Sinh ra ở Scotland và hiện mang hai quốc tịch Anh và Mỹ, Deaton lấy bằng Tiến sĩ từ ĐH Cambridge. Năm 2013, ông xuất bản cuốn sách “The Great Escape” (tạm dịch: Cuộc tẩu thoát vĩ đại) vẽ nên gốc gác của tình trạng chênh lệch giàu nghèo với dữ liệu có bề dày 250 năm.
“Để có thể “thiết kế” các chính sách kinh tế giúp thúc đẩy trợ cấp xã hội và xóa đói giảm nghèo, đầu tiên chúng ta phải hiểu về lựa chọn tiêu dùng của từng cá nhân”, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển là cơ quan trao giải Nobel nhận định trong thông báo trao giải. “Hơn ai hết, Angus Deaton giúp hiểu sâu hơn về vấn đề này bằng cách kết nối lựa chọn của các cá nhân với những kết quả tổng thể. Nghiên cứu của ông giúp biến đổi cả kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô”.
Những nghiên cứu ban đầu của Deaton đã giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu xu hướng tiêu dùng và cách mà con người điều chỉnh việc chi tiêu sao cho phù hợp với thu nhập.
Ủy ban trao giải đánh giá cao tính ứng dụng thực tiễn của các nghiên cứu mà Deaton đã thực hiện. Các nghiên cứu của ông giúp đo lường mức nghèo đói hay thống kê về chất lượng cuộc sống ở các nước nghèo để từ đó giải ngân dòng vốn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả nhất.
Những nghiên cứu của Deaton về hệ thống lực cầu của nền kinh tế cũng giúp Chính phủ đo lường tác động của các chính sách đến hộ gia đình. Ví dụ, nếu một Chính phủ quyết định thay đổi mức thuế giá trị gia tăng đánh vào các loại thực phẩm, nghiên cứu của Deaton sẽ giúp đánh giá tăng thuế tác động như thế nào đến tiêu dùng.
Giải Nobel đã giúp rất nhiều nhà khoa học như Milton Friedman, James Tobin, Paul Krugman and Friedrich August von Hayek mang các lý thuyết kinh tế của họ đến gần hơn quá trình hoạch định chính sách. Năm ngoái, giáo sư người Pháp Jean Tirole đến từ ĐH Toulouse đã được vinh danh vì công trình nghiên cứu cách thức mà các Chính phủ quản lý các ngành từ ngân hàng đến truyền thông.
Alfred Nobel – nhà khoa học và nhà phát minh nổi tiếng người Thụy Điển – là người khai sinh ra giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực gồm y học, hóa học, văn học và hòa bình. Đến năm 1968, giải Nobel Kinh tế mới chính thức ra đời sau sáng kiến của NHTW Thụy Điển. Năm nay mỗi người đạt giải sẽ được trao số tiền thưởng 977.000 USD.
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 167
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 165
Hôm nay : 31381
Tháng hiện tại : 615597
Tổng lượt truy cập : 50034231