Và cần lắm những kỹ sư thực thụ
Trong khi đó, theo ông Lê Dưỡng – Chủ tịch HĐTV Công ty Union Trading, một đơn vị nhiều năm trồng trái chuối ứng dụng kỹ thuật cao, ngoài những yếu tố trên thì ông quan tâm đến một số điểm khác.
Đó là những kỹ sư thực thụ, lành nghề, bởi hiện nay kỹ sư nông nghiệp ở Việt Nam mới được đào tạo chung chung, không đào tạo theo chuyên ngành, họ không kết hợp được phân thuốc, thổ nhưỡng, khí hậu…
“Đây là lý do nhiều vườn trồng lớn của Trung Quốc có mặt ở Việt Nam, họ đem theo những kỹ – sư lao động chuyên canh từng loại cây trồng từ Trung Quốc sang, vì chỉ có họ mới biết rõ đặc thù, đặc tính của từng loại cây, từng thời điểm sinh trưởng để chăm sóc như thế nào…”, ông Dưỡng cho biết.
Ông Lê Dưỡng
Đồng quan điểm với ông Trần Phong Lan, ông Lê Dưỡng cũng cho rằng, làm nông nghiệp kỹ thuật cao phải đầu tư công nghệ, con người…, nên đòi hỏi phải có lượng đất ít nhất là 30 héc ta trở lên mới làm được. Đó là nền tảng cho việc ổn định sản lượng nguồn nguyên liệu, không chỉ theo mùa mà phải quanh năm!
“Công ty chúng tôi đang trồng hơn 150 héc ta chuối Nam Mỹ trên Bình Phước, hiện đang mở rộng đầu tư vào các tỉnh, trong đó có An Giang với khoảng 150 héc ta, Quảng Ngãi khoảng 45 héc ta với mô hình liên kết giữa công ty với HTX, nông dân có đất để tạo ra vùng nguyên liệu và thói quen chăm sóc nông nghiệp kỹ thuật cao cho nông dân”. Ông Dưỡng chia sẻ và cho biết: “Chúng tôi cũng đang tính toán việc chế biến chuối, làm bột chuối nghiền, cấp đông làm nguyên liệu trong kem… hay chuẩn bị bột nêm, làm mì chuối, vì chúng tôi biết trẻ em ít ăn chuối, thích ăn mì… Đó là động lực cho công ty làm chế biến sâu hơn trong thời gian tới đây”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 139
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 138
Hôm nay : 26457
Tháng hiện tại : 400446
Tổng lượt truy cập : 52512122