đời người. Ông học cao đẳng nông nghiệp từ năm 1971, tới năm 72 phải vô lính, bị thương, giải ngũ về học đại học, tổng cộng thời gian học chuyên ngành nông nghiệp 7 năm. “Hai năm ở lại trường làm việc với ông Trương Vạn Tần, một người tận tụy hết mình với cây lúa. Để khuyến khích tôi, ông bảo “cứ làm đi, tao biết ba mầy mà”, ông Hiển kể.
Thân sinh ông Hiển là nhân sĩ trí thức Phan Lương Báu, một trong 14 kỹ sư đầu tiên của miền Nam, từ Pháp về nước năm 1930, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Ông Báu đoán trước nhu cầu gạo của cách mạng nên đã chọn những giống lúa tốt từ Takeo, Kongpong Som bên Campuchia mang về trồng và nhờ đó có 20.000 giạ lúa góp cho cách mạng. Từng lấy bằng thạc sĩ ngành dâu tằm, ông Phan Lương Báu có công xây dựng và vận hành Trường cao đẳng Nông lâm mục ở Bảo Lộc (Đà Lạt), Nông lâm súc Cần Thơ, những cơ sở ban đầu đào tạo ngành nông nghiệp ở miền Nam. Ông Hiển có may mắn khi mỗi ngày làm việc trong ngân hàng gien giống lúa, bộ môn cây lúa với ông Trương Vạn Tần, học trò bác sĩ nông học Lương Định Của. Hai cha con ông Báu – ông Hiển sau 1975 cùng tham gia chương trình tuyển chọn giống lúa cải tiến HYV (High yield variaties) do GS Tôn Thất Trình chủ trì, kết hợp với canh nông thực hành và vật liệu di truyền từ Trường đại học Nông nghiệp I để có giống lúa ngắn ngày, kịp thời giải quyết tình trạng thiếu gạo trong cả nước. Đối với các con, ông Báu dạy rằng “mình ăn gạo, phải có trách nhiệm giúp người trồng lúa”.
Cơm áo… và lúa giống
“Năm 1945 – 1947, sau khi tìm mua được giống bông của Ấn Độ, ba tui mướn đất gần nơi sau này là Trường Nông lâm súc trồng bông vải, nhưng giống này cần thời gian nắng dài mà xứ mình nắng không đủ nên không trổ bông được. Trong đồn điền của ba tui nhiều người Khmer lấy bông mọc hoang, thử kéo sợi. Đàn bà được cái áo, con nít được cái quần.Nhưng kế hoạch làm áo quần thất bại”, ông Hiển nói.
Hỏng bông vải thì chuyển qua làm lúa gạo. Ông Báu kiên nhẫn tìm đất cấy lúa ở bãi than gần đình Bình Thủy, còn ông Hiển lo việc tuyển chọn lúa giống. Ông Năm Ngôn, chủ vườn lan (sau này là phim trường L’Amant ) sai con trai tới bảo ông Hiển “cứ lấy đất vườn lan mà trồng lúa”. Chỉ một thời gian ngắn, công việc trồng lúa rất phát triển, nhất là ông Hiển đã tìm ra giống KT (viết tắt của chữ kinh tế) và chọn được nhiều giống lúa từ IRRI (Viện Nghiên cứu lúa quốc tế). Đặc biệt giống lúa IR42 mang nhiều đặc tính tốt, chồi mẹ con đều có hạt, chịu phèn mặn, tự cố định đạm, kháng một số bệnh, thời gian sinh trưởng 135 – 140 ngày… Tuy nhiên lúc này lại nẩy sinh nhiều khó khăn, thiếu vật tư nông nghiệp và nhất là không có đất để thực nghiệm rộng. “Chọn giống chồi con có hạt như vậy để dân vẫn còn mót lúa được. Chọn giống năng suất cao vì tui cứ nhớ câu của người dân Kế Sách “chú lựa giống nào nở nồi mới đủ ăn, nhà tui đông con lắm”, ông Hiển nhớ lại.
Đang làm thì có lệnh trên yêu cầu giống mới đừng có chồi con. Thế nên IR42 không được chọn mà là IR48 và KT1 – dòng gần IR48.Sau này ông Hiển hợp tác với Viện Lúa làm từ KT1 tới KT9, gồm loại trung mùa và ngắn ngày, năng suất 8 – 10 tấn/ha. Ai nấy đều thích KT8 có thời gian sinh trưởng chỉ 80 – 90 ngày, tương tự IR26, IR36, MTL30, NN7A… Giống KT8 lấy từ nguồn Hungary, trong đó có gien Đê Cước Ô Tiên (lúa đen chân lùn) của Giao Chỉ – Ô Tiên đạo mà sách Đại Nam thực lục chính biên có nói, kể rằng người Tàu lấy cắp về trồng, không biết sao thành lúa lùn. Rất may IRRI còn giữ được giống này.
“Năm 1987, chấm hết! Tôi không làm gì đụng tới giống má nữa sau tai nạn. Buồn lắm vì vẫn còn nhiều việc phải làm. Lâu lâu, lấy album ra coi, có hình chụp tui và anh Cua (Hồ Quang Cua) ở Láng Biển, Sóc Trăng. Hồi đó còn làm lúa KT, tụi tui sát vai nhau.
Ngày xưa, tụi tui làm lúa với mục đích nhân đạo vì phải sớm đưa mọi người ra khỏi nạn thiếu lương thực, ông Hiển nói. “Bây giờ hết đói rồi nên làm lúa thương mại, một bước ngoặt đáng trân trọng. Tui nói với anh Cua phải ráng giữ vùng làm giống, đâu đó rõ ràng và tìm cách hợp tác phát triển thương mại. Bây giờ gạo xứ mình nổi danh, ST25 ngon nhất thế giới, giá trị kinh tế cao. Ăn cơm gạo lúa thường lâu quá rồi, đã tới lúc phải thay đổi, cho ra đời những giống lúa đặc sản, gạo thật ngon, cơm thật ngon, để biết thế nào là giá trị hạt gạo Việt Nam”.
Mười năm làm chương trình lúa giống nhân đạo, là người tham gia “giải bài toán lương thực” của đêm trước kỷ nguyên xuất khẩu gạo, ông Phan Lương Hiển được cấp kinh phí 15.000 đồng, tương đương 2,5 tấn lúa. Không đủ tiền bạc xoay xở lo toan cho việc nghiên cứu, mỗi khi người thân từ nước ngoài gửi quà về, ông không dám dùng mà đem ra thị trường hết, bao nhiêu quần jean áo pull, thuốc men… bán hết để có tiền nghiên cứu giống lúa. Giờ nhớ lại, thấy khổ trăm bề mà vẫn vui, tự hào.
Điều ông Hiển không kể nhưng tôi đã được nghe, rằng khi nghiên cứu giống lúa ngắn ngày, phải dùng thuốc cực độc để bảo vệ lúa giống, ông Hiển đã bị nhiễm độc. Có lần đột quỵ phải nằm 6 tháng. Tôi tò mò hỏi thêm, ông cười, có chi đâu, “cũng như ba má tui, ăn chén cơm thì phải giúp người trồng lúa. Được hưởng thụ nền giáo dục tốt thì ráng mà làm theo cho tốt”.
Hoàng Lan
Nguồn tin: TGHN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 198
•Máy chủ tìm kiếm : 5
•Khách viếng thăm : 193
Hôm nay : 35674
Tháng hiện tại : 593359
Tổng lượt truy cập : 50011993