17:43 EDT Thứ tư, 18/09/2024

Trang nhất » Làng nghề » Làng nghề

Công nghệ mới sẽ giúp làng nghề hồi sinh

Thứ tư - 13/07/2011 22:05
Công nghệ mới sẽ giúp làng nghề hồi sinh

Công nghệ mới sẽ giúp làng nghề hồi sinh

Ông Phạm Ngọc Nguyên, chủ cở sở sản xuất đường thốt nốt Ngọc Trang (Tịnh Biên- anh Giang) tìm thấy cơ hội hợp tác với một công ty ở Nhật Bản để sản xuất làm đường xuất khẩu sang xứ phù tang.

1Ông Phạm Ngọc Nguyên, chủ cở sở sản xuất đường thốt nốt Ngọc Trang (Tịnh Biên- anh Giang) tìm thấy cơ hội hợp tác với một công ty ở Nhật Bản để sản xuất làm đường  xuất khẩu sang xứ phù tang. Phía Nhật sẳn sàng đầu tư 20.000 USD vào cơ sở sản xuất tại ấp Tây Hưng, xã Nhơn Hưng (Tịnh Biên) trang thiết bị máy móc để cơ sở ổn định công suất 10 tấn/tháng, trợ giúp để cơ sở làm hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang  Nhật và EU, giá khởi điểm là 1,25 USD/kg. Đó là nỗ lực của dân làng nghề Tịnh Biên. Bên cạnh đó còn có một Thái Quốc Huy, chủ cơ sở Thảo Hương ( Châu Đốc – An Giang), người làm đường cát từ thốt nốt.

  •  

  • Trong tất cả bao bì của cơ sở Thảo Hương đều in “công nghệ mới, không sử dụng tẩy đường và chất phụ gia”, theo anh đây là cớ để thực hiện đòn tâm lý?
Đầu tiên, nhiều người mua than phiền đường thốt nốt ra gió là chảy liền, không để lâu được. Thứ hai là chất lượng đường cứ như thế nào ấy! Sau khi tìm hiểu, thì tui thấy đúng là có chuyện kỳ kỳ. Nước thốt nốt sau khi chảy ra khỏi thân là bắt đầu lên men chua. Hồi xưa, dân làm đường lấy vỏ cây sến bỏ vô ống tre rồi leo lên cây lấy nước, yên tâm nước không bị chua khi vận chuyển từ chỗ lấy nước về tới lò nấu. Sau này ngòai chợ bán sến bột. Dân mình thấy tiện nên mua về dùng, nhưng tui kiểm tra thấy trong sến bột có chất tẩy đường. Người mua cũng phát hiện nên ai nấy bắt đầu dè chừng. Tui đi vô làng nghề khuyên bà con xài vỏ sến tự nhiên và hứa nâng giá thêm 1000 đ/ kg đường bánh tổ nếu đường nấu bằng vỏ sến tự nhiên. Làm cách này, tình hình có vẻ tốt hơn. Tui đã bỏ tiền ra để cho sản phẩm tốt thiệt chứ hổng phải đòn tâm lý.
  • Giá thành sẽ cao thêm ?
Giá vẫn y như cũ, chịu giảm lời chút ít có sao đâu. Bởi cây thốt nốt, 18-20 tuổi mới có thể khai thác để làm ra đặc sản nổi tiếng ở An Giang.  Chưa kể nếu vào mùa mưa phải nấu suốt trong 12-14 giờ mới xong một mẻ: 10-12 kg; 8 lít nước thốt nốt mới cho ra 1 kg đường. Khó nhọc lắm mới tạo ra được đặc sản, có bề gì thì nguy hiểm lắm. Mấy năm trước, mùa lễ hội ở An Giang kéo dài 4 tháng. Trong khi cả tỉnh chỉ có xã Văn Giáo và Xuân Tô hình thành làng nghề làm đường thốt nốt, nguyên liệu tập trung ở Tri Tôn, Tịnh biên khỏang 100.000 cây có thể lấy nước làm đường hoặc làm nước lên men đãi khách hành hương nên bán hai tháng là hết hàng. Dân Xuân Tô, Văn Giáo cũng biết là đường thốt nốt có mấy nhược điểm. Nhưng trị cái vụ ra gío bị chảy thì họ không nghĩ ra cách nào tốt hơn là pha đường cát vào với hi vọng sẽ để lâu mà không bị chảy, nhưng cách này không ăn thua. Tui nghĩ ra cách mua đường bánh tổ về cô đặc lại, sấy cho đường mất nước rồi nghiền thành…đường cát. Cứ hai ký đường bánh tổ làm thành 1 kg đường cát, đóng gói đàng hòang bán với giá 20.000 đ. Đường thốt nốt nhuyễn xuất hiện vài tháng nay, đó là sản phẩm dùng vỏ sến thiên nhiên và…bảo đảm để 6 tháng vẫn không bị chảy.
  • Mặt hàng mới chỉ mới xuất hiện vài tháng, trước đó “ Thảo Hương” bán hàng gì?
Mỗi năm, cơ sở tụi đạt doanh thu từ mặt hàng trái thốt nốt nước đường khỏang 200-350 triệu đồng, mứt và thốt nốt vô túi khỏang 50-100 triệu đồng. Từ nguồn thu này tui mới có vốn thử nghiệm đường thốt nốt nhuyễn. Thật ra, tui là dân học nghề chế biến thuộc khoa thủy sản. Nhưng ra trường rồi, tui học nghề làm máy  tính kiếm sống. Có lần về quê, nhìn những trái thốt nốt bỏ bù lăn, bù lóc. Tui tự hỏi tại sao phải bỏ đi? Năm 2002, lần đầu tiên tui lấy trái làm thốt nốt nước đường, làm mứt thốt nốt. Mứt thốt nốt có thể đụng Thái Lan chứ thốt nốt nước đường, Thái Lan chưa nghĩ tới. Lúc đó, tui chỉ có 30 triệu đồng.  Số tiền khởi nghiệp cỡ đó là hết mức rồi. Lây lất tới năm 2004, Trung tâm xúc tiến thương mại- Đầu tư An Giang rủ tui đem hàng lên Sài Gòn dự Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.  Lúc đó mặc cảm lắm, mình là cơ sở nhỏ thôi mà. Hàng  bày trong khu đặc sản An Giang,  kỳ đó bán được 20 triệu đồng, mừng quá. Năm sau, dịp 30-4, cũng ở Sài Gòn, cũng hội chợ HVNCLC, tui bán được 60 triệu đồng, gấp hai lần số vốn khởi nghiệp còn gì. Còn mừng hơn khi bất ngờ thương nhân Đài Loan mua hàng về dùng thử thấy ngon, đặt mỗi năm 1000 thùng, tương đương 3.600 kg. Năm nay, cơ sở ráng làm thêm nhưng cũng chỉ được 8000 kg.  Lần đó, tui rút ra một điều là mần ăn phải có tên tuổi, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa…ngay từ đầu tui đi đăng ký đầy đủ nên khi đem hàng lên Sài Gòn, rồi Đài Loan đặt hàng … ai hỏi thủ tục đăng ký thương hiệu, sở hữu trí tuệ, bản quyền…tụi tui trình ra liền.
  • Trên đường đi tới của Thảo Hương, điều gì khiến anh “ đã” nhứt?
Mỗi gia đình người khmer ít gì cũng trồng vài chục cây thốt nốt. Trồng 18 năm mới khai thác, nếu đất tốt. Hồi xưa trái thốt nốt hái bỏ đi, nhưng tới nay, mỗi trái tươi bán được 1000 đồng. Thứ bỏ đi mà mình làm cho nó thành sản phẩm thương mại, cây thốt nốt trở thành cây xóa đói giảm nghèo hổng đã sao được. Đã nhứt…có lẻ là bán ra mà có người đáo lại mua lần nữa. Bây giờ thì hàng của Thảo Hương vô tới siêu thị ở Sài gòn, bán qua tới Đài Loan…hồi xưa mơ cũng không thấy.

Gia Khiêm ( Thực hiện)

Nguồn tin: Người nhà quê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phan Vân - 27/04/2014 08:21
Bạn cho mình bảng giá về các sản phẩm từ Thốt Nốt được không ạ? ( Gía buôn và giá lẻ). Mình ở Quảng Ninh. Mình đang tìm hiểu về mặt hàng này để kinh doanh. Bạn báo tiền ship giúp mình luôn nhé
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 188


Hôm nayHôm nay : 35674

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 592784

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50011418



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach