Ngày
đầu
năm,
đọc
một
tin
buồn
nhưng
lại
làm
ấm
lòng
những
ai
còn
muốn
thay
đổi
xã
hội:
bà
Beate
Gordon
vừa
qua
đời
trước
đó
hai
ngày,
thọ
89
tuổi.
Trong
cuộc
đời,
chúng
ta
luôn
trọng
cái
tài,
cái
đức
của
những
người
xuất
chúng,
tạo
nên
cơ
nghiệp
hữu
ích
cho
xã
hội.
Nhưng
ít
ai
lưu
tâm
đến
cái
vận
may
giúp
đưa
đẩy
những
nhân
vật
này
đạt
được
thành
quả
như
vậy.
Từ
những
Newton
nhìn
quả
táo
rơi
xuống
đất
và
nhận
ra
sức
hút
của
trái
đất
cho
đến
những
ngừoi
chăn
cừu
vùng
Roquefort
để
quên
phó
mát
trong
hang
động
và
ngày
nay
ta
có
đặc
sản
này...
Tôi
không
chắc
là
có
nhiều
người
sống
ở
ngoài
nước
Nhật
biết
tên
bà
Gordon,
và
càng
ít
người
hơn
nữa
biết
công
của
bà
đóng
góp
cho
phụ
nữ
và
xã
hội
Nhật
như
thế
nào
khi
bà
còn
ở
tuổi
22.
Chính
tôi
cũng
không
biết
bà
là
ai,
cho
đến
khi
đọc
xong
cáo
phó
trên
tờ
New
York
Times.
Câu
chuyện
thế
này:
Năm
1945,
sau
khi
Nhật
đầu
hàng
vào
tháng
8,
kết
thúc
thế
chiến
thứ
hai,
Tổng
tư
lệnh
Douglas
MacArthur
được
trao
trách
nhiệm
cải
tổ
lại
toàn
diện
nước
Nhật,
không
những
về
quân
sự,
ngoại
giao
mà
cả
về
kinh
tế,
xã
hội.
Bà Gordon, tên con gái là Beate Sirota, bố mẹ là người Do Thái, gốc ở Nga, sinh ra ở Áo, sống ở Nhật từ lúc lên năm tuổi, khi ông bố được mời sang dạy nhạc tại Hoc viện Âm nhạc Hoàng gia ở Tokyo. Bà thông thạo sáu ngôn ngữ: Anh, Nhật, Đức, Pháp, Tây ban nha và Nga. Sau khi học xong trung học ở Nhật lúc 16 tuổi, bà sang học ở Mills College, lúc ấy còn là một trường dành riêng cho con gái ở Oakland, bang California, Mỹ.
Bà Beate Gordon |
Khi
thế
chiến
thứ
hai
bùng
nổ,
bà
mất
liên
lạc
với
bố
mẹ
còn
kẹt
lại
ở
Nhật,
và
một
cách
để
tìm
họ
là
đầu
quân
vào
làm
việc
cho
quân
đội
Mỹ.
Nhờ
giỏi
nhiều
ngoại
ngữ,
bà
được
tuyển
vào
làm
công
tác
chiến
tranh
tâm
lý
ở
San
Francsico,
rồi
sau
chiến
tranh
được
chuyển
sang
bộ
chỉ
huy
của
tướng
MacArthur
ở
Nhật.
Bà
được
biệt
phái
vào
một
tiểu
ban
hơn
20
người
-toàn
đàn
ông-
với
một
sứ
mạng
tối
mật
là
thảo
một
hiến
pháp
mới,
trong
vòng
một
tuần
lễ,
cho
nước
Nhật
vào
tháng
hai,
1946.
Nhờ
đã
lớn
lên
ở
Nhật,
bà
Gordon
hiểu
rõ
tình
trạng
của
phụ
nữ
Nhật
thời
bấy
giờ,
mà
theo
như
bà
nói,
họ
không
khác
gì
một
"sở
hữu
vật
chất"
(chattel.)
"Qua
quá
trình
lịch
sử,
phụ
nữ
Nhật
bị
đối
xử
như
là
sở
hữu
vật
chất;
họ
là
tài
sản
để
bán
hay
mua
tùy
hứng.
Phụ
nữ
hoàn
toàn
không
có
quyền
lợi
gì."
Hồi
năm
1999
bà
đã
nói
như
vậy
với
tờ
báo
Dallas
Morning
News.
("Japanese
women
were
historically
treated
like
chattel;
they
were
property
to
be
bought
and
sold
on
a
whim,"
Ms.
Gordon
told
The
Dallas
Morning
News
in
1999.
"Women
had
no
rights
whatsoever."
)
Năm
1946
chưa
có
internet,
và
nước
Nhật
vừa
bị
chiến
tranh
tàn
phá
đến
tận
gốc,
nên
bà
đã
mất
cả
tuần
truy
lùng
các
mẫu
hiến
pháp
của
các
nước
khác,
và
nhờ
đó
thảo
được
hai
điều
trong
hiến
pháp
Nhật:
Điều
14,
có
phần
này:
"Mọi
người
đều
bình
đẳng
trước
pháp
luật
và
không
ai
bị
kỳ
thị
về
chính
trị,
kinh
tế
hay
các
liên
hệ
xã
hội
trên
căn
bản
nòi
giống,
tín
ngưỡng,
giới
tính,
địa
vị
trong
xã
hội
hay
lý
lịch
gia
đình."
Điều
24
bảo
đảm
quyền
lợi
của
phụ
nữ
trong
những
lãnh
vực
như
"quyền
lựa
chọn
chồng,
quyền
tư
hữu,
quyền
thừa
kế,
chọn
nơi
cư
trú,
ly
dị
và
những
vấn
đề
khác."
Hiến
pháp
mới
này
của
Nhật
bắt
đầu
có
hiệu
lực
năm
1947,
cho
đến
nay
đã
được
66
năm,
hoặc
khoảng
ba
thế
hệ,
từ
đời
ông
bà
đến
đời
cháu.
Phụ
nữ
Nhật
ngày
nay
thuộc
vào
hàng
"độc
lập,
tự
do"
(như
cụ
Hồ
thường
nói)
nhất
thế
giới.
Đa
số
(54%)
các
phụ
nữ
dưới
30
tuổi
ở
Nhật
vẫn
còn
độc
thân,
so
với
chỉ
có
30%
vào
năm
1985.
Trong
số
những
người
còn
độc
thân
ở
tuổi
35
đến
54,
một
nửa
vẫn
không
có
ý
định
lập
gia
đình,
theo
một
thống
kê
hồi
năm
ngoái
của
Viện
Bảo
Hiểm
Nhân
Thọ
của
Nhật.
Họ
có
học,
có
nghề
nghiệp
đủ
sống,
và
họ
muốn
tận
hưởng
cái
tự
do
này.
Ngay
ở
Việt
Nam
ta,
ai
tinh
mắt
sẽ
thấy
phụ
nữ
Nhật
chiếm
thành
phần
lớn
trong
số
các
du
khách.
Nam
giới
Nhật
sang
đây
hầu
hết
là
vì
công
việc,
nhưng
phụ
nữ
thường
là
để
du
lịch.
Họ
có
thể
đi
một
mình,
hoặc
trong
nhóm
nhỏ,
và
thường
thích
các
món
ăn
Huế.
Gần
như
lần
nào
vào
nhà
hàng
Huế
cũng
có
một
hai
bàn
phụ
nữ
Nhật.
Có
thể
nói
hiến
pháp
năm
1946
của
Nhật
-
do
một
nhóm
chuyên
viên
trẻ
người
Mỹ
soạn
thảo
-
đã
thay
đổi
sâu
đậm
xã
hội
Nhật
và
một
trong
những
thay
đổi
lớn
nhất
là
bình
quyền
giới.
Công
lao
ấy
thuộc
về
một
người
con
gái
lúc
ấy
mới
22
tuổi
đời.
Cái
lạ
là
suốt
mấy
chục
năm
sau
đó,
bà
Gordon
giữ
kín
bí
mật
về
phần
việc
của
bà
trong
việc
tạo
dựng
hiến
pháp
Nhật,
tuy
bà
vẫn
làm
việc
về
lĩnh
vực
nghệ
thuật
với
Á
châu
và
từng
đưa
nhiều
đoàn
nghệ
nhân
sang
trình
diễn
ở
Mỹ.
Tôi
chưa
phối
kiểm
được
chính
xác
đoàn
nào
và
năm
nào,
nhưng
trong
cáo
phó
có
đề
cập
đến
một
đoàn
rối
từ
Việt
Nam.
Một
phần
lý
do
là
vì
công
tác
bí
mật
nên
không
được
tiết
lộ;
nhưng
phần
nữa
là
vì
bà
không
muốn
giới
cũng
như
tuổi
trẻ
của
bà
thành
cái
cớ
cho
những
thành
phần
bảo
thủ
cực
đoan
của
Nhật
lợi
dụng
để
đòi
thay
đổi
hiến
pháp.
Mãi
đến
gần
nửa
thế
kỷ
sau,
khi
bà
xuất
bản
tự
truyện
"Người
Phụ
Nữ
Duy
Nhất
Trong
Phòng"
vào
năm
1995
ở
Nhật
thì
câu
chuyện
của
bà
mới
được
tiết
lộ.
Người
Nhật
đã
viết
một
vở
kịch
và
làm
một
bộ
phim
tài
liệu
về
bà:
"Món
Quà
từ
Beate."
Chính
phủ
Nhật
truy
tặng
huân
chương
"Báu
Vật
Linh
Thiêng"
(Order
of
the
Sacred
Treasure)
cho
bà
vào
năm
1998.
Suốt
cuối
đời
bà,
phụ
nữ
Nhật
vẫn
luôn
trân
trọng
và
biết
ơn
bà
vì
những
quyền
lợi
đích
thực
mà
họ
đã
được
hưởng
qua
ba
thế
hệ.
Nhân
Ngày
Phụ
Nữ
Thế
Giới
và
cũng
đang
giữa
mùa
Việt
Nam
viết
lại
hiến
pháp,
biết
đâu
trong
nửa
thế
kỷ
nữa,
con
cháu
bà
Trưng,
bà
Triệu,
và
bà
Hồ
Xuân
Hương
cũng
sẽ
đạt
được
cái
"tự
do,
độc
lập"
tương
xứng
với
khả
năng
và
nguyện
vọng
của
họ?
Vũ Đức Vượng
Nguồn tin: vietnamnet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 403
•Máy chủ tìm kiếm : 40
•Khách viếng thăm : 363
Hôm nay : 68177
Tháng hiện tại : 472414
Tổng lượt truy cập : 52584090