|
Thái
Lan
làm
được,
sao
mình
không
làm
?
Tốt
nghiệp
kỹ
sư
trồng
trọt
Trường
ĐH
Cần
Thơ
năm
1978,
anh
Hồ
Quang
Cua
trở
về
quê
nhà
Sóc
Trăng,
làm
việc
tại
Phòng
Nông
nghiệp
H.Mỹ
Xuyên,
sau
đó
được
đề
bạt
làm
Phó
giám
đốc
Sở
NN-PTNT
tỉnh
Sóc
Trăng.
Đến
nay,
anh
đã
cùng
nhóm
cộng
sự
đi
qua
chặng
đường
hơn
20
năm
xây
dựng
thương
hiệu
gạo
thơm
ST.
Từ
năm
1991,
Hồ
Quang
Cua
đã
tham
gia
nhóm
nghiên
cứu
của
Viện
Lúa
ĐBSCL
và
ĐH
Cần
Thơ
lo
sưu
tập,
thử
nghiệm
các
giống
lúa
thơm
cổ
truyền
của
Việt
Nam,
Thái
Lan
và
Đài
Loan.
Được
làm
việc
cùng
các
nhà
khoa
học
đầu
đàn
như
GS
Võ
Tòng
Xuân,
GS
Nguyễn
Văn
Luật,
rồi
ra
nước
ngoài
học,
anh
bắt
đầu
có
ý
tưởng
làm
lúa
thơm
cao
cấp
cho
Việt
Nam,
trước
hết
là
cho
tỉnh
Sóc
Trăng.
Dạo
đó,
anh
phát
hiện
giống
lúa
thơm
nổi
tiếng
Khao
Dawk
Mali
105
của
Thái
Lan
là
do
một
cán
bộ
ở
huyện
chọn
tạo;
vậy
mà
những
năm
1992
-
1997,
mỗi
năm
Thái
Lan
thu
gần
1
tỉ
USD
nhờ
xuất
khẩu
hơn
một
triệu
tấn
gạo
này.
“Họ
làm
được
sao
mình
lại
không
làm,
trong
khi
đến
cuối
thế
kỷ
20
mình
đã
xuất
khẩu
gạo
ổn
định
và
lo
được
an
ninh
lương
thực
rồi?”
-
Hồ
Quang
Cua
tự
vấn
rồi
cùng
nhóm
cộng
sự
và
bà
con
nông
dân
ở
huyện
lao
vào
công
việc
bất
kể
ngày
đêm.
Trong
bước
đi
đầu
tiên
kéo
dài
nhiều
năm
ấy,
các
anh
đã
rút
ra
3
kết
luận
hình
thành
nên
cây
lúa
thơm
tương
lai:
1/
Quá
trình
biến
dị,
lúa
có
thể
cho
ra
giống
mới
có
phẩm
chất
cao
hoặc
dùng
làm
nguồn
lai
tạo
tiếp;
2/
Việt
Nam
đất
chật
người
đông,
cây
lúa
thơm
phải
là
cây
cải
tiến
có
năng
suất
cao
chứ
không
thể
như
Thái
Lan,
Ấn
Độ
sử
dụng
cây
lúa
mùa
cổ
truyền
năng
suất
thấp;
3/
Phải
đào
tạo
nhân
lực
để
hình
thành
đội
ngũ
nghiên
cứu.
Lúc
đầu,
ít
người
tán
thành
những
nhận
định
mới
này,
nhưng
rồi
được
Bộ
Nông
nghiệp
và
lãnh
đạo
tỉnh
Sóc
Trăng
khích
lệ,
dần
dần
bảy
giống
lúa
thơm
bố
mẹ
được
lai
tạo,
trong
đó
có
gien
giống
Khao
Dawk
Mali,
giống
Tám
Xoan
ở
phía
bắc
và
giống
Tào
Hương
của
Sóc
Trăng.
Tới
năm
2013
này,
đã
có
21
giống
ST.
Riêng
ST20,
cho
hạt
gạo
thon
dài,
cơm
mềm
dẻo,
thơm
hương
dứa
và
hương
cốm.
Từ
năm
2009,
đã
có
gần
25.000
ha
lúa
thơm
ST
được
trồng
tại
Sóc
Trăng
và
hàng
vạn
héc
ta
nữa
được
các
tỉnh
ven
biển
khác
ở
ĐBSCL
trồng.
Ngoài
việc
trồng
lúa
hai
vụ,
các
anh
còn
giúp
nông
dân
trồng
lúa
thơm
theo
các
mô
hình
hành
tím
-
lúa
và
tôm
-
lúa.
Ông
Trà
Diên
ở
xã
Viên
Bình,
huyện
Trần
Đề,
nơi
đang
làm
2.500
ha
lúa
ST5,
nói:
“Tôi
làm
23
công
cấy
tầm
lớn
hai
vụ
ST5,
mỗi
năm
lời
hơn
150
triệu
đồng,
gấp
đôi
lúa
IR
ngày
trước”.
Hồ
Quang
Cua
nói:
“Các
tỉnh
ven
biển
ĐBSCL
có
thể
trồng
được
vài
trăm
ngàn
héc
ta
giống
ST.
Riêng
việc
trồng
lúa
thơm
ở
vuông
tôm
đã
giúp
ổn
định
môi
trường,
tái
tạo
sự
sống
trong
đất,
làm
chậm
quá
trình
thoái
hóa
đất”.
Trong
đào
tạo,
từ
cây
lúa
thơm
ST,
đã
có
10
kỹ
sư
làm
tiếp
các
đề
tài
lên
thạc
sĩ,
riêng
anh
Trần
Tấn
Phương
đã
bảo
vệ
tiến
sĩ
hồi
tháng
10.2011
chuyên
về
di
truyền
với
đề
tài
“Nghiên
cứu
chọn
tạo
giống
lúa
thơm
cao
sản
phục
vụ
nội
tiêu
và
xuất
khẩu”.
ST
ra
thế
giới,
nông
dân
và
doanh
nghiệp
cùng
có
lợi
Cuối
năm
2011,
đã
có
5
đơn
vị
được
Sở
NN-PTNT
Sóc
Trăng
trao
quyền
sử
dụng
nhãn
hiệu
chứng
nhận
thương
hiệu
“Gạo
thơm
Sóc
Trăng”.
Đó
là
Công
ty
Gentraco
ở
Cần
Thơ,
Công
ty
lương
thực
Sóc
Trăng,
Công
ty
TNHH
Thành
Tín,
Công
ty
chế
biến
gạo
chất
lượng
cao
Sóc
Trăng
và
cơ
sở
sản
xuất
lúa
giống
và
gạo
thơm
Mỹ
Xuyên.
Cũng
năm
đó,
lần
đầu
tiên,
Việt
Nam
xuất
khẩu
được
hơn
400.000
tấn
gạo
thơm,
chủ
yếu
là
giống
Jasmine
vì
giống
ST
chưa
có
nhiều,
mới
đủ
tiêu
thụ
nội
địa.
Tình
hình
này
đã
thôi
thúc
kỹ
sư
Hồ
Quang
Cua
cùng
các
đồng
sự
dấn
thân
tiếp
vào
một
kế
hoạch
mới.
Họ
đang
làm
đề
án
“Xây
dựng
liên
minh
nông
dân
và
doanh
nghiệp
dựa
trên
quan
hệ
sản
xuất
mới”
với
mục
tiêu
hàng
đầu
là
“tăng
thu
nhập
cho
nông
dân”.
Nông
dân
trồng
lúa
thơm
ST
sẽ
tăng
thu
nhập
lên
tối
thiểu
20%
trong
năm
đầu
tiên
và
tiếp
tục
tăng
trong
năm
thứ
2
và
năm
thứ
3
nhờ
nắm
bắt
đầy
đủ
kỹ
thuật
canh
tác.
Cơ
sở
nào
để
có
dự
án
này?
Anh
Cua
cho
biết
giá
gạo
trắng
xuất
khẩu
6
tháng
đầu
năm
2013
chỉ
nhỉnh
hơn
400
USD/tấn
dẫn
tới
hiệu
quả
sản
xuất
lúa
gạo
thấp.
Trong
khi
đó,
Công
ty
lương
thực
Sóc
Trăng
và
Công
ty
TNHH
Trung
An
ở
Cần
Thơ
đã
xuất
khẩu
gạo
ST20
với
giá
900
USD/tấn
và
đang
thiếu
hàng
để
bán.
Hồ
Quang
Cua
hỏi:
“Vậy
ta
có
nắm
được
cơ
hội
này
để
thâm
nhập
sâu
vào
thị
trường
gạo
cao
cấp
của
thế
giới
không?
Và
ta
có
thể
tổ
chức
sản
xuất
một
vài
chủng
loại
lúa
đặc
thù
của
Việt
Nam,
như
ST,
với
mô
hình
doanh
nghiệp
liên
kết
với
nông
dân?”.
Rồi
tự
trả
lời:
“Làm
được
nghĩa
là
chúng
ta
tạo
được
một
quan
hệ
sản
xuất
mới,
hữu
cơ
giữa
nông
dân
và
doanh
nghiệp,
điều
mà
Chính
phủ
vừa
phê
duyệt
trong
kế
hoạch
tái
cơ
cấu
sản
xuất
lúa
của
Bộ
NN-PTNT”.
Theo
các
tác
giả
dự
án,
gạo
thơm
ST20
và
ST21
là
gạo
thơm
cao
cấp,
rất
được
người
tiêu
dùng
trung
lưu
thành
thị
ưa
chuộng,
bán
được
giá
cao,
nội
địa
bình
quân
1
USD/kg,
xuất
khẩu
tới
900
USD/tấn,
như
vậy
là
gạo
Việt
Nam
bắt
đầu
cạnh
tranh
được
với
gạo
thơm
cao
cấp
của
Thái
Lan.
Giờ
đây,
nếu
mô
hình
liên
kết
nông
dân
-
doanh
nghiệp
được
đầu
tư
làm
bài
bản
ở
quy
mô
lớn
hàng
ngàn
héc
ta
ngay
từ
năm
đầu,
thì
chẳng
những
gia
tăng
thu
nhập
ngay
cho
nông
hộ
và
doanh
nghiệp
mà
còn
là
mô
hình
để
làm
đúng
việc
liên
kết
bốn
nhà
trong
cánh
đồng
mẫu.
“Mong ước cuối cùng của tôi là việc xác lập quan hệ sản xuất mới mang tính bền vững cho chuỗi giá trị, và gạo thơm Sóc Trăng sẽ có ngày được nâng lên thành thương hiệu gạo Việt Nam trên thương trường thế giới”, kỹ sư Hồ Quang Cua quả quyết như vậy.
Huỳnh Kim
Nguồn tin: thanh niên
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 104
•Máy chủ tìm kiếm : 5
•Khách viếng thăm : 99
Hôm nay : 29792
Tháng hiện tại : 614008
Tổng lượt truy cập : 50032642