Nói về tiêu chí của các nhà đầu tư khi lựa chọn nhà sáng lập (founder) để đầu tư vào, ông Trường chỉ ra có 3 yếu tố quan trọng nhất chính là: Con người, Sản phẩm, và Kế hoạch.
Trong đó, quan trọng nhất là yếu tố con người, quyết định 95% tỷ lệ gọi vốn thành công. Bởi vì thực tế, quyết định đầu tư hay không nằm đã nằm trong đầu nhà đầu tư. Cho dù người đến tìm họ già hay trẻ, kinh nghiệm thế nào, có bảng kế hoạch kinh doanh đẹp đẽ, dài trăm trang thì nhà đầu tư cũng chỉ đọc mấy trang đầu.
Còn lại, nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất đến con người, đến tố chất của các founder. Thứ hai mới là kế hoạch kinh doanh. Khi lấy tố chất cộng với sản phẩm thị trường đang thiếu và có tiềm năng phát triển thì founder sẽ dễ được nhận đầu tư hơn.
Tuy nhiên, câu chuyện ngày nay đã khác với khi startup mới manh nha.
Có 2 vấn đề: Một là tư duy của người sáng lập phải nhìn vào thị trường lớn hơn thị trường Việt Nam vì những sản phẩm dành cho thị trường Việt Nam ngày nay đã được các công ty như IDG và một số quỹ đầu tư khác nắm chuỗi giá trị tương đối kỹ.Muốn thuyết phục nhà đầu tư, startup cần phải có tầm nhìn xa hơn, hướng ra bên ngoài.
Vấn đề thứ hai đó là, hiện nay có khá nhiều founder ngộ nhận, mắt mở hơi to, nhìn thấy chỗ này cần, chỗ kia thiếu lại muốn bổ sung thêm vào. Kết quả là 1 sản phẩm phức tạp và lúng túng.
"Ngày xưa chỉ cần có ý tưởng tốt, cơ hội đáp ứng là có thể nhảy vào làm ngay được. Nhưng bây giờ nhiều xu hướng khiến các founder đau đầu hoặc ảo tưởng về sản phẩm của mình có thể đáp ứng được nhiều thứ. Dẫn đến việc cố gắng nhồi nhét thêm tính năng này, yếu tố khác vào. Các bạn phải tỉnh táo để sản phẩm của mình càng đơn giản càng tốt. Một thị trường mà khách hàng ngày càng không chung thủy là câu chuyện làm cho các startup bây giờ khổ hơn xưa", ông Trường chia sẻ.
Đối với kinh nghiệm làm thế nào để các founder gây được ấn tượng ngay từ khi tiếp cận nhà đầu tư và giữ được mối quan hệ tốt, đại diện quỹ đầu tư IDG đưa ra lời khuyên: Cách tốt nhất là làm đúng theo bản năng của mình, thể hiện cái gì chân thật nhất mà các bạn có. Khi tiếp xúc với các nhà đầu tư, người đại diện cho startup có gì thì hãy chia sẻ như thế, không nói được tiếng Anh, diễn thuyết bằng tiếng Việt chưa tốt cũng không quan trọng bằng việc thể hiện đúng bản năng của mình.
"Trước đây có nhiều ứng viên tìm đến IDG hỏi có phải chuẩn bị gì không? Tôi chỉ bảo chẳng phải chuẩn bị gì, cứ đến nói chuyện. Tôi chưa thấy startup nào có kế hoạch kinh doanh mà không phải sửa ít nhất 10 lần trước khi bắt tay vào làm. Và 50% kế hoạch sửa thường không liên quan gì đến ý tưởng đầu tiên", ông Trường nhận định.
Làm thế nào để tìm được người cộng sự?
Trả lời câu hỏi khi đánh giá một startup, thông thường các quỹ đầu tư đánh giá người chủ hay cả một đội? Trong mắt các nhà đầu tư, founder không phải là một cá nhân và nếu chỉ có một người thành thực hơn, chủ đầu tư vẫn sẽ nhìn vào bản chất của cả nhóm.
Mặc dù vậy, người đứng đầu nhóm founder sẽ chiếm khoảng 70% quyết định đầu tư hay không. Bởi vì, người đứng đầu có thể là yếu tố làm cho nhóm vĩ đại cũng có thể là một thảm họa. Phải biết chính xác con người đó là người như thế nào? Thực ra không có cách điều hành công ty nào tốt mà quan trọng là tầm nhìn, tính cách của người đứng đầu founder quyết định toàn bộ.
30% còn lại cũng quan trọng. Có những nhà đầu tư họ sẽ quan sát nhanh trong câu chuyện của 2-3 founder với nhau, nhìn trước khả năng có thể các founder này có thể làm việc được với nhau hay không. Nếu mâu thuẫn thì sẽ nhà đầu tư không đầu tư, đó là kinh nghiệm.
Vì vậy, một trong những băn khoăn nhất của nhiều founder hiện nay chính là khi có ý tưởng rồi, làm thế nào để tìm ra được người cùng chí hướng với mình? Ông Trường cho rằng đó là nhân duyên, tìm khó nhưng tìm mãi sẽ thấy.
Ông Trường lấy ví dụ, có trường hợp 2 founder đầu tiên không đến được với nhau, khi người thứ 3 xuất hiện thì lại làm được. Như vậy, quan trọng là người đầu tiên, mức độ hoang tưởng và mù quáng của người ta như thế nào. Nếu bạn thực sự làm tốt thì câu chuyện của bạn sẽ có sức hút nhiều hơn.
Còn một điểm nữa, tất nhiên bạn vẫn đi tìm người cộng sự với mình, đi tìm nhân sự cao cấp, cũng là bài toàn thử thách kỹ năng làm việc với con người của các founder.
"Tôi chưa nhìn thấy bí quyết nào thực sự, các bạn cứ lăn vào làm, có thể chia tay nhau nhưng chấp nhận cái khổ, không có con đường nào thoát khổ", Ông Trường nói.
Vậy nếu chưa tìm được người cộng sự, có nên startup luôn không?
Đã gọi là founder rồi thì bắt tay vào làm luôn.
"Quan trọng nhất chính là niềm tin của mình vào sản phẩm có đúng hay không? Mình sẵn sàng bắt tay vào đam mê của mình hay chưa? Không có lúc nào khởi nghiệp là muộn nhưng cũng không có cách nào khởi nghiệp mà tránh được khó khăn. Nếu mình tin tưởng, bắt tay vào làm thì giá cao nhất mà có thể phải trả là phá sản. Song cũng có nhiều người phá sản và đã làm lại từ đầu", Ông Trường đưa ra lời khuyên.
Trí Thức Trẻ/CafeBiz
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 219
•Máy chủ tìm kiếm : 7
•Khách viếng thăm : 212
Hôm nay : 32466
Tháng hiện tại : 54073
Tổng lượt truy cập : 50482617