Christine
Lagarde
ngồi
trong
một
nhà
hàng
Ấn
Độ
ở
khu
trung
tâm
của
Washington
và
nở
nụ
cười
với
người
bồi
bàn.
Bà
vừa
mới
tới
cách
đây
1
phút,
khi
kim
đồng
hồ
chỉ
chính
xác
vào
giờ
mà
chúng
tôi
đã
hẹn
trước.
Bà
mặc
một
bộ
đồ
toát
lên
vẻ
thanh
lịch
nhã
nhặn:
bộ
vest
lịch
sự
theo
kiểu
Chanel,
giầy
đồng
bộ,
chiếc
vòng
cổ
bằng
bạc
sáng
lấp
lánh
ăn
nhập
với
mái
tóc
màu
bạch
kim.
Trước
khi
người
phục
vụ
đưa
ra
quyển
thực
đơn,
bà
đã
“giành
quyền
kiểm
soát”.
“Tôi
muốn
rau
bina,
cá
tuyết
nướng,
hạt
diêm
mạch.
Thế
là
đủ
rồi,
hoàn
hảo!”.
“Tôi
cũng
vậy”,
cách
nói
của
bà
khiến
tôi
cũng
muốn
ăn
những
món
ăn
ấy.
Ở
người
phụ
nữ
này
toát
lên
vẻ
nhanh
nhẹn
và
tự
tin
và
người
đối
diện
sẽ
có
cảm
giác
khó
có
thể
cưỡng
lại
việc
làm
theo
bà.
Trong
lúc
đợi
món
ăn,
Lagarde
giải
thích
tại
sao
bà
lại
chọn
nhà
hàng
này
vì
sự
thuận
tiện:
nhà
hàng
nằm
cạnh
văn
phòng
của
bà
ở Washington và
bà
thường
gọi
đồ
ăn
đến
tận
văn
phòng.
“Hoàn
hảo,
cảm
ơn
anh,
thật
hoàn
hảo”,
bà
nhanh
nhẹn
nói
lời
cảm
ơn
khi
người
phục
vụ
bê
món
ăn
ra
trước
mặt
chúng
tôi.
Cuộc
trò
chuyện
giữa
tôi
và
bà
Lagarde
diễn
ra
vào
một
dịp
khá
đặc
biệt:
bà
vừa
kỷ
niệm
3
năm
đảm
nhiệm
chức
vụ
Giám
đốc
điều
hành
của
IMF
cách
đây
không
lâu.
Bà
là
người
phụ
nữ
đầu
tiên
điều
hành
định
chế
tài
chính
trị
giá
760
tỷ
USD
có
nhiệm
vụ
hàng
đầu
thúc
đẩy
sự
ổn
định
của
thị
trường
tiền
tệ
và
hệ
thống
tài
chính
toàn
cầu.
Tuy
nhiên,
bà
Lagarde
đến
IMF
vào
thời
điểm
sóng
gió.
Người
tiền
nhiệm
của
bà
là
Dominique
Strauss-Kahn
đã
từ
nhiệm
trước
khi
bị
phanh
phui
có
dính
lứu
tới
vụ
bê
bối
tình
dục
tại
một
khách
sạn
ở New
York.
“Đó
là
quãng
thời
gian
thật
kỳ
quái”,
Lagarde
nhấn
mạnh.
Ngoài
chuyện
nội
bộ
của
IMF,
thế
giới
bên
ngoài
không
hề
yên
ả
với
cơn
bão
khủng
hoảng
tài
chính.
Vậy
thì
vị
giám
đốc
của
IMF
sẽ
tự
đánh
giá
“theo
kiểu
IMF”
như
thế
nào
về
những
điều
mà
đã
làm
được?
Đáp
lại
câu
hỏi
này
là
một
nụ
cười
thành
tiếng.
“Giống
như
hầu
hết
các
chương
trình
của
IMF,
tôi
sẽ
nói
rằng
đã
đạt
được
nhiều
tiến
triển
–
nhưng
vẫn
còn
rất
nhiều
điều
phải
làm!”
Năm
2011,
ưu
tiên
hàng
đầu
của
bà
là
khôi
phục
lại
đạo
đức
đã
xuống
cấp
trầm
trọng
ở
IMF.
Sinh
năm
1956
trong
một
gia
đình
trung
lưu,
bà
Lagarde
theo
học
tại
một
ngôi
trường
ở
Le
Havre
(Pháp)
và
đã
có
thời
gian
sống
ở
Mỹ
và
châu
Âu
trước
khi
bắt
đầu
làm
việc
tại
hãng
luật
lớn
nhất
thế
giới
Baker
&
McKenzie
vào
năm
1981.
Năm
2011,
bà
trở
thành
nữ
Giám
đốc
đầu
tiên
trong
lịch
sử
của
IMF.
“Tôi
được
bầu
khi
IMF
thực
sự
là
một
mớ
hỗn
loạn.
Tuy
nhiên,
như
thường
lệ,
phụ
nữ
sẽ
là
người
dọn
dẹp
khi
mọi
thứ
rối
tung.
Hãy
nhìn
vào
Iceland,
Trung
Phi
hay
Nhật
Bản”,
bà
nói.
Người
phục
vụ
lặng
lẽ
bày
món
khai
vị:
hai
tô
rau
bina
với
gia
vị
Ấn
Độ
được
rắc
ở
phía
trên.
“Tôi
đã
không
uống
rượu
15
năm
nay,
khi
nhận
ra
mình
không
thể
làm
nhiều
việc
cùng
một
lúc:
đi
lại,
làm
việc
và
uống
rượu”,
bà
Lagard
phân
trần.
Trong
khi
thưởng
thức
món
khai
vị,
chúng
tôi
bàn
về
mục
tiêu
trước
tiên
của
bà
ở
IMF.
“Đạo
đức
ở
IMF
đã
cải
thiện
rõ
rệt.
Scandal
đã
qua
và
không
còn
ai
nhắc
đến
nó
nữa”.
Tuy
nhiên,
các
mục
tiêu
tiếp
theo
mà
bà
Lagarde
phải
đạt
được
khó
nhằn
hơn
rất
nhiều:
cải
tổ
toàn
bộ
IMF.
Kể
từ
khi
chào
đời
năm
1944,
quỹ
này
–
giống
như
kinh
tế
toàn
cầu
–
đã
bị
thống
trị
bởi
các
quốc
gia
phương
Tây.
Theo
truyền
thống,
lãnh
đạo
của
IMF
thường
là
người
phương
Tây
như
bà
Lagarde.
Bà
Lagarde
biết
rằng
điều
này
không
ổn
trong
một
thế
giới
mà
các
nước
phương
Tây
không
còn
hùng
mạnh
về
kinh
tế
như
trước.
“Tình
trạng
Trung
Quốc
và
những
quốc
gia
mới
nổi
vắng
mặt
ở
IMF
như
hiện
nay
không
ổn”,
bà
nói.
Tuy
nhiên,
trong
khi
bà
Lagarde
ủng
hộ
kế
hoạch
trao
nhiều
quyền
hơn
cho
các
quốc
gia
không
đến
từ
phương
Tây,
Quốc
hội
Mỹ
không
đồng
thuận
về
vấn
đề
này.
“Năm
ngoái
tôi
đã
ra
rất
nhiều
thời
gian
để
thuyết
phục
các
đại
biểu
Quốc
hội
Mỹ
về
sự
nực
cười
hiện
nay.
Tôi
sẽ
làm
bất
cứ
điều
gì
có
thể
để
đi
đến
cùng”.
Cùng
lúc
đó
là
những
câu
hỏi
về
cách
làm
thế
nào
để
hợp
tác
tốt
hơn
với
các
thống
đốc
NHTW
đóng
vai
trò
quan
trọng
nhất
với
kinh
tế
thế
giới.
“Họ
tự
gặp
mặt,
tự
chơi
theo
luật
riêng
và
hoàn
toàn
bí
mật.
IMF
sẽ
phải
tìm
cách
thay
đổi
điều
này”.
Một
thử
thách
khác
mà
bà
Lagarde
đang
gặp
phải
là
nâng
cao
vai
trò
của
nữ
giới.
Cả
cuộc
đời
của
bà
Lagarde
là
minh
chứng
hùng
hồn
cho
việc
phái
nữ
đi
tiên
phong:
bà
không
chỉ
là
nữ
chủ
tịch
đầu
tiên
của
công
ty
luật
lớn
nhất
thế
giới
mà
còn
là
Bộ
trưởng
Tài
chính
đầu
tiên
của
Pháp.
Trên
thực
tế
nhiều
người
ở
IMF
nghĩ
rằng
bình
đẳng
giới
là
vấn
đề
không
đáng
quan
tâm
so
với
những
thứ
lớn
lao
như
ổn
định
thị
trường
tài
chính
hay
chính
sách
tiền
tệ.
Tuy
nhiên,
đối
với
bà
Lagarde,
sự
thực
không
phải
như
vậy.
“Họ
nghĩ
rằng
những
thứ
như
đóng
góp
của
phụ
nữ
vào
nền
kinh
tế,
biến
đổi
khí
hậy
hay
chênh
lệch
giàu
nghèo
không
có
ý
nghĩa”.
Điều
này
phản
ánh
một
phần
“gốc
gác”
của
vị
giám
đốc
IMF:
không
giống
như
những
người
tiền
nhiệm,
bà
Lagarde
không
theo
học
ngành
kinh
tế.
Một
số
người
cho
rằng
đây
là
điểm
yếu
của
bà,
nhưng
bà
không
đồng
ý.
Toàn
cầu
hóa
sụt
giảm
là
một
mối
bận
tâm
khác
của
bà
Lagard.
Hệ
thống
kinh
tế
toàn
cầu
ngày
càng
gắn
kết
với
nhau
nhiều
hơn
trong
khi
hệ
thống
chính
trị
bị
chia
rẽ
sâu
sắc.
Người Scotlandđòi
ly
khai
hay
sự
kiện
ở Ukraine là
những
ví
dụ
điển
hình.
Bà
Lagard
ví
von
tình
trạng
hiện
nay
giống
như
một
loại
cocktail
nguy
hiểm,
tất
cả
mọi
thứ
đều
kết
nối
với
nhau,
khiến
các
cú
sốc
nhanh
chóng
lan
truyền
nhưng
không
ai
thực
sự
đứng
ra
gánh
trách
nhiệm.
“Tôi
rất,
rất
lo
lắng.
Tôi
không
muốn
con
cháu
của
mình
lớn
lên
trong
một
thế
giới
bị
phân
mảnh
như
hiện
nay”.
Người
phục
vụ
xuất
hiện
với
món
chính
trên
tay:
cá
tuyết
nướng
theo
kiểu
Nhật
Bản,
hạt
diêm
mạch,
món
mướp
Ấn
Độ
và
pho
mát.
Tôi
tưởng
tượng
rằng
chính
những
món
ăn
đang
được
bày
trên
bàn
là
biểu
tượng
cho
mô
hình
toàn
cầu
hóa
mà
IMF
đang
muốn
tạo
dựng.
Sau
nhiều
năm
sống
ở
Mỹ,
bà
đã
có
thể
sử
dụng
những
câu
ngạn
ngữ
của
người
Mỹ
một
cách
thành
thục,
nhưng
cũng
không
quên
nét
lãng
mạn
của
người
Pháp.
Khi
còn
làm
Bộ
trưởng
Tài
chính
ở Paris,
bà
có
thói
quen
tặng
cà
vạt
Hermès
cho
các
vị
khách
nước
ngoài.
“Bây
giờ
tôi
không
làm
thế
được
nữa,
thay
vào
đó
là
một
cuốn
sách
về
lịch
sử
của
IMF’.
Bà
thích
tặng
khách
những
lọ
mứt
do
chính
tay
bà
làm
từ
trang
trại
ở
miền
Bắc
nước
Pháp.
“Nhưng
điều
này
rất
khó
vì
tôi
không
muốn
trở
thành
một
kẻ
buôn
lậu
mứt”,
.
bà
vừa
cười
vừa
nói.
Liệu
bà
Lagarde
có
tưởng
tượng
ra
cảnh
nghỉ
hưu,
vứt
bỏ
công
việc
và
chỉ
chú
tâm
chăm
sóc
những
mảnh
vườn
và
làm
mứt?
Bà
đã
bao
giờ
có
ý
nghĩ
ngừng
mọi
công
việc
trong
cả
tháng
8,
giống
như
nước
Pháp
đã
làm?
Lagarde
lại
cười
một
lần
nữa.
“Tôi
chưa
bao
giờ
làm
như
vậy.
Lần
tạm
dừng
công
việc
lâu
nhất
là
3
tuần,
khi
sinh
con
trai
đầu
tiên”.
Nhiệm
kỳ
của
bà
Lagard
ở
IMF
còn
hơn
2
năm
nữa
mới
kết
thúc
và
có
thể
được
kéo
dài
hơn
nữa.
Khi
vị
trí
Chủ
tịch
EU
bị
bỏ
trống,
nhiều
người
nhận
định
bà
là
một
ứng
viên
tiềm
năng.
Gần
đây
lại
xuất
hiện
tin
đồn
bà
có
thể
quay
về
Pháp.
“Tôi
không
nghĩ
mình
có
thể
làm
một
công
việc
thuần
túy
chỉ
liên
quan
đến
nước
Pháp.
Tôi
đã
trở
thành
con
người
có
văn
hóa
đa
dạng”,
bà
nói.
Bà
Lagard
có
thể
còn
gặp
phải
trở
ngại
lớn
hơn:
tòa
án
Pháp
mới
đây
đã
mở
cuộc
điều
tra
vì
nghi
ngờ
bà
có
liên
quan
đến
doanh
nhân
người
Pháp
Bernard
Tapie
trong
các
vụ
việc
từ
năm
2007.
Lagarde
thằng
thừng
cho
rằng
bà
không
làm
điều
gì
sai
trái,
nhưng
rõ
ràng
bà
đã
bị
cuốn
vào
vòng
xoáy
của
giới
chính
trị
gia
Pháp.
“Tôi
tin
rằng
hệ
thống
tòa
án
Pháp
đang
làm
điều
đúng
đắn,
nhưng
thất
vọng
bởi
quyết
định
[điều
tra]
của
họ.
Đây
là
vấn
đề
mang
đầy
màu
sắc
chính
trị.
Thực
sự
tôi
không
có
ý
tưởng
gì
về
điều
phải
làm
tiếp
theo.
Tôi
có
quá
nhiều
thứ
để
theo
đuổi
và
một
gia
đình
đã
bị
bỏ
bê”,
bà
nói.
Điều
gì
sẽ
xảy
ra
nếu
có
một
cuộc
khủng
hoảng
khác?
Tôi
hỏi.
Trung
Đông
vẫn
chìm
trong
hỗn
loạn
và
có
nhiều
đồn
đoán
rằng
IMF
sẽ
sớm
đứng
trước
áp
lực
dành
cho Ukraine một
gói
cứu
trợ.
Bà
lại
cười
lớn.
“Hãy
hi
vọng
điều
ấy
sẽ
không
diễn
ra!”
Ở
Lagard
toát
lên
vẻ
tự
tin
hiếm
thấy,
khiến
tôi
không
chút
hoài
nghi
mà
đưa
ra
kết
luận
rằng
kể
cả
khi
có
một
cuộc
khủng
hoảng
xuất
hiện,
cuối
cùng
bà
ấy
cũng
sẽ
tìm
ra
cách
sắp
xếp
lại
mọi
thứ.
Tổng
giám
đốc
IMF:
Kinh
tế
thế
giới
tăng
trưởng
đáng
thất
vọng
Thu
Hương