Trong quá trình đi tìm lý do giải thích cho sự kỳ lạ này, ông phát hiện ra một điểm quan trọng: Trung Quốc rất “khát” hàng hóa. Trung Quốc – nền kinh tế đã tránh được khủng hoảng – nhập khẩu tới 40% lượng đồng và 50% lượng quặng sắt xuất khẩu trên toàn thế giới. Các hàng hóa khác cũng tương tự. Phát hiện này khiến Chanos đưa ra một lời cảnh báo táo bạo: Trung Quốc đang ở trong một bong bóng tín dụng không bền vững.
Có lẽ chúng ta cần nhắc lại một vài nét về Jim Chanos. Là người sáng lập Kynikos Associates, quỹ đầu cơ trị giá 3 tỷ USD chuyên bán khống, Chanos là người đầu tiên phát hiện ra những lỗ hổng của tập đoàn năng lượng Enron cách đây 15 năm. Đặt cược rằng mình sẽ hưởng lợi khi cổ phiếu này lao dốc, Enron đã bán khống cổ phiếu Enron. Vụ bán khống không chỉ giúp ông thu được số tiền khổng lồ mà còn giúp ông nổi tiếng.
Chanos và các đồng nghiệp ở Kynikos thường không đặt cược vào các vấn đề thuộc phạm trù kinh tế vĩ mô. Phong cách của họ là những thứ nhỏ hơn, là đi sâu vào các công ty đơn lẻ hoặc một ngành cụ thể. Lần này ông đặt cược vào Trung Quốc.
“Tôi sẽ không bao giờ quên một ngày năm 2009, khi một chuyên viên tư vấn bất động sản đưa cho tôi một bài thuyết trình và nói rằng Trung Quốc đang có tới 5,6 tỷ m2 bất động sản có tiềm năng phát triển rất lớn vì trong đó một nửa là bất động sản thương mại. Tôi nói chắc cậu ấy nhầm với 5,6 tỷ feet vuông (tương đương khoảng 560 triệu m2). Nhưng cậu ta quả quyết đó thực sự là 5,6 tỷ m2”, Janos chia sẻ.
Đối với Chanos, đó chính là thời điểm “bóng đèn ý tưởng” bật sáng. Nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển như vũ bão không chỉ nhờ những đầu tàu xuất khẩu mà còn bởi một bong bóng tài sản khổng lồ được thổi phồng bởi núi nợ. Núi nợ ấy được khuyến khích bởi chính Chính phủ Trung Quốc trong khuôn khổ chiến dịch tăng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo số liệu của McKinsey, nợ của Trung Quốc hiện đã lên đến 28 nghìn tỷ USD.
Chanos nhanh chóng công bố lập luận này trong các cuộc phỏng vấn với phóng viên Charlie Rose của CNBC cũng như trong một bài phát biểu tại ĐH Oxford. Ông nói với Rose rằng hoạt động đầu cơ bất động sản rất phổ biến ở Trung Quốc, và nguyên nhân là vì nền kinh tế này dựa quá nhiều vào xây dựng. Trong hầu hết các trường hợp là xây dựng các tòa nhà không có cơ hội tạo ra đủ thu nhập để hoàn trả nợ. Phần lớn là các căn hộ chung cư cao cấp có mức giá trên 100.000 USD, trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình Trung Quốc chưa đến 10.000 USD mỗi năm. “Trung Quốc đang trên guồng quay đi tới địa ngục”.
Tất nhiên lập luận của Chanos khi đó đã nhận được phản ứng dữ dội của những người đi theo quan điểm cho rằng con tàu kinh tế Trung Quốc không thể bị chặn lại. “Thật thú vị khi những người đã không thể đoán đúng về Trung Quốc 10 năm trước giờ đây lại là chuyên gia về Trung Quốc”, nhà đầu tư nổi tiếng Jim Rogers nói với tờ New York Times. “Trung Quốc không có bong bóng”, ông thêm vào.
Vào năm 2009, quan điểm thông thường sẽ là kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, và rằng các quan chức Trung Quốc có thể nhanh chóng điều chỉnh và đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo nếu nền kinh tế bắt đầu xấu đi.
Dẫu vậy Chanos không hề nao lòng. “Điều này khiến tôi nhớ lại năm 1989, khi tất cả mọi người đều nói rằng họ sẽ đi theo mô hình Nhật Bản. Thật giống với những gì họ đang nói về Trung Quốc”.
Và, như những gì đang chứng kiến, nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu giảm tốc không lâu sau khi Chanos lần đầu tiên đưa ra những cảnh báo. Dẫu vậy hầu hết các chuyên gia về Trung Quốc vẫn tỏ ra rất lạc quan. Trong khi đó Chanos bán khống cổ phiếu của một số công ty phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ông cũng thường gửi đi các email khi ông xuất hiện trên báo chí, trong đó nhấn mạnh những câu chuyện về các thành phố ma, những ngân hàng gặp rắc rối và các tập đoàn nhà nước ngập nợ.
Ngày nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi tự do là minh chứng hùng hồn nhất cho thấy Chanos đã đúng. Trung Quốc không phải là lý do duy nhất khiến thị trường toàn cầu biến động mạnh như vậy, nhưng đây là lý do quan trọng nhất. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mất đà, TTCK suy sụp và những nỗ lực cứu vớt thị trường của chính phủ nước này tỏ ra không hiệu quả như người ta vẫn nghĩ.
Trường hợp của Chanos đem đến một bài học đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được: hãy chú ý lắng nghe những hoài nghi và những quan điểm đối lập thiểu số.
Theo Trí thức trẻ/New York Times
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 135
•Máy chủ tìm kiếm : 6
•Khách viếng thăm : 129
Hôm nay : 6304
Tháng hiện tại : 631007
Tổng lượt truy cập : 50049641