Năm 1992, George Soros trở thành một hiện tượng trong cộng đồng tài chính toàn cầu. Có người gọi ông là kẻ tội đồ đã “đánh sập” Ngân hàng Anh, cũng có người ca ngợi ông là thiên tài bán khống. Lúc đó, nhận thấy chính phủ Anh không còn đủ sức gồng gánh thị trường tài chính, Soros đã dẫn đầu các cuộc bán tháo khiến đồng bảng Anh mất giá mạnh và làm nước này thiệt hại khoảng 3,4 tỷ bảng.
Nhưng chỉ 2 hôm nữa, Soros có thể sẽ phải trao lại “ngôi vị” là kẻ tội đồ của nước Anh cho một đối tượng khác. Đó chính là cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6. Trên tạp chí Guardian hôm nay, Soros đã lên tiếng cảnh báo cuộc trưng cầu dân ý có thể sẽ phá hủy đồng bảng và nền kinh tế nước Anh trầm trọng hơn nhiều so với những gì ông đã làm năm 1992.
Ông viết: “Tôi được tán tụng là người đã kích hoạt lên cơn phá giá của đồng bảng năm 1992 khiến cho Ngân hàng Anh buộc phải rút đồng bảng khỏi Cơ chế Tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM). Động thái rút lui đã nâng đỡ nền kinh tế Anh vốn bị kìm hãm bởi giá đồng bảng cao hơn bình thường do chính sách lãi suất cao.
Trong khi những người ủng hộ Brexit cho rằng lịch sử năm 1992 sẽ lặp lại thì Soros lại không đồng tình với quan điểm đó mà ông cho rằng hậu quả còn tồi tệ hơn nhiều vì 3 lý do sau:
Thứ nhất, năm 1992 Ngân hàng Anh có khả năng cắt giảm lãi suất sau khi đồng bảng bị phá giá. Điều này không thể xảy ra ở năm 2016 vì lãi suất đã ở mức tiệm cận 0. Nếu giá nhà giảm và thất nghiệp sẽ gây ra một cơn suy thoái sau khi Anh rời EU, chính sách tiền tệ hầu như sẽ không làm được gì để kích thích nền kinh tế.
Thứ hai, thâm hụt tài khoản vãng lai của Anh đã tăng lên rất nhiều so với năm 1992. Thực tế, Anh đã độc lập về ngoại hối hơn so với bất cứ thời điểm nào trong quá khứ. Thay vì dòng vốn chảy vào tăng mạnh sau đợt phá giá đồng bảng năm 1992, sau khi Anh rời EU dòng vốn sẽ chuyển hướng chảy ra hết ra ngoài.
Thứ ba, phá giá đồng bảng hậu Brexit có thể sẽ không kích thích xuất khẩu hàng hóa như năm 1992 do môi trường thương mại sẽ trở nên quá bất ổn đối với các doanh nghiệp Anh để đầu tư mới, thuê thêm công nhân hoặc mở rộng sản lượng xuất khẩu.
Cuối cùng, viễn cảnh hậu Brexit giống với quãng thời gian đau thương năm 1967 hơn là năm 1992. Hơn thế, nhóm đầu cơ trên thị trường đã lớn mạnh và hung hãn hơn thời điểm năm 1967 rất nhiều. Chúng canh me bất cứ thời điểm nào chính phủ hoặc cử tri tính toán sai để trục lợi.
Kết lại, Soros dự đoán: “Brexit sẽ khiến cho một số người trở nên rất giàu có nhưng cũng khiến hầu hết người dân lâm vào cảnh bần hàn.”
Theo Trí thức trẻ/Market Watch
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 138
•Máy chủ tìm kiếm : 10
•Khách viếng thăm : 128
Hôm nay : 7829
Tháng hiện tại : 632532
Tổng lượt truy cập : 50051166