Lo ngại trước thực trạng DN Việt Nam ngày càng nhỏ, bà Từ Thị Bích Lộc, lãnh đạo một doanh nghiệp may tại Hà Nội đặt câu hỏi: DN nhỏ là do người Việt Nam yếu kém hay không có bản năng của người làm chủ?
Doanh nghiệp phải bé thì mới không bị rủi ro
Tự đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đầy nhức nhối này, bà Lộc khẳng định rằng: Nguyên nhân là do chính sách. Kể về câu chuyện chính DN của mình, vị lãnh đạo này cho biết trước đây khi thành lập DN may mặc, công ty bà được Thành phố cho mảnh đất tại ngoại thành với thời điểm quy mô của DN lớn nhất, lên tới hơn 200 công nhân.
Thế nhưng, DN may mặc của bà càng ngày càng bé đi, khi mà chi phí kinh doanh ngày càng tăng lên, “ăn” vào vốn và lãi, khiến cho hiệu quả hoạt động của DN ngày càng thấp. Vị lãnh đạo DN này đành phải “ngậm ngùi” thu hẹp quy mô hoạt động, để hạn chế rủi ro.
“Muốn sự hỗ trợ của Nhà nước, DN cần lắm nhưng không động tới được. Sản phẩm của chúng tôi có chất lượng, từng xuất đi Mỹ, Nhật, và cũng có nhiều khách hàng hỏi thăm, nhưng chúng tôi không dám làm, vì càng làm càng lỗ” – Vị DN này phân trần.
Bà nói thêm: “Tôi nhiều công nhân tôi lỗ nhiều, vì chi phí bên ngoài quá cao, chi phí xuất khẩu quá tăng, chi phí thuế thuê đất, chi phí xuất nhập khẩu chuyển hàng, chi phí cho người lao động, lương tăng. Giờ nghĩ đến tiền bảo hiểm, đúng là tôi không muốn làm gì”.
Thấu hiểu rõ khó khăn của doanh nghiệp, khi chí phí ngày càng tăng lên, hoạt động kém hiệu quả, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế đã chỉ ra thực trạng là trong khi năm 2015 tốc độ tăng trưởng đã được cải thiện nhưng lại chủ yếu chủ yếu dựa vào FDI, trong khi quy mô doanh thu của DN trong nước lại ngày càng giảm đi.
Theo ông Doanh, chi phí hoạt động ngày càng cao, rủi ro kinh doanh lớn đang là trở ngại lớn nhất và là nguyên nhân khiến cho quy mô DN ngày càng nhỏ. Dẫn chứng, DN Việt Nam vẫn phải chịu lãi suất ngân hàng quá cao, cho dù năm 2015 lạm phát tăng thấp, nhưng lãi suất ở Việt Nam vẫn ở mức 9 – 10%.
“Như vậy so với Thái Lan và Trung Quốc, lãi suất của ta cao gấp 2,8 lần. Dẫn đến chi phí vốn của Việt Nam cao hơn hiều” – TS. Doanh đánh giá.
Suốt ngày lo quan hệ, bôi trơn thì khó lớn
Hoặc với phí đường bộ cũng liên tục tăng lên, cũng một phần nguyên nhân là do phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao, nên phải điều chỉnh tăng phí. Chưa kể, mức độ thu phí và mức độ thu phí ngoài pháp luật cũng đang tăng lên.
Dẫn chứng từ Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, TS. Doanh cho biết tỷ lệ DN nộp chi phí ngoài pháp luật của DN Việt Nam không những không giảm mà còn tăng lên. Đây sẽ là điều đáng lo ngại khi Việt Nam hội nhập sâu rộng, yêu cầu cạnh tranh bình đẳng hơn chứ không phải làm ăn chỉ thông qua quan hệ.
TS. Doanh thẳng thắn chỉ ra: “DN chỉ lo đến ông A bà B biếu phong bì thì có miếng đất, có cơ chế và mọi việc sẽ êm, mà không chú trọng nâng cao năng lực, sử dụng dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như một chiến lược đầu tư dài hạn. Nếu vậy thì sao lớn được?”.
Do đó, vị chuyên gia này cảnh báo rằng khi bước vào hội nhập, nếu không thay đổi thì những quan hệ này cũng không giúp ích được gì. Bởi DN FDI có thể kiện nếu phát hiện ra DN dùng quan hệ.
“Hội nhập từ 2016 này là giai đoạn mới đòi hỏi bộ máy Nhà nước và DN có cải cách mạnh mẽ, từ đó tận dụng cơ hội và chiếm lĩnh thị trường thì nền kinh tế mới khởi sắc” – TS. Doanh cảnh báo.
Theo Trí thức trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 182
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 181
Hôm nay : 30308
Tháng hiện tại : 614524
Tổng lượt truy cập : 50033158