Báo cáo Chính phủ cho biết tình hình ngân sách năm tới còn tương đối khó khăn và một trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn là lấy 10.000 tỷ từ việc bán cổ phần DNNN bù đắp cho chi tiêu ngân sách. Việc này có cần thiết không, thưa ông?
Phải nói rằng việc bán bớt cổ phần của Nhà nước để đưa vào đầu tư những công trình thiết yếu, kể cả liên quan đến phúc lợi của người dân là vấn đề mà tôi đề nghị cách đây 2 năm tại Quốc hội. Do đó, Chính phủ đưa ra chủ trương như vậy tôi cho rằng rất đúng và phù hợp với quá trình tái cơ cấu DNNN.
Tuy nhiên, tôi đề nghị không nên đưa nguồn tiền thoái vốn này vào vốn ngân sách nói chung mà phải tách biệt vấn đề đó. Đầu tư vào đâu, phải có địa chủ cụ thể, ví dụ bao nhiêu tiền làm bệnh viện gì, bao nhiêu tiền làm công trình gì, thậm chí bao nhiêu tiền đầu tư vào kinh tế? Phân tích xem việc đầu tư đó có cần thiết hay không?
Tôi cho rằng không nên đưa vào ngân sách, bởi nếu dùng vào ngân sách nhà nước, nói là chi đầu tư nhưng chúng ta lại chi thường xuyên, vung tay quá trán làm giảm đầu tư đi rồi bù lại thì coi như gián tiếp để chi tiêu.
Chúng ta không nên dùng lượng tài sản đó để đi chi tiêu mà phải sử dụng có lợi nhất vì nó là tài sản chung. Ví dụ từ tiền của Vinamilk, nếu chuyển để đầu tư Bệnh viện Ung Bướu Trung ương thì nó mang lợi ích khác, coi như tài sản đó vẫn còn, còn nếu hòa vào ngân sách thì tôi không ủng hộ. Chi vào đâu dự án nào là phải có địa chỉ, và QH quyết theo địa chỉ đó. Cách như vậy sẽ giảm đi được phần căng thẳng.
Gần đây ông có đề xuất dùng tiền thoái vốn DNNN vào việc xử lý nợ công, xin ông cho biết cụ thể hơn?
Chúng ta đang tính tăng thêm vốn vào một công trình nào đó, thay vì vay mới ta dùng nguồn vốn này, nhưng phải có công trình cụ thể. Chúng ta rất cần xây dựng những phòng thí nghiệm quốc gia, đầu tư cho công nghệ. Ở nhiều nước có nhiều trung tâm cho các thành phần kinh tế sử dụng nâng cao năng lực của DN lên.
Ngoài vấn đề bổ sung tiền thoái vốn, phát hành Trái phiếu quốc tế, tôi ủng hộ Chính phủ để cơ cấu lại khoản nợ, không tăng nợ công. Nếu ta cân đối được, nguồn ngoại tệ dài hạn không khó khăn thì rõ ràng có lợi, đây là phương thức cơ cấu lại khoản nợ chứ không phải thay mới nên nó không có ảnh hưởng.
Trong báo cáo của Chính phủ thì nợ công mặc dù trong giới hạn an toàn song cũng rất đáng lo ngại. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Hiện nay bội chi tương đương chi đầu tư, có nghĩa là toàn bộ thu ngân sách là chỉ chi thường xuyên. Vấn đề lớn nhất của Việt Nam là phải khống chế được chi thường xuyên. Ví dụ trong 5 năm tới, số tuyệt đối chi thường xuyên, kể cả chi lương không quá mức của 2015.
Ngay vấn đề tăng lương, quỹ lương không tăng, nên nếu muốn tăng lương thì phải giảm người, như vậy mới có thể làm được. Còn “thuyền lên nước lên” thì rõ ràng chúng ta không bao giờ giải quyết được. Chúng ta không thể nào cứ theo kiểu tăng biên chế rồi tăng lương.
Tại sao chúng ta không nói thẳng với nhau, năm 2015 chúng ta lấy quỹ lương như vậy, giờ muốn tăng lương thì anh phải giảm biên chế đi. Ví dụ nơi nào giảm được 30% thì đương nhiên lương tăng lên cho người lao động. Không thể nơi nào cũng tăng người rồi bảo tăng lương. Hiện nay chỉ đi chi thường xuyên thì rõ ràng chúng ta không thể giải quyết bài toán nợ công được.
Quốc hội nên chủ động cho vấn đề chi ngân sách trong năm 2016, Quốc hội là cơ quan quyết định về việc kiếm tiền và tiêu tiền. Nhiều vđ đề xuất như sử dụng cổ phần, 2 năm trước tôi đề nghị QH nên quyết trc cái này… Có thể phần cổ tức đưa vào phân bố chung được, nhưng phần NN phải có địa chỉ cụ thể.
Theo Trí thức trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 149
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 147
Hôm nay : 35674
Tháng hiện tại : 591899
Tổng lượt truy cập : 50010533