04:57 +07 Thứ sáu, 20/09/2024

Trang nhất » Chân dung » Chân dung

TPP không phải toàn “màu hồng”

Thứ tư - 04/11/2015 16:49
Gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng không phải toàn màu hồng mà ở đó có rất nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủ, doanh nghiệp phải thay đổi mạnh mẽ.
Thay đổi từ Nhà nước  



Bà Phạm Chi Lan cho biết, trong khi các nước như Mỹ, Nhật, New Zealand… đã dần công bố các cam kết của họ khi tham gia TPP thì phía Việt Nam vẫn chưa hé lộ các cam kết của mình để doanh nghiệp biết đường chuẩn bị.




Chuyên gian kinh tế Phạm Chi Lan 
Ảnh: Internet

Theo bà Lan, giới doanh nghiệp rất cần biết những vấn đề như Việt Nam đã thỏa thuận với Mỹ hay Nhật Bản và các thành viên khác thế nào, và mức đó các đối tác mở cửa thị trường đến đâu. Từ đó, giới doanh nghiệp có thể nhận diện được đâu là cơ hội, thách thức hay đâu là thị trường ngách để có thể đi xâm nhập...
 
“Với TPP, các nước không nhìn vào luật hiện hành mà nhìn vào những cam kết từ Chính phủ. Việt Nam, một trong 12 thành viên TPP có nền kinh tế thị trường chưa đầy đủ và Nhà nước còn ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế chắc chắn sẽ bị soi kỹ bởi 11 nước còn lại”, bà Lan cho biết.
 
Chính vì thế, theo bà Lan, Việt Nam cần nhanh chóng điều chỉnh luật lệ cho phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên việc rà soát luật để sửa sao cho dung hòa với các hiệp định là một điều rất khó khăn. Theo bà Lan, “làm luật ở Việt Nam, thông thường cần hai năm để sửa một luật. Chưa kể sau luật còn phải ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn”…
 
Bà Lan phân tích, Việt Nam phải cải cách thể chế thật quyết liệt, vì đây đang là lực cản với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc cải cách phải được triển khai ở từng vị trí trong bộ máy Nhà nước và cần phải đặt ra yêu cầu huấn luyện lại cán bộ:
 
“Phải tập huấn cho các viên chức biết được những cam kết mới đòi hỏi gì để họ biết nhiệm vụ của mình. Nếu không lúc xảy ra chuyện người này chờ người kia, không ai chịu trách nhiệm, và doanh nghiệp sẽ là người chịu thiệt nhất”.
 
Ai được hưởng lợi từ TPP?
 
Chuyên gia Phạm Chi Lan kể chuyện về Mexico đang mang trong mình hai nền kinh tế, một đại diện bởi các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI cùng một nhóm nhỏ các doanh nghiệp lớn nội địa, và phần còn lại, với đa số các doanh nghiệp trong nước, là một nền kinh tế lạc hậu.
 
GDP Mexico dù tăng trưởng nhưng không làm tăng thu nhập của đa phần người dân hoặc thu nhập của họ có tăng nhưng rất ít. Đây là một bài học rất lớn cho Việt Nam, bà Lan nhận định.
 
Khi Việt Nam vào TPP, nhiều người cho rằng, Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng ai là người hưởng? Người dân Việt Nam hay các doanh nghiệp FDI?
 
Hiện nay, các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% xuất khẩu, khi hội nhập các hàng rào thuế quan dỡ bỏ dần, đó là điều kiện cho xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có cơ hội không hay các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI chiếm hết?...
 
"Gia nhập TPP, GDP hàng năm sẽ tăng, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng. Đây là một bức tranh đẹp về vĩ mô, nhưng nó sẽ không thực sự đẹp khi doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ít có cơ hội phát triển", bà Lan nhận định, và dự báo rằng báo có thể số doanh nghiệp “đóng cửa” sẽ gia tăng.
 
Ngay trước mắt, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2015, tổng số doanh nghiệp đóng cửa đã lớn hơn số doanh nghiệp đóng cửa trong năm 2011 và 2012, là hai năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
 
Chăn nuôi, trồng trọt gặp khó
 
Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, nhiều người nói ngành chăn nuôi sẽ là vật “hy sinh” khi tham gia TPP thì cách nói như vậy chưa hợp lý.
 
"Thứ nhất, chỉ riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành chăn nuôi chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20%. Thứ hai, cách nói như vậy dễ gây tâm lý chủ quan cho các ngành khác, và sợ nhất là các ngành khác không thấy thách thức mà mình đối mặt".
 
TPP có thể không đem lại nhiều thách thức cho ngành trồng trọt nhưng với AEC và Hiệp định về Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc, ngành trồng trọt sẽ gặp nhiều thách thức.
 
“hách thức đến từ Thái Lan khi gần như mọi sản phẩm của Việt Nam thì Thái Lan đều có nhưng sản phẩm của họ tốt hơn so với Việt Nam”, bà Lan cho biết.
 
Trong một báo cáo của McKinsey, hơn 50% doanh nghiệp Thái nhìn thị trường Việt Nam là cơ hội của họ. Chúng ta có nguy cơ bị mất thị trường nội địa.
 
Theo bà Lan, khi tham gia vào bất cứ hiệp định thương mại nào thì Việt Nam cũng sẽ có những cơ hội và thách thức nhất định. "Trong TPP cũng vậy, chúng ta không nên quá tô hồng mà quên đi những thách thức cần phải giải quyết".
 
Trần Quỳnh

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 119

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 115


Hôm nayHôm nay : 7083

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 631786

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50050420



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach