Ông
Trần
Anh
Thư,
Phó
chủ
tịch
UBND
tỉnh
An
Giang:
Sản
xuất
kinh
doanh
nông
nghiệp
–
nhìn
từ
OCOP
Thứ
năm
-
24/12/2020
11:04
An
Giang
đã
xây
dựng
thành
công
khung
đề
án
“An
Giang
điện
tử”
từ
rất
sớm
và
chuyển
đổi
số
là
1
trong
6
chương
trình
trọng
điểm
của
tỉnh.
Tại
Mekong
Connect
2020,
“Công
nghiệp
hóa
sản
xuất
–
kinh
doanh
nông
nghiệp
–
góc
nhìn
từ
OCOP
”
là
chủ
đề
được
An
Giang
đặc
biệt
quan
tâm.
Xng
quanh
chủ
đề
này,
ông
Trần
Anh
Thư,
Phó
chủ
tịch
UBND
tỉnh
An
Giang,
cho
biết:
Khai
thác
tài
nguyên
và
tri
thức
bản
địa
kết
hợp
với
công
nghệ
mới
tạo
ra
sản
phẩm
giá
trị
gia
tăng,
xây
dựng
thương
hiệu
cho
những
dòng
sản
phẩm
truyền
thống,
có
chỉ
dẫn
địa
lý
và
sáng
tạo,
tham
gia
chương
trình
mục
tiêu
quốc
gia
“Mỗi
xã
một
sản
phẩm”
(One
commune
One
Product
–
OCOP)
đã
trở
thành
động
lực
quan
trọng
cho
phát
triển
kinh
tế
nông
thôn.
Sức
lan
tỏa
của
Chương
trình
OCOP
được
cộng
đồng
tích
cực
đón
nhận,
các
sản
phẩm
tham
gia
Chương
trình
phát
triển
tốt
và
có
nhiều
chuyển
biến
rõ
rệt
về
chất
lượng,
mẫu
mã
và
quan
trọng
hơn
đã
thể
hiện
tinh
thần
chủ
động
sáng
tạo,
hành
động
địa
phương
–
tư
duy
toàn
cầu
và
thực
sự
đã
thu
hút
nguồn
nhân
lực
trẻ
vào
quá
trình
công
nghiệp
hóa
hoạt
động
sản
xuất
–
kinh
doanh
nông
nghiệp.
Tiến
trình
OCOP
của
An
Giang
phát
triển
đến
đâu,
thưa
ông?
Ông
Trần
Anh
Thư: Tuy
hầu
hết
chủ
thể
có
quy
mô
nhỏ,
điểm
xuất
phát
thấp
nhưng
những
chủ
thể
OCOP
mang
khát
vọng
đáng
trân
trọng
trong
việc
tạo
việc
làm,
tăng
thu
nhập
và
mang
đến
sự
hài
lòng
cho
người
dùng.
Đến
nay,
tỉnh
An
Giang
đã
có
37
sản
phẩm
được
đánh
giá,
công
nhận
sản
phẩm
OCOP
3
sao,
4
sao
đến
từ
28
chủ
thể
(12
hộ
sản
xuất
kinh
doanh,
13
doanh
nghiệp,
3
hợp
tác
xã).
Và
có
5
sản
phẩm
rất
đặc
trưng
của
tỉnh
(từ
gạo
và
đường
thốt
nốt)
có
tiềm
năng
đạt
OCOP
5
sao
đang
đề
nghị
trung
ương
đánh
giá
công
nhận
cho
2
doanh
nghiệp.
Ông
kỳ
vọng
gì
từ
chủ
đề
của
Mekong
Connect
2020?
–
Tiến
trình
này,
tương
tự
như
khởi
nghiệp
từ
nông
nghiệp,
không
kém
phần
nghiệt
ngã,
thách
thức.
Do
đó,
An
Giang
mong
muốn
thông
qua
chủ
đề
hội
thảo
“Công
nghiệp
hóa
sản
xuất
–
kinh
doanh
nông
nghiệp
–
Góc
nhìn
từ
OCOP”
sẽ
cung
cấp
thêm
kinh
nghiệm
cho
các
chủ
thể
và
những
ứng
viên
OCOP
–
là
các
start
up,
các
hợp
tác
xã,
các
cơ
sở
sản
xuất
và
các
hộ
sản
xuất
kinh
doanh
–
vượt
qua
khó
khăn,
thử
thách,
tự
tin
hơn
khi
thực
hiện
khát
vọng
và
cũng
là
cách
giải
bài
toán
khó
cho
kinh
tế
nông
thôn.
Cùng
với
“Công
nghiệp
hóa
sản
xuất
–
kinh
doanh
nông
nghiệp”,
được
biết
An
Giang
cũng
đang
thúc
đẩy
mạnh
chuyển
đổi
số
trên
nhiều
lĩnh
vực.
Xin
ông
cho
biết
đâu
là
trọng
tâm,
trọng
điểm?
-Chuyển
đổi
số
là
xu
thế
phát
triển
trong
thời
gian
tới,
cũng
có
thể
xem
đây
là
cơ
hội
để
thúc
đẩy
An
Giang
phát
triển,
do
đó
Nghị
quyết
Đại
hội
đại
biểu
Đảng
bộ
tỉnh
lần
thứ
XI,
nhiệm
kỳ
2020
–
2025
đã
xác
định
chương
trình
Chuyển
đổi
số
tỉnh
An
Giang
giai
đoạn
2020
–
2025,
định
hướng
đến
năm
2030
là
1
trong
6
chương
trình
trọng
điểm
của
tỉnh,
trong
đó
An
Giang
chọn
3
lĩnh
vực
ưu
tiên:
Một
là, xây
dựng
Chính
quyền
số
tỉnh
An
Giang
nhằm
nâng
cao
chất
lượng,
hiệu
quả
hoạt
động
của
các
cơ
quan
nhà
nước,
phục
vụ
người
dân
và
doanh
nghiệp
ngày
càng
tốt
hơn,
đảm
bảo
người
dân
có
thể
tiếp
cận,
sử
dụng
dịch
vụ
mọi
lúc,
mọi
nơi
dựa
trên
nhiều
phương
tiện
khác
nhau,
phù
hợp
với
nhu
cầu.
Theo
đó,
An
Giang
định
hướng
xây
dựng
Thành
phố
Long
Xuyên
thành
một
đô
thị
thông
minh,
hiện
đại
và
đáng
sống
có
thể
trở
thành
đô
thị
văn
minh,
kiểu
mẫu.
Đồng
thời,
tỉnh
có
chủ
trương
đầu
tư
hệ
thống
camera,
góp
phần
giám
sát
khu
vực
biên
giới,
hỗ
trợ
phòng
chống
dịch
bệnh
Covid-19
và
cũng
hỗ
trợ
công
tác
phòng
chống
tội
phạm
khu
vực
biên
giới.
Để
cụ
thể
hoá
các
mục
tiêu
trên,
năm
2020,
tỉnh
An
Giang
đã
thực
hiện
ký
kết
các
thỏa
thuận
hợp
tác
chiến
lược
viễn
thông
–
công
nghệ
thông
tin
giai
đoạn
2020
–
2025
với
Tập
đoàn
Bưu
chính
Viễn
thông
Việt
Nam
(VNPT)
và
Tập
đoàn
Công
nghiệp
–
Viễn
thông
Quân
đội
(Viettel).
Hai
là, chuyển
đổi
số
trong
nông
nghiệp
với
phương
châm
đổi
mới
mạnh
mẽ
mô
hình
tăng
trưởng
trong
nông
nghiệp,
xây
dựng
thương
hiệu
nông
sản,
mở
rộng
thị
trường
tiêu
thụ,
nâng
cao
chất
lượng,
giá
trị,
sức
cạnh
tranh
hàng
hóa
nông
sản
An
Giang.
Trong
giai
đoạn
2020
–
2025,
An
Giang
tập
trung
triển
khai,
từng
bước
xây
dựng
cơ
sở
dữ
liệu
về
quy
trình
sản
xuất
gắn
với
chất
lượng
sản
phẩm;
quản
lý
chuỗi
giá
trị
sản
phẩm,
truy
xuất
nguồn
gốc,
tạo
niềm
tin,
uy
tín
cho
nông
sản
An
Giang…
Ba
là,
chuyển
đổi
số
trong
du
lịch
với
nhiều
giải
háp
phát
triển
KTXH.
Trong
đó,
phát
triển
đồng
bộ
các
loại
hình
du
lịch
tâm
linh
–
sinh
thái
–
nghỉ
dưỡng.
Đa
dạng
hóa
sản
phẩm
du
lịch,
khuyến
khích
những
loại
hình
văn
hóa,
giải
trí
về
đêm…
thu
hút,
giữ
chân
du
khách.
Ứng
dụng
công
nghệ
thông
tin,
truyền
thông
xây
dựng
các
ứng
dụng
phục
vụ
du
lịch
thông
minh,
quảng
bá
hình
ảnh,
điểm
đến
của
tỉnh,
mô
hình
du
lịch,…
ứng
dụng
hiệu
quả
vào
công
tác
quản
lý,
phục
vụ
du
khách
tìm,
kiếm
các
dịch
vụ
cần
thiết
trên
địa
bàn
tỉnh.
Số
hóa
và
nền
kinh
tế
số
được
nhấn
mạnh,
vậy
An
Giang
cần
làm
gì
để
số
hóa
không
chỉ
là
giải
pháp
kinh
tế
mà
là
nền
tảng
để
phát
triển
xã
hội,
bảo
vệ
môi
trường?
–
Để
phân
tích
và
đánh
giá,
thì
trí
tuệ
nhân
tạo
(AI)
cần
có
hệ
thống
dữ
liệu
lớn
để
phân
tích,
do
vậy
việc
số
hoá
để
tạo
nên
các
cơ
sở
dữ
liệu
là
rất
cần
thiết
để
phục
vụ
cho
việc
phân
tích
và
ra
quyết
định
phù
hợp.
Để
số
hoá
và
xây
dựng
hệ
thống
dữ
liệu
là
giải
pháp
phát
triển
kinh
tế
–
xã
hội,
bảo
vệ
môi
trường,
trong
thời
gian
tới
An
Giang
xây
dựng
và
vận
hành
Trung
tâm
dữ
liệu
và
điều
hành
của
tỉnh.
Có
thể
nói
đây
sẽ
là
trung
tâm
tập
trung
dữ
liệu,
để
phân
tích,
điều
hành
và
hỗ
trợ
ra
quyết
định
của
tỉnh.
Từ
trung
tâm
này
sẽ
có
số
hoá
dữ
liệu,
thu
thập
và
tiếp
nhận
các
thông
tin
dữ
liệu
từ
thiết
bị
ngoại
vi,
các
thông
tin,
dữ
liệu
từ
người
dân,
đặc
biệt
là
các
thông
tin
hỗ
trợ
cho
phát
triển
KT-XH
của
tỉnh,
phản
ánh
về
môi
trường,
từ
đó
sẽ
giúp
cho
tỉnh
đưa
ra
các
quyết
định
phù
hợp
cho
việc
bảo
vệ
môi
trường,
cũng
như
phục
vụ
cho
sự
phát
triển
của
tỉnh.
Hiện
nay,
Quy
hoạch
vùng
chuẩn
bị
được
Chính
phủ
phê
duyệt,
vậy
nhiệm
vụ
lập
Quy
hoạch
tỉnh
An
Giang
thời
kỳ
2021
–
2030,
tầm
nhìn
đến
năm
2050
được
triển
khai
như
thế
nào?
–
Thực
hiện
Luật
Quy
hoạch,
Nghị
định
số
37/2019/NĐ-CP
ngày
7.5.2019
của
Chính
phủ
quy
định
chi
tiết
thi
hành
một
số
điều
của
Luật
Quy
hoạch;
Thông
tư
số
08/2019/TT-BKHĐT
ngày
17.5.2019
của
Bộ
Kế
hoạch
và
Đầu
tư
hướng
dẫn
về
định
mức
trong
hoạt
động
quy
hoạch;
và
các
văn
bản
liên
quan,
tỉnh
An
Giang
đã
khẩn
trương
thực
hiện
các
bước
để
triển
khai
xây
dựng
Quy
hoạch
tỉnh
An
Giang
thời
kỳ
2021
–
2030,
tầm
nhìn
đến
năm
2050.
Đến
nay,
nhiệm
vụ
lập
quy
hoạch
tỉnh
An
Giang
thời
kỳ
2021
–
2030,
tầm
nhìn
đến
năm
2050
đã
được
Thủ
tướng
Chính
phủ
phê
duyệt
tại
Quyết
định
số
783/QĐ-TTg
ngày
8.6.2020
và
Dự
toán
chi
phí
lập
Quy
hoạch
tỉnh
An
Giang
thời
kỳ
2021
–
2030,
tầm
nhìn
đến
năm
2050
đã
được
Ủy
ban
nhân
dân
tỉnh
An
Giang
phê
duyệt
tại
Quyết
định
số
2305/QĐ-UBND
ngày
30.9.2020.
Nhiệm
vụ
Quy
hoạch
tỉnh
An
Giang
thời
kỳ
2021
–
2030,
tầm
nhìn
đến
năm
2050
đã
thực
hiện
đầy
đủ
các
nội
dung
theo
Luật
Quy
hoạch
và
Nghị
định
số
37/2019/NĐ-CP,
cụ
thể:
Quy
hoạch
tỉnh
An
Giang
thời
kỳ
2021
–
2030,
tầm
nhìn
đến
năm
2050
có
19
nội
dung
chủ
yếu
và
36
nội
dung
đề
xuất
tích
hợp.
Hiện
nay,
tỉnh
An
Giang
đang
khẩn
trương
các
bước
lập
Quy
hoạch
tỉnh
An
Giang
thời
kỳ
2021
–
2030,
tầm
nhìn
đến
năm
2050,
Ủy
ban
nhân
dân
tỉnh
đã
giao
Sở
Kế
hoạch
và
đầu
tư
lựa
chọn
nhà
thầu
lập
quy
hoạch
tỉnh
An
Giang
thời
kỳ
2021
–
2030,
tầm
nhìn
đến
năm
2050
theo
quy
định
của
pháp
luật.
Đang
chuẩn
bị
các
bước
để
thuê
đơn
vị
tư
vấn
lập
hồ
sơ
mời
thầu
các
gói
thầu
lập
quy
hoạch.
Và
khẩn
trương
thực
hiện
các
bước
tiếp
theo
để
xây
dựng
Quy
hoạch
tỉnh.
Xin
cảm
ơn
ông!
Liên
Khương thực
hiện