18:11 +07 Thứ năm, 19/09/2024

Trang nhất » Làng nghề » Làng nghề

An Giang hỗ trợ làng nghề phát triển bền vững

Chủ nhật - 21/08/2011 15:42
An Giang hỗ trợ làng nghề phát triển bền vững

An Giang hỗ trợ làng nghề phát triển bền vững

Hiện nay, 24/34 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 14 làng nghề TTCN truyền thống. 34 làng nghề TTCN thu hút trên 6.300 hộ, 18.600 lao động, thu nhập của lao động thuộc các làng nghề bình quân là 1,3 triệu đồng/người/tháng. 6 tháng đầu năm 2011 của các làng tạo ra giá trị sản lượng khoảng 300 tỷ đồng, với . Riêng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, TTCN xuất khẩu trên 4,78 triệu USD.
Hiện nay,  24/34 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 14 làng nghề TTCN truyền thống. 34 làng nghề TTCN thu hút trên 6.300 hộ, 18.600 lao động, thu nhập của lao động thuộc các làng nghề bình quân là 1,3 triệu đồng/người/tháng. 6 tháng đầu năm 2011 của các làng tạo ra giá trị sản lượng khoảng 300 tỷ đồng, với . Riêng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, TTCN xuất khẩu trên 4,78 triệu USD.
 
Theo bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương An Giang, nhiều làng nghề phát triển chưa bền vững, các sản phẩm làng nghề thiếu sức cạnh tranh, thị trường chỉ bó hẹp trong phạm vi địa phương. Bên cạnh các làng nghề phát triển ổn định, một số làng nghề có nguy cơ mai một như: làng nghề tơ lụa Tân Châu, làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Khánh (Long Xuyên)…
 
Để giúp các làng nghề tồn tại và phát triển, hoạt động khuyến công tỉnh đã kiên trì thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề TTCN, đề ra định hướng phát triển đến năm 2015: Hỗ trợ nguồn vốn, đầu tư đổi mới trang thiết bị, các biện pháp để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề. Giai đoạn 2011-2015, tỉnh xây dựng từ 6-8 địa phương có nghề TTCN; số làng nghề được công nhận đạt 85%; giải quyết việc làm mới cho 4.000-5.000 lao động nông thôn và thực hiện chính sách công nhận nghệ nhân, thợ giỏi, khen thưởng người có công đưa nghề mới về địa phương phát triển.
 
Các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nghề, làng nghề ở nông thôn được tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay để đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư cơ sở sản xuất mới; thời gian hỗ trợ không quá 3 năm đối với cho vay dài hạn. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất được tỉnh An Giang xét hỗ trợ một phần kinh phí từ vốn khuyến công (mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/lần). Tỉnh cũng hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp cho doanh nghiệp với mức từ 500.000 - 1 triệu đồng/người/khóa học, tùy theo tính chất ngành nghề.
 
Hoạt động hỗ trợ tập trung các lĩnh vực nâng cao năng lực, cải thiện khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường, hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề, tổ chức truyền nghề, cấy nghề và đào tạo thợ giỏi làng nghề TTCN. Theo các cơ sở làng nghề hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện cho làng nghề tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học kỹ thuật, thị trường để xây dựng các chiến lược xuất khẩu hàng hóa...hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh sống còn trong bối cảnh lạm phát.

VA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 80

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 79


Hôm nayHôm nay : 31620

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 615836

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50034470



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach