“Thách thức là có nhưng chúng ta vượt qua đến đâu đều phụ thuộc vào khả năng của chính chúng ta. TPP mang đến cơ hội, nhưng cơ hội biến thành lợi ích mà luôn đi kèm thách thức”, ông Tuyển nói.
Người từng “cầm trịch” trong đàm phán WTO cũng bày tỏ nỗi lo ngại trước những sức ép và thách thức cải cách với Nhà nước nhiều hơn là các DN. Cũng bởi, bộ máy của các DN khi chịu sức ép cạnh tranh nên buộc họ phải cải cách, nhưng với Nhà nước thì vấn đề cải cách là bài toán lớn.
Ông Tuyển cũng nhấn mạnh: “Việt Nam đang sống trong cảm xúc quá nhiều, nên hết sức bình tĩnh và không nên sống quá nhiều với cảm xúc”.
Cũng liên quan đến vấn đề nhập khẩu tăng hay xuất khẩu sẽ tăng khi tham gia vào TPP, nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại cho rằng trước mắt có thể nhập khẩu sẽ tăng lên, dẫn đến nhập siêu tăng do đầu tư vào nhiều.
Ông Tuyển cho rằng nhập siêu không phải bao giờ cũng xấu nên không nhất thiết khi hiệp định được ký kết và có hiệu lực thì xuất khẩu phải tăng lên theo. Dẫn chứng, trong năm 2007 khi gia nhập WTO, số vốn đầu tư tăng vọt gấp 3 lần so với năm 2006, do các DN phải triển khai các dự án nên đã dẫn đến nhập siêu tăng.
“Sau khi các dự án đầu tư đi vào ổn định, sản xuất phát triển và có làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt nam thì trong tương lai xuất khẩu sẽ tăng lên. Không nên nghĩ xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu nhất trong thời gian đầu là ta không tận dụng được cơ hội”, ông Tuyển nói.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP, khi hàng rào thương mại giảm xuống thì khả năng tiếp cận thị trường tăng lên. Tuy nhiên, các nước trong TPP là những nước có cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu bổ sung, nên Thứ trưởng cho rằng có cơ sở để xuất khẩu có tốc độ tăng nhanh hơn nhập khẩu.
“ Không có cơ sở để nói rằng khi gia nhập TPP thì chênh lệch thương mại tăng lên và nhập siêu tăng”, Thứ trưởng Khánh khẳng định.
Theo Trí thức trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 89
Hôm nay : 9238
Tháng hiện tại : 495000
Tổng lượt truy cập : 49913634