Tín
hiệu
tốt
cho
ngành
nông
nghiệp
là
các
DN
Việt
Nam
đang
lao
vào.
Ảnh:
T.L
Nhưng
giới
nghiên
cứu
rất
lo
về
tiến
trình
hội
nhập
rốt
ráo
này.
Nếu
chúng
ta
không
tich
cực
cải
cách
thể
chế
sẽ
nảy
sinh
một
loạt
vấn
đề.
Đối
với
các
ngành
hàng
tiêu
dùng
nhanh,
cạnh
tranh
nội
địa
sẽ
xảy
ra
ngay
lập
tức,
rõ
nhất
là
thị
trường
phía
Nam.
Các
công
ty
Thái
Lan,
Malaysia,
Hàn
Quốc
vào
Việt
Nam
ngày
càng
nhiều,
cho
thấy
rõ
sức
ép
đang
tăng
lên,
chưa
kể
các
ngành
hàng
lớn
như
sắt
thép
ximăng…
Họ
mua
các
thương
hiệu
Việt
Nam
với
giá
cao
chưa
hẳn
vì
giá
trị
thực
của
doanh
nghiệp
(DN),
mà
vì
mua
cả
thị
phần.
Thị
trường
nội
địa:
sức
ép
nhãn
tiền
Theo
nghiên
cứu,
khoảng
34%
DN
Việt
Nam
tham
gia
xuất
khẩu.
Nếu
tính
cụ
thể
có
DN
xuất
khẩu
chỉ
chiếm
10
–
15%
sản
lượng
của
họ,
còn
lại
khoảng
85
–
90%
tiêu
thụ
nội
địa.
Nông
sản
thì
tiêu
thụ
lớn
nhất
vẫn
là
thị
trường
nội
địa.
Cái
thua
trong
nước
có
thể
nói
được
ngay
là
chất
lượng,
thương
hiệu,
dịch
vụ,
thậm
chí
là
cả
giá.
Tháng
11
năm
ngoái,
trong
một
hội
thảo
ở
Thái
Lan,
khi
đề
cập
đến
triển
vọng
thị
trường
ASEAN,
52%
DN
Thái
trả
lời
là
cơ
hội
lớn
nhất
của
họ
là
thị
trường
Việt
Nam.
Tại
sao?
Cơ
cấu
hàng
hoá
của
người
Thái
đều
bán
được
cho
người
Việt,
thị
hiếu
giống
nhau,
người
Việt
không
kỳ
thị
hàng
Thái,
mà
đánh
giá
tốt
hơn
hàng
Việt,
người
tiêu
dùng
cũng
rất
thân
thiện
với
hàng
Thái.
Việt
Nam
công
bố
chính
sách
rất
nhiều,
nhưng
chỉ
nằm
trên
giấy,
không
tập
trung
mục
tiêu
nhất
định.
Còn
họ
vô
cùng
tập
trung.
Trong
khi
hội
chợ
triển
lãm
trong
nước
na
ná
như
nhau,
sản
phẩm
nội
địa
không
nói
được
sự
độc
đáo,
thì
họ
lại
làm
điều
đó,
còn
dán
thêm
bằng
tiếng
Việt
lên
sản
phẩm
cho
người
Việt
đọc.
Thỉnh
thoảng
tôi
có
đi
hội
chợ
các
tỉnh,
hơn
80%
hàng
ở
đó
là
của
Tàu.
Đến
hội
chợ
Thái,
hoàn
toàn
không
có
hàng
của
nước
nào
lọt
vào
được.
Ai
nắm
bắt
được
cơ
hội?
Nhìn
vào
cơ
hội
từ
bên
ngoài,
68%
kim
ngạch
xuất
khẩu
của
mình
là
thuộc
khối
FDI.
Tức
là
68%
người
hưởng
lợi
là
FDI,
họ
đón
bắt
cơ
hội
ào
ạt
trong
ngành
dệt
may,
da
giày,
còn
DN
Việt
năm
rồi
xuất
khẩu
giảm
5%.
Cơ
hội
chưa
chắc
chảy
vào
DN
Việt.
Rất
ít
DN
đã
sẵn
sàng
nắm
bắt
cơ
hội
đó.
Người
hưởng
lợi
cuối
cùng
vẫn
là
DN
nước
ngoài.
Cùng
hoạt
động
ở
địa
bàn
Việt
Nam,
ai
mạnh
sẽ
mạnh
hơn,
ai
yếu
sẽ
yếu
đi.
Lúc
Việt
Nam
vô
WTO,
FDI
mới
chiếm
55%
xuất
khẩu,
giờ
đã
là
68%,
lần
này
mới
là
cơ
hội
để
họ
bật
lên
rất
nhanh.
Đó
là
điều
đáng
ngại.
DN
Việt
giảm
sút
nhanh
quá,
trừ
một
số
ít
DN
có
thể
lớn
lên
được.
Đau
là
những
DN
có
thương
hiệu
như
Kinh
Đô
lại
bị
M&A,
chứ
nói
gì
đến
DN
nhỏ,
yếu.
Rõ
ràng
là
các
DN
vừa
phải
bị
chấn
động
rất
mạnh.
Tại
sao?
Do
môi
trường
kinh
tế
không
thuận
lợi,
vĩ
mô
bất
ổn,
gây
hiệu
ứng
chèn
lấn
của
DNNN
và
FDI,
nhỏ
vừa
không
thể
lớn
lên
được.
Việt
Nam
thiếu
vắng
khu
vực
DN
vừa
và
lớn.
Những
DN
lớn
bây
giờ
chủ
yếu
đi
lên
bằng
đất
đai,
không
bằng
công
nghiệp.
Phải
là
những
nhà
kinh
doanh
công
nghiệp
mới
tạo
được
nền
tảng
lâu
dài
cho
nền
kinh
tế.
Cơ
hội
thu
hút
đầu
tư
mà
vẫn
ưu
đãi
FDI
như
với
ngành
ôtô
là
điển
hình,
mình
lại
tiếp
tục
khù
khờ
(?),
chỉ
dựa
vào
lời
hứa,
không
hề
thổi
còi,
không
đòi
lại
ưu
đãi
khi
họ
không
đạt
được
lời
hứa.
Tôi
đã
từng
đề
xuất
lật
mặt
bảy
vấn
đề
về
FDI
khi
DN
không
cam
kết
được,
nhưng
vẫn
chưa
có
một
hình
phạt
nào
được
thực
thi.
Phải
chặn
lại
hoặc
thu
hồi
ưu
đãi
mới
sòng
phẳng.
Tự
nhiên
chính
mình
đẩy
mình
vào
thế
bất
lợi.
Tại
sao
không
bảo
hộ
cho
nông
dân
mà
bảo
hộ
cho
những
nhà
giàu?
Đòi
hỏi
cao
về
thể
chế,
năng
lực
quản
trị
quốc
gia
Thể
chế,
năng
lực
quản
trị
quốc
gia
liệu
có
đáp
ứng
nhu
cầu
phát
triển
trong
nước
và
quốc
tế?
Tổng
thống
Mỹ
Obama
nói
rất
nhiều
về
điều
này
với
TPP,
đó
là
lời
cảnh
báo
cam
kết
về
cải
cách
phải
rất
mạnh.
Ta
ký
thì
dễ
dàng
quá,
nhưng
thực
hiện
thì
cả
một
khoảng
cách
vời
vợi
với
thực
tế.
Đó
thực
sự
là
điều
lo
ngại,
kênh
giám
sát
TPP
lại
ngặt
nghèo
lắm.
11
nước
khác
tập
trung
giám
sát
mình,
bất
cứ
vi
phạm
gì
cũng
bị
trừng
phạt
nặng
nề.
Trong
cam
kết
này
DN
có
quyền
kiện
chính
phủ,
trong
khi
chính
phủ
mình
quy
mô
quá
lớn
từ
trung
ương
đến
các
tỉnh,
khả
năng
vi
phạm
quá
lớn.
Chưa
kể
yêu
cầu
đối
với
cải
cách
thể
chế
trong
nước
là
một
trong
ba
cải
cách
chiến
lược.
Nếu
không
thực
hiện
được
điều
này
sẽ
tiếp
tục
tạo
ra
cạnh
tranh
không
công
bằng,
một
mặt
vi
phạm
cam
kết,
một
mặt
hạn
chế
phát
triển
DN.
Các
hiệp
định
chỉ
nhằm
thuận
lợi
hoá
thương
mại,
điều
đó
nếu
không
cải
cách
thể
chế
thì
còn
xa
vời
lắm.
Việt
Nam
mở
cửa,
hội
nhập,
lại
trói
tay
người
trong
nước,
không
nâng
được
năng
lực
DN
nội
địa.
Bối
cảnh
quốc
tế
không
ngừng
thay
đổi,
liệu
chúng
ta
có
đáp
ứng
được
không,
cũng
là
câu
hỏi
lớn
trong
thời
gian
sắp
tới.
Thương
mại
theo
chuỗi
giá
trị
Thương
mại
theo
chuỗi
giá
trị
đang
trở
thành
nhân
tố
năng
động
nhất
trong
thương
mại
toàn
cầu.
Đây
là
cơ
hội
lớn
nhất
cho
các
nước
đang
phát
triển
để
đi
từ
xuất
khẩu
hàng
thô
sang
hàng
giá
trị
gia
tăng
cao
hơn.
Công
nghiệp
hoá
phải
hiểu
là
bằng
cách
tham
gia
khâu
nào
đó
trong
chuỗi
chứ
đừng
tham
vọng
chiếm
lĩnh
toàn
bộ
chuỗi.
Trung
Quốc
thể
hiện
rất
rõ
tham
gia
chuỗi
và
được
chuyển
giao
công
nghệ,
kể
cả
ăn
cắp
thiết
kế.
Đó
là
con
đường
để
vượt
lên.
Việt
Nam
không
có
cách
gì
đạt
được
công
nghiệp
hoá
vào
năm
2020,
ngay
cả
mục
tiêu
2035
cũng
khó.
Vậy
công
nghiệp
hoá
Việt
Nam
là
gì
đây?
Tín
hiệu
tốt
cho
ngành
nông
nghiệp
là
các
DN
Việt
Nam
đang
lao
vào,
như
Hoàng
Anh
Gia
Lai
đang
vào
mía
đường,
Vingroup
kết
hợp
chuỗi
siêu
thị
khổng
lồ,
có
thị
trường,
tôi
tin
họ
sẽ
làm
được.
Nhưng
sao
Hoàng
Anh
Gia
Lai
chỉ
thành
công
ở
nước
ngoài?
Đây
là
thông
điệp
lớn
về
môi
trường
kinh
doanh.
Các
tỉnh
phải
hỗ
trợ
tốt
cho
các
DN
lớn
khi
họ
vào
đầu
tư
nông
nghiệp
vì
họ
có
khả
năng
thị
trường,
họ
đã
làm
giỏi
việc
khác
nên
tiếng
tăm
của
họ
làm
người
khác
tin,
sẵn
sàng
mua.
Họ
sẽ
không
dừng
ở
sản
xuất,
mà
còn
phát
triển
chế
biến,
tạo
giá
trị
gia
tăng.
Ngoài
Bắc
đã
có
những
nhà
đầu
tư
làm
nông
nghiệp
công
nghệ
cao,
trả
lương
cho
nông
dân
rất
tốt,
thu
nhập
khác
hẳn
so
với
cách
để
nông
dân
tự
làm
lấy.
Phải
có
người
tiên
phong
như
DN
tư
nhân,
đồng
tiền
đi
liền
khúc
ruột
của
họ.
Đây
là
hướng
để
có
thể
tái
cơ
cấu
nông
nghiệp
theo
hướng
mới. |
theo
Kim
Yến
(báo
Thế
Giới
Tiếp
Thị)