Dưới
đây
là
bài
viết
của
tiến
sĩ
Nguyễn
Đại
Lai,
chuyên
gia
kinh
tế
trong
lĩnh
vực
tài
chính-ngân
hàng,
bàn
về
an
ninh
tài
chính
trong
thanh
toán
thương
mại
song
phương
Việt-Trung.
Bài
toán
thiếu
hụt
ngoại
tệ
từ
nhập
siêu
Theo
số
liệu
của
Tổng
cục
Thống
kê,
năm
2014,
tổng
kim
ngạch
nhập
khẩu
các
mặt
hàng
từ
Trung
Quốc
ước
tính
đạt
43,7
tỷ
USD,
tăng
18,2%
so
với
năm
2013,
cho
thấy
chênh
lệch
thương
mại
ròng
giữa
Việt
Nam
và
Trung
Quốc
hiện
nay
đã
rất
lớn.
Nhập
siêu
từ
thị
trường
này
đã
lên
tới
28,9
tỷ
USD
trong
năm
2014,
tăng
21,8%
so
với
năm
trước,
đưa
mức
nhập
siêu
lên
tới
46,5%
tổng
kim
ngạch
xuất
nhập
giữa
hai
nước.
Trong
khi
xuất
siêu
của
cả
nước
trong
năm
2014
đạt
2
tỷ
USD
mức
cao
nhất
kể
từ
năm
2012,
trong
đó
khu
vực
có
vốn
đầu
tư
nước
ngoài
xuất
siêu
17
tỷ
USD,
cao
hơn
mức
13,7
tỷ
USD
của
năm
2013,
khu
vực
kinh
tế
trong
nước
nhập
siêu
lại
15
tỷ
USD,
cao
hơn
mức
13,7
tỷ
USD
của
năm
ngoái.
Để
thanh
toán
phần
nhập
siêu
này,
Việt
Nam
không
thể
dùng
VND
để
trả
tiền
hàng
cho
phần
nhập
siêu
ròng
này,
mà
nhất
thiết
phải
trả
bằng
ngoại
tệ
mạnh
có
được
từ
mọi
nguồn
khác
có
thể.
Đây
là
bất
lợi
rất
lớn
và
phải
sớm
khắc
phục.
Thương
nhân
và
khách
du
lịch
Trung
Quốc
qua
cửa
khẩu
Tân
Thanh,
Lạng
Sơn.
(Ảnh:
Trọng
Đức/TTXVN)
Ngoài
ra,
hiện
trạng
trên
có
thể
gây
ra
các
biến
thái
tiêu
cực
khác,
gây
mất
an
ninh
kinh
tế
và
an
ninh
trong
thanh
toán
để
tạo
tiền
thanh
toán
hàng
nhập
siêu
với
Trung
Quốc,
như
thẩm
lậu
đồng
nhân
dân
tệ
vào
Việt
Nam
bằng
cách
“chảy”
vàng
đi
hoặc
phải
đánh
đổi
lợi
thế
đầu
tư,
đánh
đổi
tài
nguyên
trong
thế
bị
ép
giá…
Chiến
lược
lợi
thế
hai
chiều
Về
kỹ
thuật,
Mỹ
và
nhiều
quốc
gia
công
nghiệp
phát
triển
(trong
đó
có
Trung
Quốc)
cả
chục
trở
lại
đây
năm
đã
và
đang
chủ
động
thực
hiện
chính
sách
đồng
tiền
yếu
nhằm
đẩy
hàng
hóa
xuất
khẩu
qua
bên
ngoài.
Cụ
thể,
những
năm
1990
Trung
Quốc
đã
phá
giá
rất
mạnh
đồng
nhân
dân
tệ
từ
khoảng
4,7832
CNY/USD
(nhân
dân
tệ/đô
la
Mỹ)
lên
đến
8,6212
CNY/USD
vào
năm
1994,
phá
giá
tới
80,2%
chỉ
trong
vòng
4
năm.
Sau
đó,
đồng
nhân
dân
tệ
lại
lên
giá
dần
dần
và
rất
chậm,
đến
tháng
12/2005
là
8,0702
CNY/USD.
Qua
đó,
Trung
Quốc
đã
đẩy
mạnh
việc
tranh
thủ
chiếm
lĩnh
các
thị
trường
xuất
khẩu
với
hàng
hóa
giá
rẻ,
tỷ
trọng
giá
trị
gia
tăng
thấp
để
“phủ
sóng”
khắp
thế
giới.
Đến
những
năm
gần
đây,
khi
Trung
Quốc
tạo
được
khối
dự
trữ
ngoại
tệ
mạnh
khổng
lồ
và
nhất
là
từ
khi
qui
mô
kinh
tế
của
nước
này
đã
soán
ngôi
vị
thứ
hai
thế
giới
của
Nhật
Bản
vào
năm
2010
đến
nay,
thì
quốc
gia
này
lại
có
xu
hướng
tăng
giá
đồng
nhân
dân
tệ,
tháng
12/2011
tỷ
giá
này
đã
là
6,3233
CNY/USD,
đến
nay
tỷ
giá
ghi
nhận
vào
cuối
năm
2014
này
vẫn
biểu
hiện
giá
trị
khá
cao
ở
mức
6,14
CNY/USD.
Với
chiến
lược
“so
le”
sử
dụng
lợi
thế
so
sánh
hai
chiều,
Trung
Quốc
đã
lợi
dụng
được
đồng
bản
tệ
trong
việc
tạo
ra
lợi
nhuận
“khủng”
từ
thời
kỳ
xuất
khẩu
hàng
hóa
mạnh
từ
những
năm
90
trước
đây
cũng
như
thời
kỳ
xuất
khẩu
tư
bản
và
nhập
hàng
đẳng
cấp
cao
về
tiêu
thụ
trong
nước
như
hiện
nay.
Quay
lại
với
đồng
nội
tệ,
trong
thời
gian
qua
VND
chủ
yếu
chỉ
lên
xuống
theo
đồng
USD,
nên
về
căn
bản
Việt
Nam
cũng
bị
thiệt
hại
tương
tự
những
gì
mà
các
nước
sử
dụng
đồng
USD
gặp
phải
trong
quan
hệ
ngoại
thương
với
Trung
Quốc
(thiệt
hại
từ
nhập
siêu
và
thiệt
hại
hơn
nữa
ở
hoạt
động
bán
hàng
thô
giá
rẻ,
trong
đó
thiệt
lớn
nhất
lại
từ
nguồn
vốn
FDI
từ
Trung
Quốc).
Nguyên
tắc
chỉ
dùng
đồng
bản
tệ
Hiện
nay,
vấn
đề
an
ninh
thương
mại
và
an
ninh
thanh
toán
giữa
Việt
Nam
và
Trung
quốc
hiện
rất
khó
kiểm
soát,
do
vị
thế
địa
lý
sát
nhau
đồng
thời
các
thói
quen
thanh
toán
tiền
mặt
thông
qua
“chợ
tiền”
cá
nhân
mọc
lên
như
nấm
dọc
biên
giới
hơn
là
qua
hệ
thống
các
ngân
hàng
thương
mại.
Thêm
vào
đó,
kim
ngạch
buôn
bán
tiểu
ngạch
cũng
chiếm
tỷ
trọng
rất
cao
trong
tổng
kim
ngạch
thương
mại.
Hải
quan
kiểm
tra
hàng
nhập
khẩu
qua
cửa
khẩu
Tân
Thanh.
(Ảnh:
Trần
Việt/TTXVN)
Theo
số
liệu
từ
Ngân
hàng
Nhân
dân
Trung
Quốc
(PBOC)
công
bố,
thanh
toán
thương
mại
quốc
tế
bằng
đồng
nhân
dân
tệ
hiện
đạt
3,16
nghìn
tỷ
CNY
(tương
đương
515
tỷ
USD
).
Tuy
nhiên,
con
số
này
thực
ra
mới
bằng
0,6%
GDP
toàn
cầu,
ước
tính
đạt
85.500
tỷ
USD
năm
2014.
Song,
nếu
nhìn
trên
quy
mô
toàn
cầu
từ
số
liệu
chính
thức
của
Ngân
hàng
thanh
toán
quốc
tế
(BIS),
đồng
nhân
dân
tệ
mặc
dù
đã
lọt
vào
danh
sách
10
loại
tiền
tệ
hàng
đầu
trong
thị
trường
ngoại
hối
quốc
tế,
nhưng
nó
vẫn
chỉ
chiếm
2,2%
trên
tổng
giá
trị
giao
dịch
toàn
cầu
và
vẫn
đứng
sau
peso
của
Mexico
với
2,5
%
thị
phần.
Trong
khi
đó,
tỷ
trọng
này
của
USD
trong
giao
dịch
ngoại
hối
thế
giới
đã
tăng
từ
85
%
năm
2010
lên
87%
tổng
giá
trị
giao
dịch
quốc
tế
vào
năm
2013,
nghĩa
là
vị
thế
của
USD
trong
thanh
toán
quốc
tế
vẫn
cao
hơn
vị
thế
của
đồng
nhân
dân
tệ
tới
gần
40
lần.
Vậy,
để
đảm
bảo
an
ninh
tài
chính
trong
thanh
toán
thương
mại
với
Trung
Quốc,
Việt
Nam
phải
có
chiến
lược
trong
trao
đổi
thương
mại
hai
chiều,
tiến
tới
chỉ
dùng
tiền
thanh
toán
của
hai
bên
theo
nguyên
tắc
dựa
vào
tỷ
giá
so
sánh
với
đồng
tiền
qui
ước
quyền
rút
vốn
đặc
biệt
(Special
Drawing
Rights)
của
IMF.
Hiện
nay
trong
“rổ”
tiền
tệ
phi
quốc
tịch
qui
ước
này
vẫn
chỉ
có
mặt
của
4
đồng
tiền
mạnh
được
IMF
đồng
ý
cho
tham
gia
theo
cơ
cấu:
bảng
Anh-GBP
11%;
yên
Nhật-JPY
11%;
EUR
34%
và
USD
44%.
Bên
cạnh
đó,
Việt
Nam
cần
nhanh
chóng
thiết
lập
cân
bằng
cán
cân
thương
mại
song
phương
trên
cơ
sở
cạnh
tranh
bằng
chất
lượng
hàng
hóa
tiêu
dùng
và
tiến
tới
hầu
như
chỉ
thanh
toán
bằng
bản
tệ
của
mỗi
bên.
Theo
đó,
ngân
hàng
trung
ương
của
hai
quốc
gia
cần
sớm
ký
văn
bản
Thỏa
ước
và
hoặc
Hiệp
định
trao
đổi
tiền
tệ
thông
qua
qui
chế
mua
tiền
của
nhau
theo
tỷ
giá
qui
chiếu
theo
đồng
tiền
phi
quốc
tịch
SDRs
theo
từng
thời
gian
và
dựa
trên
năng
lực
xuất
khẩu
của
Việt
Nam
sang
thị
trường
Trung
Quốc.
Ngoài
ra,
Việt
Nam
cần
phải
có
chiến
lược
kinh
tế
kết
hợp
hài
hòa
lợi
ích
giữa
hoạt
động
xuất
khẩu
và
nhập
khẩu
theo
hướng
đẩy
mạnh
hoạt
động
xuất
khẩu
các
sản
phẩm
mà
Việt
Nam
có
lợi
thế
so
sánh
và
chỉ
nhập
các
sản
phẩm
mà
Việt
Nam
không
hoặc
chưa
có
lợi
thế
so
sánh
để
đảm
bảo
an
ninh
kinh
tế
nói
chung
và
an
ninh
thanh
toán
nói
riêng.
Một
điểm
nữa
cần
phải
nhấn
mạnh,
đó
là
việc
hiện
đại
hóa
công
nghệ
thanh
toán
cùng
với
quá
trình
xây
dựng
thương
hiệu
mạnh
cho
VND
trong
quan
hệ
thanh
toán
song
phương,
bình
đẳng
với
đồng
nhân
dân
tệ.
Theo
đó,
giao
dịch
thương
mại
cần
thực
hiện
nguyên
tắc
chỉ
dùng
bản
tệ
của
từng
bên
nhờ
hoán
đổi
tiền
tệ
hai
chiều
và
tiến
tới
không
dùng
ngoại
tệ
thứ
ba
để
thanh
toán
thương
mại
với
Trung
Quốc./.
Theo TS.
Nguyễn
Đại
Lai