07:47 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Trang nhất » Chân dung » Chân dung

Việt Nam cần tận dụng lợi thế trên dòng Mekong

Thứ ba - 26/04/2016 21:26
Đó là nhận định của GS. Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ tại hội thảo “Sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong” do qũy Hòa Bình và phát triển TP.HCM và Đại học Cần Thơ tổ chức cuối tuần qua.
 
Theo GS Xuân, hiện nay, nguồn nước ngọt ở thượng nguồn sông Mekong đang ngày một ít đi bởi hàng chục đập thủy điện lớn nhỏ được xây dựng cũng như sắp xây dựng.
 
Những công trình từ Thái Lan, Lào lấy nước trực tiếp từ sông Mekong khiến lượng nước xuống tới đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không còn nhiều. 





GS. Võ Tòng Xuân cho rằng ĐBSCL cần tận dụng lợi thế nước mặn của mình để phát triển nông nghiệp
 
“Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu do mất rừng quá nhiều khiến người nông dân trồng lúa cũng như người chăn nuôi đang chịu thiệt hại nặng nhất. Nếu Việt Nam tiếp tục trồng lúa trong thời điểm này thì việc không có nước ngọt hay phải ngăn mặn sẽ không hiệu quả và ngày càng tốn tiền”, GS Xuân nói.
                                                     
GS Xuân chia sẻ, cần thấy rằng, trong 6 nước lưu vực sông Mekong thì chỉ có Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng có thế mạnh mà 5 nước kia không có, đó là nước mặn.
 
“Thực tế từ xưa đến nay, ông cha ta đã cho thấy, có nước mặn thì có thể nuôi các loại tôm, cá đa dạng và phong phú hơn nhiều chứ không phụ thuộc vào cây lúa”.
 
Trước những diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt hiện nay, GS. Xuân cho rằng: Việt Nam nên có những hệ thống trữ nước ngọt. Với ĐBSCL, đó chính là các đìa nước nằm dọc theo các kênh. Hay thậm chí, nhiều hộ dân có thể cùng làm những đìa nước lớn.
 
“Trong đìa nước, trên thì trồng cây ăn trái, dưới thì cấy lúa hoặc nuôi tôm, cá… Như thế chúng ta sẽ không lo bị thiếu nước như hiện nay”.
 
Vì thế, Nhà nước cần phải tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để tận dụng nước ngọt và tận dụng các cơ hội từ nguồn nước nhiễm mặn này ngay vì hạn hán sẽ ngày càng khốc liệt.
 
GS. Xuân phân tích, các nước trên lưu vực sông Mekong cần phải ngồi lại với nhau để đưa ra những quyết định chung cuối cùng. Phải xây dựng được sự ràng buộc lẫn nhau trong việc sử dụng chung nguồn nước từ sông Mekong.
 
Riêng ở ĐBSCL, theo GS. Xuân nên tập trung gieo sạ lúa ở khu vực không bị ảnh hưởng bởi mặn như An Giang, Đồng Tháp, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
 
Đề xuất quỹ chung cho dòng Mekong
 
PGS.TS Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu vấn đề: Cần làm sao để thế giới có quỹ về sông Mekong mà các nước trong lưu vực sông Mekong là trụ cột chính.
 
Nước nào dùng nhiều đóng nhiều, dùng ít đóng ít, khi nào có thiệt hại sẽ được quỹ hỗ trợ để khắc phục những rủi ro. Đây cũng là cách nâng cao trách nhiệm của các nước lưu vực sông Mekong.
 
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia sinh thái vùng ĐBSCL, cho rằng nếu làm được quỹ cho sông Mekong sẽ gây được sự chú ý theo dõi của thế giới.
 
Tuy nhiên, TS Kim Geheb, điều phối viên khu vực sông Mekong cho rằng rất khó để thực hiện việc này: “Liệu có trả tiền cho Lào không nếu Lào không xây dựng đập Don Sahong để đảm bảo cho dòng Mekong? Đây là câu hỏi khó vì cần rất nhiều tiền”.
Bên cạnh đó, ông Thiên cho rằng, có thể chiến lược phát triển nông nghiệp cho ĐBSCL phải xem lại hoàn toàn. Tư duy canh tác hướng đến sản lượng, năng suất cao là tư duy không thích hợp nữa. Bởi dựa vào sản lượng thì tiêu tốn nhiều tài nguyên, các nguồn lực. Vì thế cần thay đổi theo hướng không dựa vào lúa nước ngọt.
 
Nên chuyển sang được lúa nước mặn hoặc dùng công nghệ để sống chung cùng nước mặn, ông Thiên phân tích.
 
Đặc biệt, theo ông Thiên, ĐBSCL muốn phát triển và nâng cao trong nông nghiệp phải dựa vào một lực lượng mới, không phải là người nông dân mà là doanh nghiệp.
 
“Nông dân vẫn quan trọng và rất quan trọng nhưng không thể giải quyết được vấn đề, do đó rất cần doanh nghiệp vào đóng vai trò chủ lực. Chính doanh nghiệp sẽ cùng với nông dân tìm ra những cách phản ứng tốt nhất cho những tình huống trên”.
 
Như GS. Võ Tòng Xuân nói, chúng ta có khi chuyển qua nuôi cua, tôm, rong dêu… Nghĩa là chúng ta cần có cách tiếp cận về nông nghiệp ĐBSCL theo một hướng rộng hơn bây giờ.
 
Quỳnh Trần

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 307

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 305


Hôm nayHôm nay : 56016

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 954192

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 41854004



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach