16:01 +07 Thứ năm, 28/03/2024

Trang nhất » Làng nghề » Làng nghề

Mộc Chợ Thủ

Thứ hai - 18/07/2011 12:02
Mộc Chợ Thủ

Mộc Chợ Thủ

Nếu thợ mộc Gò Công có ngón nghề tủ thờ tứ trụ, lục trụ, nhị thập tứ trụ… thì An Giang có làng mộc Chợ Thủ nổi tiếng lâu đời với các sản phẩm: tranh kiếng, sơn thủy, tủ, bàn ghế, giường...
Nếu thợ mộc Gò Công  có ngón nghề tủ thờ tứ trụ, lục trụ, nhị thập tứ trụ… thì An Giang  có làng mộc Chợ Thủ nổi tiếng lâu đời với các sản phẩm: tranh kiếng, sơn thủy, tủ, bàn ghế, giường... Một khúc gỗ vô tri sau khi qua tay các nghệ nhân ở làng nghề này như có sức sống. Các bậc lão niên nói rằng, khoảng 1890 làn sóng di dân về miền Tây đã có một nhóm người đem theo nghề mộc chạm trổ đến định cư ở khu vực Chợ Thủ. Nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ phất lên từ cộng đồng này.
 
 “Nhất nghệ tinh”

Nép mình bên chân cầu Trà Thôn là xưởng gỗ của ông Tư Chia (ông Hồ Xuân Lai – 84 tuổi, nghệ nhân cao tuổi nhất của làng nghề). Tuổi cao khiến ông không còn đủ tin cậy để kiểm tra chất lượng từng sản phẩm, mà phải nhờ đến cảm giác của đôi tay. Bên cặp “song long” đang đặt giữa nhà, lần mười ngón run run theo những đường nét còn dang dở… ông Tư chậm rải nhận xét từng li từng tí.
 

Ông Hồ Xuân Lai, nghệ nhân cao tuổi của làng

10 tuổi ông theo học nghề mộc cũng tại Long Điền A, huyện Chợ Mới này. Thuở ấy, nghề mộc ở đây đắc dụng nên thợ qui tụ ngày một nhiều và người theo học cũng rất đông. Vậy nhưng, người học chạm trổ – nghề vốn đòi hỏi nhiều ở tính tỉ mỉ và sự kiên nhẫn thì đếm trên đầu ngón tay. Riêng ông Tư, dù “bái sư”, “thọ giáo” như bao đồng môn khác nhưng lại rất đam mê nghiệp chạm trổ.

Thập niên 50 – 60, chùa chiền miếu mạo xây dựng nhiều nơi, nghề điêu khắc chạm trổ đắc dụng lắm! Ký ức xa xôi với bao vui buồn lẫn lộn lại hiện về, ông Tư chậm rải: Hồi đó mấy thứ này thường chỉ được dùng trang trí nơi các công trình thờ tự, vậy mà làm vẫn không kịp. Rồi tới lúc chiến tranh ly lọan mấy ai còn để ý tới…  theo thời gian nghề chạm trổ bị mai một dần.” Các bậc tiền bối lần lượt theo ông bà mang theo cái nghiệp hiếm hoi ấy. Nghề mà ông Tư cố công theo đuổi đứng trước nguy cơ thất truyền. Đượm buồn qua ánh mắt, ông Tư dịu giọng: “Đã có 2 Huy chương vàng được trao cho Xí nghiệp đóng tàu An Hòa – An Giang trong cuộc thi mẫu tàu ở phía Bắc hồi đầu thập niên 80. Từ đó, khi nhắc đến Xí nghiệp An Hòa người ta hình dung ngay những đường nét chạm trổ khắc họa trên nền gỗ đính lên thân và mạn tàu. Vậy mà sau đó, chuyện áo cơm cũng khiến người ta không còn đủ thảnh thơi để tìm hiểu thêm…” Là tác giả của những tác phẩm góp phần làm nên 2 chiếc huy chương đó nhưng ông Tư chưa vui lắm vì nghề này vẫn thiếu việc làm. Xưởng mộc bên dốc cầu Trà Thôn của ông đành đóng cửa. Rồi để nuôi dưỡng cái nghiệp đang dần tàn, ông Tư phải xách đồ nghề, dẫn theo cả 4 cô con gái lặn lội đi khắp vùng dọc biên giới tìm công ăn việc làm.
 
Còn có một gia nghiệp

Mãi đến lúc áo cơm không còn là gánh nặng (1990 – 2000), những gì thuộc về nghệ thuật mới phục hồi. Những năm đầu thập niên 90, ông quay về Chợ Thủ mở lại xưởng mộc. Chợ Thủ một thời lừng lẫy tiếng tăm, lúc này chỉ còn một mình ông Tư là người theo nghề.

Trong căn hộ chưa đầy 100 m2 của gia đình ông Tư, 2/3 diện tích dành cho 2 chiếc bàn mộc dài mới đủ chỗ cho hơn chục lao động vừa thợ vừa học việc. Bây giờ, điều làm ông Tư vui nhất là anh Hồ Văn Phước- con trai ông – đã sẵn sàng nối nghiệp. Niềm vui nhân thêm khi 4 cô con gái xa xứ, người nào cũng giữ nghề chạm trỗ, có cơ sở riêng, gia nghiệp được bảo tồn.
 
Mỹ nghệ gỗ “lên hương”

Tuổi vừa quá 30 nhưng có phân nửa thời gian theo nghiệp cha, anh Hồ Văn Phước nay là một nghệ nhân trẻ. Qua những chuyến tham quan và tiếp thu nghệ thuật tranh gỗ phố cổ Hội An, gỗ mỹ nghệ xuất khẩu Bắc Ninh… anh Phước cho rằng: Nếu tác phẩm tứ quý (mai, lan, cúc, trúc) đòi hỏi sự sống động trong những đường nét chân truyền, thì người thể hiện tứ linh (long, lân, qui, phụng) phải có trí “siêu tưởng”. Anh Phước giới thiệu từng tác phẩm: “Chất lượng mỹ thuật phải được xác định ngay từ công đọan đầu: Vẽ, tạo vóc (phá to) – đây là bước quyết định hơn cả. Phần việc này chỉ có thợ cao tay nghề mới làm được. Thợ vài tuổi nghề có thể tham gia làm nhẵn bề mặt, điểm: Tách từng chi tiết nhỏ và nhẹ nhàng hơn cả là đánh bóng; sơn thì thợ đang quá trình học nghề cũng làm được.” Nói thì đơn giản vậy, nhưng cả 10 thợ đang làm việc tại xưởng đều có từ 10 năm tuổi nghề trở lên. Anh Hai Long – tay thợ khá thạo nghề, bộc bạch: Chủ bao cơm nước, mức lương từ 50.000 đ/thợ/ngày trở lên. Cuộc sống nông thôn với mức thu nhập ổn định này thì người làm công nhật theo thời vụ có mơ cũng không thấy!
 

Chạm trổ

Tạo màu

Mấy năm gần đây, các sản phẩm điêu khắc, chạm trổ trên chất liệu gỗ được yêu chuộng hơn, sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc: biệt thự, tư dinh, công sở… nghề này có cơ hội để phát triển. Trong khi đó, một thợ giỏi phải mất hơn nửa tuần trăng miệt mài với vài chục cỡ, lọai đục trên chiếc bàn chuyên dùng, thì 2 khúc gỗ (kích thước: 0,2m x 0,4m x 1,1m) trị giá trên 5 triệu đồng mới có thể “hóa long”. Giá thành sản phẩm tăng thêm không quá 3 triệu đồng, nhưng giá trị nghệ thuật thì khó tính được khi nó uốn lượn theo các cầu thang biệt thự. Đơn giản như 1 miếng trám cửa kích thước 0,05m x 0,65m x 0,75m mang hình ảnh mẫu đơn, tuần lộc, liễu mã hay tứ quý…trị giá 1,5 triệu đồng, một thợ giỏi cũng phải mất vài ngày thể hiện.

Hiện nay, cả làng mộc Chợ Thủ có khoảng 2.300 lao động chuyên nghề mộc, chạm trổ, tiện, sơn, cưa... chiếm gần 60% dân số vùng này. Bên cạnh đó còn có gần 1.300 lao động gián tiếp, thu nhập bình quân 40.000đ/ngày. Sản phẩm bây giờ cũng đa dạng hơn. Ngoài những sản phẩm cổ truyền còn có cả những tác phẩm mỹ thuật gỗ có nhiều khả năng tham gia thị trường quà lưu niệm phục vụ du khách.

Ngọc Ngân

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 96

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 23193

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1463731

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 42363543



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach