Năm
1998,
một
tập
đoàn
đa
quốc
gia
đã
đề
nghị
ông
Lương
Vạn
Vinh
bán
lại
thương
hiệu
nước
rửa
chén
Mỹ
Hảo
với
giá
10
triệu
USD,
nhưng
ông
không
đồng
ý.
Nhiều
người
cho
rằng
ông
đã
bỏ
qua
cơ
hội
may
mắn
vì
thời
điểm
này,
thị
trường
mỹ
phẩm
nội
địa
đang
gặp
rất
nhiều
khó
khăn.
Ảnh:
Quý
Hòa
Theo
lý
giải
của
ông
Vinh:
“Bán
một
thương
hiệu
mình
khó
công
tạo
dựng
chẳng
khác
nào
làm
mất
đi
một
đứa
con
dứt
ruột
đẻ
ra.
Vì
vậy,
dù
khó
mấy,
trong
bất
kỳ
tình
huống
nào
cũng
phải
nuôi
nó
lớn
mạnh,
trưởng
thành”.
Và
chỉ
chưa
đầy
mười
năm
sau,
Mỹ
Hảo
đã
trở
thành
một
thương
hiệu
có
chỗ
đứng
trên
thị
trường
và
tự
tin
đặt
mục
tiêu
cạnh
tranh
với
đối
thủ
là
các
công
ty
đa
quốc
gia.
Nhắc
lại
chuyện
cũ,
ông
Vinh
kể:
“Khi
nghe
đối
tác
đề
nghị
mua
lại
thương
hiệu,
cảm
giác
đầu
tiên
của
tôi
là
rất
vui,
bởi
thương
hiệu
của
mình
có
giá
trị
thì
mới
được
họ
“ngỏ
lời”.
Tuy
nhiên,
tôi
không
chút
phân
vân,
suy
nghĩ
vì
nhớ
lại
câu
chuyện
sai
lầm
và
thất
bại
của
một
đồng
nghiệp
đã
lỡ
bán
thương
hiệu
trước
đó.
Cứ
nghĩ
cầm
trong
tay
một
nắm
tiền
lớn
nhưng
trong
lòng
luôn
phải
tiếc
nuối,
giày
vò
vì
mình
đang
bán
đi
chính
mồ
hôi,
công
sức
của
mình
là
tôi
không
thể.
Song,
điều
lớn
hơn
là
tôi
muốn
để
lại
cho
con
tôi
một
gia
sản
có
giá
trị
cả
về
tinh
thần,
giá
trị
về
lao
động
lẫn
vật
chất
chứ
không
đơn
thuần
là
tiền.
Hơn
nữa,
càng
nhiều
công
ty
nước
ngoài
cạnh
tranh,
mình
càng
phải
nỗ
lực
để
chứng
minh
mình
cũng
có
thể
làm
được
như
họ.
Quan
điểm
của
tôi,
kinh
doanh
không
chỉ
kiếm
sống
mà
còn
là
danh
dự,
là
uy
tín
thương
hiệu
để
lưu
giữ
cho
con
cháu
về
sau.
Và
trước
mắt
là
những
người
đã
theo
tôi,
trung
thành
với
Mỹ
Hảo.
Họ
đã
cộng
sự
với
tôi
suốt
chặng
đường
dài
thì
ngược
lại,
tôi
cũng
phải
có
trách
nhiệm
với
họ.
Vậy
việc
nhận
gia
công
thì
sao,
thưa
ông.
Bởi
hiện
nay
nhiều
doanh
nghiệp
cũng
đang
chọn
hướng
đi
này?
-
Theo
tôi,
chọn
gia
công
thì
“khỏe”
cho
doanh
nghiệp
trước
mắt
nhưng
lại
khó
tồn
tại
về
lâu
dài.
Đã
có
nhiều
doanh
nghiệp
nhận
gia
công
than
khó
vì
khi
họ
có
khách
hàng
thì
đơn
vị
gia
công
dồn
đơn
hàng
nên
họ
không
có
thời
gian
sản
xuất
hàng
cho
mình,
còn
lúc
ế
thì
họ
lại
không
đặt
hàng.
Chưa
kể,
khi
nhận
gia
công,
mình
không
chủ
động
được
kinh
doanh
và
cũng
không
xây
dựng
được
thương
hiệu
cho
mình.
Trước
Mỹ
Hảo
cũng
có
một
vài
doanh
nghiệp
trong
nước
có
tham
vọng
cạnh
tranh
với
các
công
ty
nước
ngoài
nhưng
chưa
thành
công.
Vậy
cơ
sở
nào
để
ông
tự
tin
đặt
ra
mục
tiêu
này?
-
Nhiều
năm
qua
ngành
hóa
mỹ
phẩm
trong
nước
hoạt
động
còn
nhiều
khó
khăn
và
manh
mún.
Không
ít
doanh
nghiệp
bầm
dập,
rơi
vào
tình
trạng
tiến
thoái
lưỡng
nan.
Tuy
nhiên,
vẫn
có
không
ít
cơ
hội
nếu
biết
lượng
sức
và
chọn
cho
mình
một
hướng
đi
đúng.
Và
phương
châm
hoạt
động
của
Mỹ
Hảo
là
nhích
lên
từng
bước,
đi
từ
từ
nhưng
bền
vững.
Vậy
nên,
so
với
các
doanh
nghiệp
khác,
Mỹ
Hảo
tuy
đi
chậm
nhưng
tương
đối
đứng
vững
trên
thị
trường
nhờ
chất
lượng
sản
phẩm
ngày
càng
hoàn
thiện
và
hệ
thống
phân
phối
được
xây
dựng
hợp
xu
hướng.
Hơn
nữa,
tôi
là
người
gắn
bó
với
nghề
đã
hơn
ba
mươi
năm
nên
rành
nghề,
rất
yêu
nghề.
Tuy
không
được
đào
tạo
nghề
một
cách
bài
bản
nhưng
tôi
tin
vào
kinh
nghiệm
và
kỹ
thuật
trong
nghề
sản
xuất
hóa
mỹ
phẩm
của
mình.
Đó
chính
là
cơ
sở
để
tôi
tự
tin
đưa
ra
mục
tiêu
cạnh
tranh
với
các
công
ty
đa
quốc
gia.
Ngược
lại,
các
công
ty
này
cũng
đặt
Mỹ
Hảo
là
đối
thủ
cạnh
tranh
hàng
đầu
tại
thị
trường
nội
địa.
Vậy
tại
sao
ông
tự
nhận
là
chưa
hài
lòng
với
sản
phẩm
của
mình?
-
Xu
hướng
toàn
cầu
hóa,
hội
nhập
quốc
tế
ngày
càng
cạnh
tranh
gay
gắt,
sự
có
mặt
của
các
công
ty
hóa
mỹ
phẩm
nước
ngoài
đang
là
một
thách
thức
lớn
đối
với
các
doanh
nghiệp
trong
nước
nên
tôi
không
cho
phép
mình
thỏa
mãn
và
dừng
lại
với
những
gì
đã
làm
được.
Trong
kinh
doanh,
tự
hài
lòng
với
những
gì
mình
làm
được
sẽ
đồng
nghĩa
với
việc
tự
đào
thải
mình
ra
khỏi
thương
trường.
Vì
vậy,
mỗi
lần
ra
thêm
sản
phẩm
mới,vừa
vui
đấy
nhưng
tôi
lại
tự
vấn
ngay:
“Liệu
sản
phẩm
của
mình
đã
thật
tối
ưu
chưa?”,
và
rồi,
tôi
lại
tiếp
tục
nghiên
cứu
để
hoàn
thiện
sản
phẩm
hơn
nữa.
Như
ông
đã
nói,
một
trong
những
yếu
tố
góp
phần
đưa
đến
thành
công
cho
Mỹ
Hảo
là
nhờ
thay
đổi
hệ
thống
phân
phối
hợp
với
xu
hướng,
ông
có
thể
chia
sẻ
cách
làm
này?
-
Khi
Nhà
nước
mở
cửa,
cạnh
tranh
bắt
đầu
gay
gắt,
tôi
cũng
kịp
nhận
ra
phương
thức
kinh
doanh
theo
mô
hình
đại
lý
không
ổn
vì
đại
lý
không
chỉ
bán
hàng
cho
mình
mà
họ
bán
nhiều
sản
phẩm
khác,
và
mình
cũng
không
được
can
thiệp
sâu
vào
cách
bán
hàng.
Vì
vậy,
tôi
lập
tức
thiết
lập
hệ
thống
bán
hàng
theo
mô
hình
nhà
phân
phối.
Nhờ
sự
chuyển
hướng
kịp
thời
nên
chúng
tôi
vượt
qua
khó
khăn
và
tồn
tại.
Mô
hình
này
không
chỉ
giúp
công
ty
giao
hàng
nhanh,
tiết
giảm
được
nhiều
chi
phí
như
phí
thuê
kho
bãi,
vận
chuyển,
nhất
là
không
phải
nơm
nớp
lo
sợ
các
khoản
nợ
“khó
đòi”
như
khi
giao
hàng
cho
đại
lý
mà
còn
giúp
chúng
tôi
nắm
được
số
lượng
hàng
hóa
tiêu
thụ
để
chủ
động
có
kế
hoạch
dự
báo
sản
xuất,
chăm
sóc
được
khách
hàng
thấu
đáo
hơn
và
thường
xuyên
cập
nhật
các
thông
tin
phản
hồi
để
có
hướng
xử
lý,
chấn
chỉnh.
Để
có
sản
phẩm
tốt,
theo
ông,
trong
ba
yếu
tố:
dây
chuyền
sản
xuất,
kinh
nghiệm,
nguồn
nguyên
liệu
thì
yếu
tố
nào
có
tính
quyết
định
nhất?
-
Cả
ba.
Vì
thiếu
một
trong
ba
yếu
tố
này
sản
phẩm
sẽ
khập
khiễng
ngay.
Song,
yếu
tố
không
thể
thiếu
theo
tôi,
đó
là
cái
Tâm
của
nhà
sản
xuất
và
hệ
thống
quản
lý
cũng
phải
thường
xuyên
cải
thiện,
nâng
cấp.
Thực
tế
là
các
doanh
nghiệp
Việt
Nam
hiện
nay
chỉ
mới
đủ
chi
phí
đầu
tư
sản
xuất,
còn
chiến
lược
quảng
cáo
và
hệ
thống
quản
lý,
kinh
nghiệm,
nguồn
lực,
chiến
lược
thì
vẫn
còn
yếu
thế
hơn
các
công
ty
nước
ngoài.
Vì
vậy,
mình
phải
làm
có
tâm
và
phải
có
hướng
đi
khác,
chẳng
hạn
công
ty
nước
ngoài
mạnh
về
tài
chính
nên
tập
trung
“đánh”
vào
quảng
cáo,
nếu
làm
giống
họ
mình
sẽ
kiệt
sức
nên
Mỹ
Hảo
tập
trung
vào
chiến
lược
bán
lẻ,
thiết
lập
hệ
thống
phân
phối
bao
phủ
khắp
nơi,
từ
thành
phố
lớn
đến
từng
ngóc
ngách
của
các
vùng
xa
xôi.
Để
có
hệ
thống
quản
lý
chuyên
nghiệp
và
một
chiến
lược
kinh
doanh
khả
thi,
nhiều
doanh
nghiệp
đã
chọn
hướng
hợp
tác
với
các
nhà
tư
vấn,
nhưng
cũng
có
ý
kiến
cho
rằng
không
cần
thiết
vì
không
ai
hiểu
doanh
nghiệp
mình
bằng
chính
mình.
Vậy
ông
chọn
cách
nào?
-
Đa
số
các
doanh
nghiệp
Việt
Nam
bước
vào
kinh
doanh
với
kiến
thức
quản
lý
chỉ
là
con
số
không.
Chủ
yếu
dựa
vào
kinh
nghiệm,
khả
năng
sẵn
có
và
làm
theo
cảm
tính,
ít
có
chiến
lược
bài
bản
và
tầm
nhìn
xa.
Bản
thân
tôi,
cũng
từng
nếm
trải
thất
bại
vì
không
tính
toán
được
chiến
lược
ở
tầm
xa
và
chưa
biết
cách
xây
dựng
thương
hiệu.
Những
ngày
đầu,
tôi
còn
chưa
ý
thức
cả
việc
định
giá
sản
phẩm
nên
một
chai
nước
rửa
chén,
dầu
gội
đầu...,
tôi
chỉ
lấy
lãi
vài
trăm
đồng.
Vì
vậy,
việc
hợp
tác
với
các
nhà
tư
vấn
là
cần
thiết.
Tuy
nhiên,
tìm
nhà
tư
vấn
phù
hợp
với
mình
rất
khó,vì
nếu
họ
không
hiểu
sẽ
làm
tiêu
hệ
thống
của
mình.
Thực
tế,
tôi
đã
thuê
tư
vấn
nhưng
không
thành
công
vì
họ
không
hiểu
hết
thực
lực,
khả
năng
của
doanh
nghiệp
nên
đưa
ra
chiến
lược
chưa
phù
hợp,
khi
thực
thi
các
giải
pháp
thường
bị
vướng.
Kế
hoạch
năm
2012,
Mỹ
Hảo
tiếp
tục
nâng
cấp
hệ
thống
để
đạt
doanh
số
tăng
trưởng
thêm
50%,
vì
vậy
tôi
cũng
vẫn
tiếp
tục
tìm
kiếm
các
nhà
tư
vấn.
Hơn
ba
mươi
năm
trong
nghề,
ông
đã
rút
ra
cho
mình
những
bài
học
nào
tâm
đắc
để
qua
đó
có
những
bước
đi
chắc
chắn
hơn
về
sau
này?
-
Trước
đây,
điểm
yếu
của
tôi
là
không
biết
dự
báo
xa,
không
có
tầm
nhìn
chiến
lược
nên
kinh
doanh
chỉ
có
hiệu
quả
trong
ngắn
hạn,
gặp
bất
trắc
là
trở
tay
đối
phó
không
kịp.
Rút
kinh
nghiệm
này,
trước
khi
đưa
ra
phương
án
kinh
doanh,
tôi
đều
có
những
dự
báo
xa
để
đón
đầu.
Chẳng
hạn,
vào
những
năm
giá
nguyên
liệu
đầu
vào
tăng
200%
nhưng
giá
bán
sản
phẩm
chỉ
tăng
20-30%,
nhiều
doanh
nghiệp
lao
đao
nhưng
Mỹ
Hảo
vẫn
sống
khỏe,
có
lỗ
cũng
chỉ
vài
phần
trăm
vì
trước
đó
vài
tháng,
tôi
đã
gom
tất
cả
nguồn
vốn
từ
các
kênh
đầu
tư
khác,
kể
cả
tiền
để
dành
cho
tuổi
già
để
mua
nguyên
liệu
dự
trữ.
Cũng
có
nhiều
người
“rủ”
tôi
tham
gia
đầu
tư
vào
các
lĩnh
vực
khác
nhưng
kinh
nghiệm
của
tôi
là
chỉ
nên
đầu
tư
vào
lĩnh
vực
thế
mạnh
của
mình
và
chủ
động
phát
triển
nhiều
sản
phẩm.
Trong
hợp
tác
làm
ăn,
tôi
cũng
có
nhiều
bài
học
cay
đắng
do
quá
tin
người,
bị
họ
lợi
dụng
lòng
tốt
và
niềm
tin
để
lừa
gạt
nên
bây
giờ
tôi
biết
thận
trọng
hơn.
Trong
những
chuyến
đi
nước
ngoài,
ông
có
suy
gẫm
gì
về
những
điều
mắt
thấy
tai
nghe
không,
thưa
ông?
-
Tôi
thường
ra
nước
ngoài
để
học
hỏi,
tìm
hiểu
và
thu
thập
cái
mới.
Tôi
thấy
ở
các
nước,
cách
làm
việc
của
họ
rất
rõ
ràng,
việc
gì
không
được
là
họ
nói
thẳng
để
mình
không
hy
vọng
chứ
không
như
ở
bên
mình,
cứ
hứa
hẹn,
mỗi
nơi
chỉ
dẫn
một
cách
khác
nhau,
có
khi
lòng
vòng
đến
hai
ba
năm
cũng
chưa
xong.
Ở
các
nước,
tinh
thần
làm
việc
của
người
dân
cũng
rất
tự
giác,
trách
nhiệm
cao,
họ
làm
việc
không
biết
hết
giờ
chỉ
biết
hết
việc.
Đặc
biệt,
ở
Hàn
Quốc
và
Nhật
Bản,
ý
thức
bảo
vệ
hàng
sản
xuất
trong
nước
của
người
dân
rất
cao,
họ
luôn
ủng
hộ
hàng
nội
địa,
và
ngược
lại,
hàng
sản
xuất
trong
nước
cũng
rất
tốt,
có
khi
còn
tốt
hơn
cả
hàng
xuất
khẩu.
Trong
những
khó
khăn
tồn
tại,
ông
cảm
thấy
khó
khăn
nào
tác
động
đến
việc
kinh
doanh
của
Mỹ
Hảo
nhất,
nếu
kiến
nghị,
ông
sẽ
đề
đạt
nguyện
vọng
gì?
-
Nhiều
doanh
nghiệp
trong
nước
hiện
đang
rất
khó
khăn
để
có
được
kênh
bán
hàng
trong
siêu
thị,
đã
vậy
các
siêu
thị
lại
làm
nhãn
hàng
riêng
cạnh
tranh
với
các
doanh
nghiệp
nên
nhiều
siêu
thị
đặt
đơn
hàng
ít
hơn,
diện
tích
trưng
bày
hàng
hóa
lại
nhỏ
nên
số
lượng
bán
hàng
của
nhiều
doanh
nghiệp
sụt
giảm.
Khi
số
lượng
bán
hàng
ít,
doanh
nghiệp
bị
xếp
hạng
C,
hạng
D
sẽ
bị
xóa
ngành
hàng
ra
khỏi
danh
mục
bán
tại
siêu
thị.
Khó
khăn
là
vậy
nhưng
kiến
nghị
cũng
khó
nên
để
cứu
mình,
tôi
phải
thiết
lập
hệ
thống
phân
phối
và
đẩy
mạnh
xuất
khẩu.
Nhiều
doanh
nhân
cho
rằng
vợ
chồng
làm
chung
công
ty
thường
hay
nảy
sinh
bất
đồng,
còn
ông
thì
sao?
-
Vợ
chồng
cùng
làm
chung
công
ty
cũng
có
nhiều
cái
tốt,
quan
trọng
là
phân
việc
rõ
ràng
để
nhân
viên
không
phải
chịu
cảnh
“lệnh
ông,
lệnh
bà”.
Ở
Mỹ
Hảo,
tôi
quản
lý
bán
hàng,
sản
xuất,
còn
bà
xã
không
quen
việc
kinh
doanh,
giao
dịch
nên
đảm
trách
việc
chăm
sóc
con
cái
và
quản
lý
chi
tiêu,
tiền
bạc.
Tuy
nhiên,
theo
ý
tôi
thì
vợ
chồng
không
nên
làm
chung,
nhất
là
khi
bà
xã
giữ
“két”
mình
rất
khó
xài
tiền
(cười).
Ông
nói
thường
xuyên
bị
áp
lực
về
cả
thời
gian
lẫn
công
việc,
ông
có
cảm
thấy
mệt
mỏi
và
muốn
lui
vào
hậu
trường
nghỉ
ngơi
chưa?
-
Tôi
là
người
siêng
năng,
chăm
chỉ
lao
động
nên
lịch
làm
việc
của
tôi
lúc
nào
cũng
từ
sáng
sớm
đến
tối
mịt,
thời
gian
nghỉ
tôi
cũng
nghĩ
đến
công
việc.
Có
dấn
thân
vào
kinh
doanh
mới
biết
cực
lắm,
gian
truân
lắm.
Đôi
khi
áp
lực
cũng
khiến
mình
trở
nên
cáu
gắt,
stress,
già
đi
trước
tuổi
là
vì
vậy.
Tôi
đang
mong
các
con
tôi
du
học
về
sẽ
tiếp
tục
nối
nghiệp
và
lúc
đó
tôi
sẽ
dừng
lại,
ngơi
nghỉ.
Đã
đến
lúc
tôi
thấy
già
cỗi
về
sức
sáng
tạo
và
cảm
thấy
mệt
mỏi
rồi.
Và
rất
may
cho
Mỹ
Hảo,
tre
vừa
già,
măng
đã
mọc.
Cám
ơn
ông
về
buổi
trò
chuyện
này.