1/
EU
thừa
đường
mía
|
Giá
Cotton
biến
động
nhẹ
|
Trung
Quốc
sẽ
mua
26
triệu
tấn
bắp
ngô
của
Mỹ
New
York,
ngày
18
tháng
5
(theo
Reuters),
sản
lượng
đường
tại
liên
minh
Châu
Âu
(EU)
được
kỳ
vọng
sẽ
đạt
14.7
triệu
tấn,
tăng
thêm
800.000
tấn.
Điều
này
sẽ
dẫn
đến
hạn
chế
nhập
khẩu
đường
vào
EU,
có
khả
năng
giảm
nhu
cầu
khoảng
1.45
triệu
tấn.
Vào
ngày
18
tháng
5,
Hợp
đồng
thì
tương
lai
của
bông
Cotton
tăng
nhẹ
1.45-1.8%
lên
83,77
xu
mỗi
pound
(lb).
Đồng
bạc
xanh
Đô
La
vẫn
trên
đà
giảm,
và
thị
trường
tập
trung
vào
dự
báo
thời
tiết
có
thuận
lợi
dẫn
đến
sản
lượng
bông
Cotton
cân
đối
với
nhu
cầu
thực
tế
của
thị
trường.
Hiện
tại
số
lượng
trồng
thêm
bông
Cotton
của
năm
nay
giảm
khoản
2-4
điểm
%
so
với
cùng
kỳ
các
năm
về
trước
(chu
kỳ
5
năm).
Cơ
quan
nông
nghiệp
của
Hoa
Kỳ
(Mỹ)
xác
nhận
đã
bán
1,36
triệu
tấn
ngô
cho
Trung
Quốc
và
dự
kiến
giao
vào
2021-2022.
Lô
đầu
tiên
sẽ
bắt
đầu
giao
vào
1
tháng
9.
Cùng
ngày,
Trung
Quốc
cũng
đã
đặt
hàng
ít
nhất
8,2
triệu
tấn
ngô
của
Hoa
Kỳ
cho
giai
đoạn
2021-2022.
Cơ
quan
USDA
(Mỹ)
cũng
đã
dự
báo
cuối
tuần
rồi,
rằng
Trung
Quốc
sẽ
nhập
26
triêu
tấn
ngô,
nhưng
không
xác
định
thời
điểm.
2/
Ấn
Độ
bắt
tay
EU
kiếm
chế
ảnh
hưởng
của
Trung
Quốc
Ấn
Độ
và
Liên
minh
châu
Âu
(EU)
đồng
ý
khôi
phục
đàm
phán
thỏa
thuận
thương
mại
tự
do
song
phương
ngay
sau
những
bất
đồng
với
đối
tác
thương
mại
lớn
nhất
là
Trung
Quốc.
Theo
số
liệu
từ
Ủy
ban
châu
Âu,
EU
là
đối
tác
thương
mại
lớn
thứ
ba
của
Ấn
Độ
sau
Trung
Quốc
và
Mỹ,
đạt
khối
lượng
giao
dịch
hàng
hóa
và
dịch
vụ
96
tỉ
euro
trong
năm
2020.
Ấn
Độ
và
EU
cuối
tuần
qua
tổ
chức
hội
nghị
thượng
đỉnh
trực
tuyến
với
sự
tham
gia
lần
đầu
tiên
của
cả
thủ
tướng
Ấn
Độ
cùng
toàn
bộ
lãnh
đạo
của
27
thành
viên
EU.
Hai
bên
đã
đồng
ý
khôi
phục
quá
trình
đàm
phán
Hiệp
định
thương
mại
tự
do
(FTA)
song
phương,
vốn
đóng
băng
từ
2013
vì
một
số
bất
đồng,
theo
Reuters.
Đồng
thời,
Ấn
Độ
và
EU
cũng
cam
kết
tăng
cường
hợp
tác
chống
biến
đổi
khí
hậu,
đối
thoại
thêm
để
hợp
tác
về
năng
lượng
tái
tạo,
công
nghệ
lưu
trữ
năng
lượng
và
hiện
đại
hóa
lưới
điện.
Chỉ
vài
ngày
trước
khi
hội
nghị
diễn
ra,
EU
tuyên
bố
hoãn
phê
chuẩn
hiệp
định
đầu
tư
với
Trung
Quốc
sau
màn
ăn
miếng
trả
miếng
cấm
vận
với
Bắc
Kinh
về
vấn
đề
nhân
quyền
ở
Tân
Cương.
Khi
mối
quan
hệ
giữa
Ấn
Độ
và
Trung
Quốc
leo
thang
căng
thẳng
sau
những
vụ
xung
đột
ở
biên
giới
hồi
năm
ngoái.
Chính
việc
này
được
cho
là
đã
khiến
New
Delhi
thay
đổi
cách
nhìn
với
Bắc
Kinh
và
tìm
kiếm
các
đối
tác
thay
thế.
Mặt
khác,
do
nền
kinh
tế
Ấn
Độ
bị
ảnh
hưởng
nghiêm
trọng
từ
đại
dịch
Covid-19,
nước
này
kỳ
vọng
việc
đàm
phán
FTA
với
EU
sẽ
giúp
khôi
phục
lòng
tin
của
người
dân
Đồng
thời,
bắt
tay
với
Ấn
Độ
là
cách
để
EU
đa
dạng
hóa
đối
tác
tại
Ấn
Độ
Dương-Thái
Bình
Dương,
để
không
phải
phụ
thuộc
quá
nhiều
vào
một
nước
cụ
thể
và
đồng
thời
gia
tăng
sức
ảnh
hưởng
tại
khu
vực.
Trong
tuyên
bố
chung
sau
hội
nghị,
Ấn
Độ
và
EU
nêu
rằng:
“Chúng
tôi
nhất
trí
rằng,
với
tư
cách
là
hai
nền
dân
chủ
lớn
nhất
thế
giới,
EU
và
Ấn
Độ
có
lợi
ích
chung
trong
việc
đảm
bảo
an
ninh,
thịnh
vượng
và
phát
triển
bền
vững
trong
một
thế
giới
đa
cực”.
Theo
một
nghiên
cứu
của
Nghị
viện
châu
Âu
năm
2020,
lợi
ích
từ
thỏa
thuận
thương
mại
giữa
EU
và
Ấn
Độ
lên
đến
8,5
tỉ
euro,
tuy
nghiên
cứu
này
được
ước
tính
trước
khi
Anh
rời
khỏi
khối.
3/
Triển
vọng
hợp
tác
giữa
Việt
Nam
–
Mỹ
–
Châu
Mỹ
Theo
Vụ
Thị
trường
châu
Âu
–
châu
Mỹ
(Bộ
Công
Thương),
kim
ngạch
thương
mại
giữa
Việt
Nam
và
các
quốc
gia
châu
Mỹ
đạt
tăng
trưởng
mạnh
mẽ
giai
đoạn
2011-2019.
Trong
đó,
năm
2014
và
2019
có
mức
tăng
trưởng
vượt
bậc
với
24,17%
và
23,63%.
Điều
này
mở
ra
triển
vọng
hợp
tác
thương
mại
hai
bên
trong
những
năm
tới.
Hiệu
ứng
từ
hội
nhập
quốc
tế
Vụ
thị
trường
châu
Âu
–
châu
Mỹ
nhận
định,
kết
quả
này
có
được
là
nhờ,
giai
đoạn
2011-2020,
các
chủ
trương,
đường
lối
của
Đảng
và
Nhà
nước
đã
tạo
thuận
lợi
cho
mở
rộng
quan
hệ
hợp
tác
kinh
tế,
công
nghiệp
và
thương
mại
của
Việt
Nam
với
các
quốc
gia
trên
thế
giới,
trong
đó
các
quốc
gia
châu
Mỹ.
Tại
khu
vực
châu
Mỹ,
có
thể
kể
tới
những
thỏa
thuận
thương
mại
nổi
bật
như
Hiệp
định
Đối
tác
Toàn
diện
và
Tiến
bộ
xuyên
Thái
Bình
Dương
(CPTPP),
FTA
Việt
Nam
–
Chile
và
Hiệp
định
Thương
mại
Việt
Nam
–
Cuba.
Trong
mỗi
FTA
được
ký
kết,
Chính
phủ
đều
chỉ
đạo
ban
hành
kế
hoạch
hành
động
và
các
văn
bản
pháp
luật
để
tối
ưu
hóa
hiệu
quả
của
các
thỏa
thuận
này.
Hoa
Kỳ
là
đối
tác
quan
trọng
Trong
khu
vực
châu
Mỹ,
Hoa
Kỳ
là
đối
tác
thương
mại
lớn
nhất
của
Việt
Nam,
chiếm
khoảng
80%
tổng
kim
ngạch
thương
mại
toàn
khu
vực
và
có
sự
tăng
trưởng
mạnh
mẽ
trong
những
năm
qua.
Cụ
thể,
giai
đoạn
2011-2019,
kim
ngạch
thương
mại
giữa
Việt
Nam
và
Hoa
Kỳ
có
những
bước
phát
triển
rõ
rệt.
Theo
đó,
giá
trị
xuất
nhập
khẩu
tăng
234,7%,
bình
quân
26,08%/năm.
Xuất
khẩu
của
Việt
Nam
sang
Hoa
Kỳ
trong
giai
đoạn
này
tăng
233,8%,
bình
quân
25,98%/năm;
nhập
khẩu
tăng
238,2%,
bình
quân
26,5%.
Đặc
biệt,
kể
từ
khi
Hiệp
định
Thương
mại
Việt
Nam
–
Hoa
Kỳ
(BTA)
được
ký
kết
vào
năm
2000,
cơ
cấu
hàng
hóa
xuất
khẩu
của
Việt
Nam
đã
thay
đổi
đáng
kể.
Trước
kia,
xuất
khẩu
chủ
yếu
là
nhóm
hàng
dệt
may,
da
giày.
Nhưng
giai
đoạn
2011-2020,
nhiều
nhóm
hàng
đã
nổi
lên
chiếm
tỷ
trọng
lớn
trong
thương
mại
song
phương
như:
Nông-lâm-thủy
sản
và
nhóm
các
mặt
hàng
công
nghệ
điện
tử
kỹ
thuật
cao
như:
Máy
vi
tính,
điện
thoại,
linh
kiện
điển
tử,
máy
móc
phục
tùng.
Bên
cạnh
Hoa
Kỳ,
quan
hệ
thương
mại
giữa
Việt
Nam
và
Canada
cũng
đã
phát
triển
mạnh
mẽ
trong
giai
đoạn
2011-2020,
trở
thành
đối
tác
toàn
diện
năm
2017
và
là
đối
tác
thương
mại
tự
do
theo
hiệp
định
CPTPP
năm
2018-2019.
Điều
đó
đã
thúc
đẩy
thương
mại
song
phương
Việt
Nam
–
Canada
tăng
gấp
3,7
lần,
từ
1,3
tỷ
USD
vào
năm
2011
lên
gần
4,8
tỷ
USD
năm
2019.
Việt
Nam
là
1
trong
10
đối
tác
thương
mại
lớn
nhất
của
Canada,
đứng
thứ
4
trong
số
các
nước
châu
Á
và
thứ
nhất
trong
khu
vực
ASEAN.
Trong
lĩnh
vực
khai
khoáng
và
năng
lượng,
một
số
dự
án
hợp
tác
công
nghiệp
nổi
bật
giữa
Việt
Nam
và
Hoa
Kỳ
trong
giai
đoạn
2011-2020
là:
Chuỗi
dự
án
khí
–
điện
Sơn
Mỹ
có
sự
tham
gia
của
Tập
đoàn
AES
(Hoa
Kỳ);
Hợp
tác
với
Tập
đoàn
Alaska
trong
lĩnh
vực
khí
hóa
lỏng
LNG;
Hợp
tác
với
ExxonMobil
và
Tập
đoàn
Murphy
Oil
khai
thác
dầu
khí
hay
hợp
tác
trong
lĩnh
vực
điện
lực
và
năng
lượng
tái
tạo
như:
Dự
án
Nhà
máy
nhiệt
điện
Mông
Dương
2…
4/
Việt
Nam
thuộc
top
đầu
ASEAN
về
môi
trường
đầu
tư
Việt
Nam
là
quốc
gia
nằm
trong
Top
đầu
của
khu
vực
ASEAN
được
doanh
nghiệp
(DN)
Nhật
Bản
lựa
chọn
đầu
tư
trong
thời
gian
tới.
Đó
là
khẳng
định
của
ông
Nakajima
Takeo
–
Trưởng
đại
diện
Tổ
chức
Xúc
tiến
thương
mại
Nhật
Bản
(JETRO)
tại
Hà
Nội
–
khi
đánh
giá
về
môi
trường
kinh
doanh
tại
Việt
Nam.
Số
lượng
doanh
nghiệp
tăng
nhanh
Theo
ông
Nakajima
Takeo,
những
năm
qua
đầu
tư
của
các
DN
Nhật
Bản
vào
Việt
Nam
gia
tăng
nhanh
chóng,
hiện
số
lượng
DN
thành
viên
của
JETRO
tại
Việt
Nam
đã
lên
đến
2.000
DN,
trong
khi
đó
những
năm
1990
chỉ
có
100
DN.
Số
liệu
mới
nhất
của
Cục
Đầu
tư
nước
ngoài
(Bộ
Kế
hoạch
và
Đầu
tư)
cũng
cho
thấy,
4
tháng
đầu
năm,
các
DN
Nhật
Bản
đã
đầu
tư
vào
Việt
Nam
2,5
tỷ
USD
vốn
FDI,
chiếm
20,5%
tổng
vốn
đầu
tư
FDI
vào
Việt
Nam
trong
4
tháng.
Với
kết
quả
này,
Nhật
Bản
cũng
là
quốc
gia
đứng
thứ
2
về
đầu
tư
vào
Việt
Nam
trong
4
tháng
đầu
năm
sau
Singapore.
Trong
đó,
dự
án
điển
hình
của
Nhật
Bản
vào
Việt
Nam
trong
những
tháng
đầu
năm
là
Dự
án
Nhà
máy
nhiệt
điện
Ô
Môn
II,
có
tổng
vốn
đầu
tư
trên
1,32
tỷ
USD.
Lũy
kế
đến
tháng
4/2021,
các
nhà
đầu
tư
Nhật
Bản
đã
đầu
tư
4.690
dự
án
tại
Việt
Nam,
với
tổng
vốn
đăng
ký
62,911
tỷ
USD,
và
là
quốc
gia
đầu
tư
lớn
thứ
2
tại
Việt
Nam
sau
Hàn
Quốc.
Đáng
chú
ý,
trong
số
hơn
4.690
dự
án
của
nhà
đầu
tư
Nhật
Bản
tại
Việt
Nam,
có
rất
nhiều
dự
án
của
những
thương
hiệu
toàn
cầu
như:
Toyota,
Honda,
Canon…
Đang
có
sự
dịch
chuyển
dòng
vốn
Theo
ông
Nakajima
Takeo,
xu
hướng
đầu
tư
của
DN
Nhật
Bản
tại
Việt
Nam
thời
gian
tới
đang
có
sự
dịch
chuyển
về
các
địa
phương
thay
vì
chỉ
tập
trung
tại
các
thành
phố
lớn
như
Hà
Nội,
TP.
Hồ
Chí
Minh.
Trong
đó,
một
trong
những
địa
phương
nhận
được
sự
quan
tâm
lớn
của
nhà
đầu
tư
Nhật
Bản
là
tỉnh
Vĩnh
Phúc.
Cụ
thể,
để
sẵn
sàng
cho
sự
dịch
chuyển
về
địa
phương,
Tập
đoàn
Sumitomo
(Nhật
Bản)
đã
đầu
tư
Khu
công
nghiệp
(KCN)
Thăng
Long
–
Vĩnh
Phúc,
đây
dự
báo
sẽ
là
điểm
đến
của
các
DN
Nhật
Bản
khi
đầu
tư
tại
địa
phương
này.
Bên
cạnh
dịch
chuyển
về
các
địa
phương,
ông
Shinji
Hirai
–
Trưởng
đại
diện
JETRO
TP.
Hồ
Chí
Minh
–
cho
biết:
Các
DN
Nhật
Bản
còn
đang
có
sự
dịch
chuyển
từ
khu
vực
sản
xuất
sang
khu
vực
dịch
vụ.
Cụ
thể,
nếu
trước
đây
có
40%
DN
Nhật
Bản
đầu
tư
vào
Việt
Nam
để
mở
nhà
máy,
xưởng
sản
xuất
thì
gần
đây
số
DN
đầu
tư
vào
Việt
Nam
với
mục
đích
trên
chỉ
còn
khoảng
20%.
Lý
do
của
sự
dịch
chuyển
này
theo
JETRO
có
rất
nhiều,
trong
đó
quy
mô
dân
số
của
Việt
Nam
dự
báo
đạt
106
triệu
dân
vào
năm
2050,
tầng
lớp
trung
lưu
ngày
càng
gia
tăng,
khiến
thị
trường
Việt
Nam
được
đánh
giá
là
“miền
đất
hứa”
cho
các
DN
trong
lĩnh
vực
bán
lẻ.
Cùng
với
đó,
Việt
Nam
cũng
được
đánh
giá
là
quốc
gia
có
mức
tăng
trưởng
kinh
tế
hàng
năm
thuộc
hàng
tốt
nhất
khu
vực.
5/
Gánh
nặng
kinh
tế
của
ĐNA
trước
làn
sóng
Covid-19
mới
Các
số
liệu
hàng
quý
được
công
bố
ngày
11/5
–
thấp
hơn
tất
cả
các
dự
báo
cho
Philippines
–
thêm
vào
những
tín
hiệu
yếu
hơn
gần
đây
từ
các
nền
kinh
tế
hàng
đầu
trong
khu
vực
là
Indonesia
và
Thái
Lan.
Tất
cả
4
quốc
gia
đã
phải
đối
mặt
với
sự
gia
tăng
của
các
trường
hợp
Covid-19
trong
những
tuần
gần
đây,
một
phần
của
thách
thức
rộng
lớn
hơn
ở
các
nền
kinh
tế
đang
phát
triển
của
châu
Á
trong
việc
ngăn
chặn
một
đợt
bùng
phát
mới,
đặc
biệt
là
ở
Ấn
Độ.
Trong
số
các
nền
kinh
tế
lớn
nhất
Đông
Nam
Á,
chỉ
có
Singapore
và
Việt
Nam,
những
nước
có
khả
năng
kiềm
chế
đại
dịch,
đã
cho
thấy
mức
độ
tăng
trưởng
hàng
năm
trong
quý
đầu
tiên.
Ngân
hàng
Phát
triển
châu
Á
(ADB)
vào
cuối
tháng
trước
đã
hạ
dự
báo
năm
2021
cho
khu
vực
xuống
4,4%
và
giảm
dự
báo
cho
Malaysia,
Philippines
và
Thái
Lan.
Cụ
thể
là
tổng
sản
phẩm
quốc
nội
của
Philippines
giảm
4,2%,
so
với
mức
giảm
trung
bình
3,2%
dự
kiến
trong
một
cuộc
khảo
sát
của
Bloomberg.
Malaysia
giảm
0,5%,
so
với
ước
tính
0,9%.
Indonesia
vừa
báo
cáo
mức
giảm
0,74%,
so
với
mức
dự
kiến
giảm
0,65%.
Thái
Lan,
quốc
gia
dự
kiến
sẽ
giảm
khi
chính
phủ
báo
cáo
số
liệu
quý
đầu
tiên
vào
tuần
tới,
gần
đây
đã
hạ
triển
vọng
cả
năm,
với
việc
Bộ
Tài
chính
nước
này
chỉ
ra
hoạt
động
du
lịch
kém.
quay
trở
lại
các
hạn
chế
nghiêm
ngặt
hơn
ở
Manila
và
các
khu
vực
kinh
tế
trọng
điểm
khác
đe
dọa
mục
tiêu
của
chính
phủ
là
tăng
trưởng
ít
nhất
6,5%
trong
năm
nay,
mục
tiêu
này
đang
được
xem
xét.
Nó
cũng
được
cho
là
sẽ
dẫn
đến
tình
trạng
thất
nghiệp,
vốn
vẫn
chưa
cho
thấy
sự
cải
thiện
đáng
kể.
Công
bố
GDP
ngày
11/5
của
Malaysia
được
đưa
ra
một
ngày
sau
khi
Thủ
tướng
Muhyiddin
Yassin
công
bố
các
hạn
chế
di
chuyển
trên
toàn
quốc
để
ngăn
chặn
sự
gia
tăng
mới
nhất
trong
các
trường
hợp
nhiễm
Covid-19.
Trong
một
cuộc
họp
báo,
Thống
đốc
Ngân
hàng
Trung
ương
Malaysia
Nor
Shamsiah
Yunus
cho
biết
trong
tương
lai,
nền
kinh
tế
sẽ
tiếp
tục
được
hưởng
lợi
từ
nhu
cầu
bên
ngoài
mạnh
mẽ
và
điều
kiện
trong
nước
được
cải
thiện.
Indonesia,
nền
kinh
tế
lớn
nhất
khu
vực,
dự
kiến
sẽ
tăng
trưởng
trong
quý
này
với
tốc
độ
nhanh
nhất
kể
từ
năm
2008
khi
chính
phủ
chuyển
sang
các
chương
trình
kích
thích
mới
để
nâng
cao
nhu
cầu
trong
nước.
Trong
khi
đó,
Bộ
Tài
chính
Thái
Lan,
cơ
quan
đầu
tiên
của
quốc
gia
này
điều
chỉnh
lại
triển
vọng
của
mình,
vào
tháng
trước
đã
cắt
giảm
dự
báo
tăng
trưởng
kinh
tế
lần
thứ
hai
trong
năm
nay
khi
Thái
Lan
phải
vật
lộn
với
đợt
bùng
phát
lớn
nhất
của
đại
dịch
Covid-19.
6/
Hội
nghị
Bộ
trưởng
WTO
lần
thứ
12:
trợ
cấp,
tranh
chấp,
và
hợp
tác
cùng
phát
triển
Tổ
chức
Thương
mại
thế
giới
(WTO)
đang
trong
quá
trình
chuẩn
bị
cho
Hội
nghị
Bộ
trưởng
lần
thứ
12
(MC12)
vào
cuối
năm
nay
và
những
vấn
đề
dự
kiến
đạt
được
đồng
thuận
tại
hội
nghị
này
bao
gồm
trợ
cấp
thủy
sản,
nông
nghiệp
và
đại
dịch
Covid-19.
Việc
đưa
ra
các
kết
quả
đàm
phán
cụ
thể
là
rất
quan
trọng
đối
với
uy
tín
của
WTO
trong
bối
cảnh
hiện
nay.
Về
trợ
cấp
thủy
sản,
WTO
kêu
gọi
các
thành
viên
thực
hiện
sự
linh
hoạt
cần
thiết
để
vượt
qua
các
rào
cản
còn
lại.
Với
sự
tham
gia
của
các
bộ
trưởng
có
khả
năng
cần
thiết
để
hoàn
tất
một
thỏa
thuận
vào
tháng
7,
các
phái
đoàn
WTO
cùng
với
Chủ
tịch
Ủy
ban
Đàm
phán
thương
mại
là
Đại
sứ
Santiago
Wills
của
Colombia,
chuẩn
bị
một
dự
thảo
văn
bản
đàm
phán
với
một
số
vấn
đề
còn
tồn
tại
tối
thiểu
để
các
bộ
trưởng
giải
quyết.
Tổng
giám
đốc
WTO
đốc
Okonjo-Iweala,
hoan
nghênh
quan
điểm
của
nhiều
thành
viên
WTO
rằng,
MC12
có
thể
đưa
ra
những
phản
ứng
cụ
thể
về
thương
mại
và
y
tế.
Quan
điểm
của
WTO
về
các
hạn
chế
xuất
khẩu
và
nhu
cầu
tăng
khối
lượng
sản
xuất
vaccine
đã
nhận
được
sự
quan
tâm
và
tham
gia
của
các
nhà
lãnh
đạo.
Về
vấn
đề
giải
quyết
tranh
chấp,
trong
đó
nhiều
thành
viên
kêu
gọi
giải
quyết
bế
tắc
tại
Cơ
quan
Phúc
thẩm,
Tổng
giám
đốc
WTO
bày
tỏ
hy
vọng
rằng,
các
thành
viên
MC12
“có
thể
đạt
được
sự
hiểu
biết
chung
về
các
loại
hình
cải
cách
cần
thiết”.
Chủ
tịch
Đại
hội
đồng,
Đại
sứ
Dacio
Castillo
của
Honduras,
đang
tham
vấn
các
đề
xuất
về
các
vấn
đề
cụ
thể
đối
với
các
nước
kém
phát
triển
nhất
như
các
đề
xuất
của
G-90
về
đối
xử
đặc
biệt
và
khác
biệt
cũng
như
đối
với
các
nền
kinh
tế
nhỏ
và
các
lĩnh
vực
như
thương
mại
điện
tử.
Các
nhóm
thành
viên
đã
báo
hiệu
mong
muốn
tiến
lên
trong
các
lĩnh
vực
như
quy
định
trong
nước
đối
với
dịch
vụ,
thương
mại
điện
tử,
tạo
thuận
lợi
đầu
tư,
trao
quyền
cho
phụ
nữ,
doanh
nghiệp
siêu
nhỏ,
nhỏ
và
vừa
cũng
như
biến
đổi
khí
hậu.
Trong
những
ngày
tới,
nhà
lãnh
đạo
WTO
sẽ
tăng
cường
tiếp
cận
với
các
trưởng
phái
đoàn,
tổ
chức
các
cuộc
họp
“với
nhiều
hình
thức
lớn
nhỏ
khác
nhau”
để
hỗ
trợ
chủ
tọa
của
các
nhóm
đàm
phán
trong
nỗ
lực
tạo
ra
sự
thỏa
hiệp
giữa
các
thành
viên.
Đồng
thời
sẽ
phối
hợp
chặt
chẽ
với
Chủ
tịch
Đại
hội
đồng
và
Chủ
tịch
các
cơ
quan
đàm
phán
cũng
như
Chủ
tịch
MC12
Kazakhstan
để
tiến
hành
các
cuộc
họp
này.
7/
Những
cảng
Container
hoạt
động
hiệu
quả
nhất
thuộc
về
Châu
Á
Theo
chỉ
số
mới
do
Ngân
hàng
Thế
giới
và
IHS
Markit
ngày
12/5
cho
thấy
các
cảng
container
ở
châu
Á
đã
hoạt
động
hiệu
quả
nhất
trong
thời
kỳ
xuất
khẩu
tăng
vọt
kéo
dài,
vốn
“nuôi
sống”
các
nền
kinh
tế
phương
Tây
và
thách
thức
cảng
của
chính
họ.
Các
cảng
Đông
Á
đặc
biệt
chiếm
ưu
thế
trong
Chỉ
số
hoạt
động
cảng
container
(CPPI),
dựa
trên
tổng
số
giờ
cảng
trên
mỗi
chuyến
tàu,
được
tham
chiếu
chéo
với
khối
lượng
công
việc
đạt
được.
Cảng
Yokohama
của
Nhật
Bản
dẫn
đầu
chỉ
số,
tiếp
theo
là
Cảng
King
Abdullah
của
Ả
Rập
Xê
Út
và
Thanh
Đảo
của
Trung
Quốc.
Chỉ
số
này
được
đưa
ra
vào
thời
điểm
các
cảng
ở
một
số
khu
vực
trên
thế
giới
đang
bị
tắc
nghẽn
ở
mức
độ
cao,
gây
thêm
áp
lực
lạm
phát
trong
bối
cảnh
phục
hồi
kinh
tế
toàn
cầu.
Trong
đại
dịch
Covid-19,
đã
chứng
kiến
sự
chậm
trễ
của
cảng
gây
ra
tình
trạng
thiếu
hàng
thiết
yếu
và
giá
cả
cao
hơn.
Về
dài
hạn,
tắc
nghẽn
hàng
hóa
có
thể
làm
chậm
tăng
trưởng
kinh
tế,
tạo
ra
chi
phí
cao
hơn
cho
các
nhà
xuất
khẩu
nhập
khẩu
và
gây
áp
lực
giảm
việc
làm.
Xét
về
các
vị
trí
dẫn
đầu
khu
vực,
Algeciras
ở
Tây
Ban
Nha
là
cảng
châu
Âu
xếp
hạng
cao
nhất
ở
vị
trí
thứ
10,
trong
khi
Colombo,
Sri
Lanka,
là
cảng
xếp
hạng
hàng
đầu
ở
Nam
Á
và
thứ
17
trên
toàn
cầu.
Lazaro
Cardenas
của
Mexico
được
xếp
hạng
25
và
cao
nhất
ở
Mỹ
Latinh.
Halifax
là
cảng
Bắc
Mỹ
duy
nhất
lọt
vào
top
50,
xếp
thứ
39.
Ở
vị
trí
thứ
61,
Djibouti
là
cảng
được
xếp
hạng
hàng
đầu
ở
châu
Phi.
Có
những
khoảng
cách
lớn
trong
hiệu
suất
cảng
toàn
cầu
được
đo
bằng
chỉ
số.
Ví
dụ,
mất
1,1
phút
để
xếp
hoặc
dỡ
một
container
trong
một
chuyến
ghé
cảng
tiêu
chuẩn
tại
Yokohama,
trong
khi
một
chuyến
di
chuyển
tương
tự
tại
một
cảng
châu
Phi
trung
bình
sẽ
mất
hơn
ba
lần,
với
3,6
phút.
Theo
báo
cáo
kỹ
thuật
của
Ngân
hàng
Thế
giới
và
IHS
Markit,
mặc
dù
hầu
hết
các
cảng
chính
đều
thu
thập
dữ
liệu
hiệu
suất
của
cảng,
nhưng
chưa
có
sự
thu
thập
nhất
quán
về
dữ
liệu
đó
giữa
các
cảng,
cũng
như
chưa
có
sự
phát
triển
của
các
tiêu
chuẩn
về
chất
lượng,
tính
nhất
quán
và
tính
khả
dụng
cũng
như
các
biện
pháp
để
so
sánh.
Báo
cáo
cho
biết,
chỉ
số
CPPI
thay
đổi
điều
đó,
mở
đường
cho
ngành
công
nghiệp
hướng
tới
những
cải
tiến
trên
toàn
hệ
thống.
8/
Covid-19
và
Ấn
Độ
–
Đòn
đánh
mạnh
tới
nhiều
ngành
công
nghiệp
quan
trọng
toàn
cầu
Làn
sóng
Covid-19
ở
Ấn
Độ
có
nguy
cơ
làm
đình
trệ
sự
phục
hồi
kinh
tế
của
đất
nước
và
đe
dọa
một
số
ngành
công
nghiệp
quan
trọng
toàn
cầu.
Hiện
tại,
một
số
ngành
công
nghiệp
toàn
cầu
phụ
thuộc
vào
Ấn
Độ
đang
cảm
thấy
lo
lắng.
Nếu
cuộc
khủng
hoảng
y
tế
lần
này
tiếp
tục
kéo
dài
thì
ngành
may
mặc,
dược
phẩm,
dịch
vụ
tài
chính
và
vận
chuyển
đều
có
thể
cảm
thấy
“đau
đớn”.
Chuỗi
cung
ứng
80%
hàng
hóa
trên
thế
giới
được
vận
chuyển
bằng
đường
biển
và
theo
Guy
Platten,
Tổng
thư
ký
Phòng
Vận
tải
biển
Quốc
tế,
hơn
200.000
trong
số
khoảng
1.700.000
triệu
thuyền
viên
trên
toàn
cầu
đến
từ
Ấn
Độ.
Nhiều
người
trong
số
họ
đang
làm
công
việc
đòi
hỏi
các
kỹ
năng
quan
trọng.
Ông
Platten
nhấn
mạnh:
“Chúng
tôi
hy
vọng
khủng
hoảng
y
tế
có
thể
nhanh
chóng
được
giải
quyết.
Nếu
không,
cuộc
khủng
hoảng
này
có
thể
dẫn
đến
tình
trạng
thiếu
hụt
thuyền
viên,
làm
gián
đoạn
chuỗi
cung
ứng
toàn
cầu.
Hiện
tại,
nhiều
quốc
gia
đã
cấm
các
chuyến
bay
từ
Ấn
Độ,
vì
vậy,
việc
đưa
công
nhân
Ấn
Độ
đến
các
cảng
trên
thế
giới
là
không
thể”.
René
Piil
Pedersen,
người
đứng
đầu
Bộ
phận
Quan
hệ
Hàng
hải
của
Maersk,
công
ty
vận
tải
container
lớn
nhất
thế
giới
cho
rằng,
công
ty
của
ông
sử
dụng
30%
thuyền
viên
đến
từ
Ấn
Độ.
Covid-19
khiến
các
thủy
thủ
đoàn
sẽ
không
thể
rời
tàu
và
trở
về
nhà.
Ông
Pedersen
nói:
“Sẽ
phải
trả
giá
nặng
nề
về
phúc
lợi
tinh
thần
của
thuyền
viên”.
Đại
dịch
đã
khiến
vận
tải
biển
toàn
cầu
trở
nên
hỗn
loạn
vào
năm
ngoái,
với
gần
200.000
thuyền
viên
bị
mắc
kẹt
trong
nhiều
tháng
do
cảng
đóng
cửa.
Một
số
công
nhân
đã
bắt
đầu
gọi
các
tàu
là
“nhà
tù
nổi”
và
ông
Pedersen
lo
ngại
kịch
bản
đó
sẽ
lặp
lại
nếu
cuộc
khủng
hoảng
Covid-19
của
Ấn
Độ
không
có
dấu
hiệu
suy
giảm.
Vaccine
và
dược
phẩm
Hệ
thống
tiêm
chủng
vaccine
trên
thế
giới
đang
bị
ảnh
hưởng
bởi
sự
bùng
phát
ở
Ấn
Độ,
quốc
gia
sản
xuất
hơn
60%
tổng
số
vaccine
trên
toàn
cầu.
Đất
nước
này
là
nơi
đặt
trụ
sở
của
Viện
Huyết
thanh
Ấn
Độ
(SII),
nhà
sản
xuất
vaccine
lớn
nhất
thế
giới.
Năm
ngoái,
SII
đã
đồng
ý
sản
xuất
tới
200
triệu
liều
vaccine
ngừa
Covid-19
cho
92
quốc
gia.
Tuy
nhiên,
chỉ
có
2%
dân
số
Ấn
Độ
được
tiêm
chủng
đầy
đủ.
Hiện
tại,
chính
phủ
và
SII
đã
chuyển
trọng
tâm
từ
việc
cung
cấp
vaccine
cho
các
quốc
gia
khác
sang
ưu
tiên
công
dân
Ấn
Độ.
Việc
Ấn
Độ
trì
hoãn
xuất
khẩu
vaccine
có
thể
khiến
nhiều
quốc
gia
trên
thế
giới
bị
tổn
thương
bởi
SARS-CoV-2.
Tin
xấu
không
kết
thúc
ở
đó.
Ngoài
sự
thiếu
hụt
vaccine
Covid-19,
có
thể
có
những
hậu
quả
khác
đối
với
ngành
công
nghiệp
dược
phẩm
trên
toàn
thế
giới
nếu
sự
lây
lan
của
dịch
Covid-19
ở
Ấn
Độ
không
được
kiểm
soát
sớm.
Ấn
Độ
là
nhà
cung
cấp
thuốc
gốc
(biệt
dược)
lớn
nhất
thế
giới.
Có
tới
70%
nguyên
liệu
thô
của
các
nhà
sản
xuất
thuốc
Ấn
Độ
được
nhập
khẩu
từ
Trung
Quốc.
Vào
cuối
tháng
4/2021,
hãng
hàng
không
Tứ
Xuyên
(Sichuan
Airlines)
của
Trung
Quốc
đã
tạm
dừng
các
chuyến
bay
chở
hàng
đến
Ấn
Độ
trong
15
ngày.
Điều
đó
đã
khiến
các
tập
đoàn
xuất
khẩu
dược
phẩm
hàng
đầu
của
Ấn
Độ
phải
viết
thư
nhờ
Đại
sứ
Ấn
Độ
tại
Bắc
Kinh
can
thiệp.
Ngành
may
mặc
Ấn
Độ
là
một
trong
những
nước
xuất
khẩu
dệt
may
lớn
nhất
thế
giới
đang
phải
vật
lộn
với
tình
trạng
thiếu
lao
động
trầm
trọng.
Arpit
Aryan
Gupta,
Giám
đốc
phát
triển
kinh
doanh
của
nhà
sản
xuất
quần
áo
NG
Apparels,
ở
Ludhiana,
Punjab
bày
tỏ:
“Đây
là
lần
đầu
tiên
thế
hệ
chúng
tôi
phải
trải
qua
cuộc
khủng
hoảng
tồi
tệ
như
hiện
tại”.
Công
ty
NG
Apparels
cung
cấp
các
sản
phẩm
mang
thương
hiệu
New
Balance
và
Nordstrom,
sử
dụng
khoảng
100
công
nhân
lành
nghề
và
gần
50%
trong
số
họ
đã
nghỉ
việc
kể
từ
khi
Covid-19
bùng
phát.
Giám
đốc
Gupta
cho
biết,
công
ty
hiện
đang
cung
cấp
nhà
ở
cho
những
công
nhân
còn
lại
để
nhà
máy
tiếp
tục
hoạt
động.
Theo
Wazir
Advisors,
năm
2020,
số
lượng
sản
phẩm
tiêu
thụ
và
xuất
khẩu
của
ngành
may
mặc
đã
giảm
lần
lượt
30%
và
24%.
Dịch
vụ
tài
chính
Nhiều
ngân
hàng
lớn
của
nước
ngoài
đặt
trụ
sở
tại
Ấn
Độ
đang
nỗ
lực
duy
trì
hoạt
động
trực
tuyến
trong
bối
cảnh
đại
dịch.
Điển
hình,
ngân
hàng
Goldman
Sachs
và
Wells
Fargo
đã
triển
khai
cho
nhân
viên
làm
việc
từ
xa.
Tuy
nhiên,
làm
việc
tại
nhà
trong
thời
kỳ
đại
dịch
rất
phức
tạp,
chẳng
hạn
như
vấn
đề
bảo
mật
và
bảo
vệ
dữ
liệu,
vì
nhân
viên
có
thể
phải
xử
lý
thông
tin
nhạy
cảm
của
công
ty
hoặc
khách
hàng.
Các
ngân
hàng
Anh
như
Barclays,
NatWest
và
Standard
Chartered
đang
chuyển
hướng
hoạt
động
kinh
doanh
sang
các
quốc
gia
khác
để
giảm
bớt
áp
lực
cho
nhân
viên
ở
Ấn
Độ.
Theo
Julie
Teigland
tại
EY
India,
công
ty
có
hơn
56.000
công
nhân,
hầu
hết
các
nhân
viên
của
công
ty
đều
đang
làm
việc
tại
nhà.
Ông
Phạm
Xuân
Hồng
–
Chủ
tịch
HĐQT
Công
ty
cổ
phần
May
Sài
Gòn
3,
và
là
Chủ
tịch
Hội
Dệt
may
Thêu
đan
TPHCM
(AGTEX)
–
cho
biết
hiện
hầu
hết
các
doanh
nghiệp
hội
viên
hiện
đã
có
đơn
hàng
đến
hết
tháng
6,
một
số
doanh
nghiệp
có
đơn
hàng
đến
tháng
7
và
tháng
8.
“Nhà
nhập
khẩu
chính
vẫn
là
ở
những
thị
trường
truyền
thống
như
Mỹ,
châu
Âu,
Nhật
Bản.
Tín
hiệu
phục
hồi
Trong
đó,
Mỹ
–
thị
trường
xuất
khẩu
lớn
nhất
của
Việt
Nam
–
tăng
5,9%
so
với
cùng
kỳ
năm
trước,
với
trị
giá
đạt
3,51
tỉ
đô
la
và
chiếm
48,7%
tổng
trị
giá
xuất
khẩu
hàng
dệt
may
của
cả
nước
hay
thị
trường
EU
(27
nước)
tiêu
thụ
680
triệu
đô
la,
tăng
3,1%…,
các
doanh
nghiệp
đã
tìm
được
hướng
đi
phù
hợp
và
thị
trường
dệt
may
thế
giới
đã
dần
sôi
động
trở
lại.
Hàng
may
mặc
cơ
bản
thắng
thế
Theo
ông
Lê
Tiến
Trường,
Chủ
tịch
HĐQT
tập
đoàn
dệt
may
Việt
Nam
(Vinatex),
trong
năm
2020,
các
mặt
hàng
veston,
sơ-mi,
quần
âu
suy
giảm
mạnh
nhất,
trong
đó
veston
giảm
70%,
quần
âu
giảm
45%,
áo
sơ
mi
giảm
hơn
30%.
Đây
lại
là
những
mặt
hàng
thế
mạnh
của
Việt
Nam.
Bước
sang
năm
2021,
các
mặt
hàng
thế
mạnh
kể
trên
có
sự
phục
hồi
dù
còn
ở
mức
thấp
so
với
năng
lực
sản
xuất
của
ngành
may
Việt
Nam
hiện
có.
Tuy
nhiên,
theo
các
doanh
nghiệp,
trong
sáu
tháng
đầu
năm
nay
thị
trường
đã
và
đang
tiếp
tục
tiêu
thụ
mạnh
các
mặt
hàng
cơ
bản,
với
giá
cả
tương
đối
rẻ
hơn
trước.
Do
đó,
những
doanh
nghiệp
lâu
nay
làm
hàng
may
mặc
thời
trang
có
thể
gặp
khó
khăn
trong
thời
gian
đầu
chuyển
đổi
sang
sản
xuất
hàng
cơ
bản,
đơn
giản.
Cùng
với
việc
chuộng
mua
sắm
các
mặt
hàng
may
mặc
cơ
bản
này,
người
tiêu
dùng
có
khuynh
hướng
chọn
loại
áo
quần
có
chất
liệu
vải
tốt
cho
sức
khỏe,
bền
vững
môi
trường
cũng
như
chọn
thương
hiệu
quan
tâm
đến
quyền
người
lao
động.
Cùng
với
xu
hướng
tiêu
dùng
thay
đổi
là
các
áp
lực
phải
giảm
giá,
sự
cạnh
tranh
của
phương
thức
bán
hàng
trực
tuyến
khiến
giá
trị
đơn
hàng
phải
nhỏ
đi,
yêu
cầu
về
tính
cá
nhân
hóa
trên
các
sản
phẩm,
thời
gian
giao
hàng
nhanh
lại
tăng
lên…
Cần
gỡ
cái
khó
cố
hữu
của
ngành
Muốn
tận
dụng
lợi
ích
về
cắt
giảm
thuế
quan
từ
các
FTA,
doanh
nghiệp
phải
chứng
minh
được
nguồn
gốc
sản
xuất
tại
Việt
Nam
hoặc
các
nước
nội
khối
trong
hiệp
định
từ
khâu
sợi
trở
đi
đối
với
CPTPP,
từ
vải
trở
đi
với
EVFTA…
Thực
tế
cho
thấy,
các
đơn
hàng
của
Việt
Nam
phần
lớn
may
theo
hình
thức
gia
công,
nguồn
vải
chủ
yếu
nhập
khẩu
cho
nên
việc
đáp
ứng
yêu
cầu
về
xuất
xứ
từ
sợi
trở
đi
là
khá
khó
khăn.
CPTPP
có
một
số
ngoại
lệ
cho
phép
không
cần
theo
quy
tắc
về
xuất
xứ
mà
vẫn
có
thể
hưởng
ưu
đãi
về
thuế.
Đối
với
EVFTA,
yêu
cầu
về
nguyên
liệu
sản
phẩm
rất
khắt
khe,
trong
khi
nguồn
nguyên
liệu
dệt
may
do
Việt
Nam
sản
xuất
đạt
chất
lượng
cao
hiện
chưa
đáp
ứng
đủ
nhu
cầu
của
các
doanh
nghiệp.
Dù
các
doanh
nghiệp
có
thể
sử
dụng
nguồn
nguyên
liệu
nhập
khẩu
ngoại
khối
từ
các
thị
trường
được
EVFTA
chấp
nhận
như
Hàn
Quốc,
Thổ
Nhĩ
Kỳ…
nhưng
chi
phí
cao.
Theo
ông
Phạm
Xuân
Hồng,
tỷ
lệ
tận
dụng
lợi
thế
từ
các
FTA
hiện
chỉ
đạt
mức
20-25%.
Nghĩa
là,
hàng
hóa
may
mặc
Việt
Nam
vẫn
đang
xuất
khẩu
với
thuế
suất
cao
do
không
đủ
điều
kiện
để
được
hưởng
thuế
suất
giảm
theo
các
FTA.
Việc
tăng
kim
ngạch
xuất
khẩu
dệt
may
thời
gian
qua
chỉ
tập
trung
chủ
yếu
ở
khu
vực
doanh
nghiệp
có
vốn
đầu
tư
nước
ngoài
(FDI)
chứ
doanh
nghiệp
nội
địa
chưa
nhiều.
Do
đó,
nếu
các
doanh
nghiệp
dệt
may
Việt
Nam
gia
tăng
được
giá
trị
sản
xuất
từ
thuần
gia
công
lên
mô
hình
OEM
(nghĩa
nhà
cung
ứng
chủ
động
về
nguyên
vật
liệu)
và
ODM
(nhà
cung
ứng
tham
gia
từ
quá
trình
thiết
kế
ra
sản
phẩm),
thì
sẽ
có
cơ
hội
trở
thành
nhà
cung
ứng
trực
tiếp
của
các
nhãn
hàng
phát
triển
bền
vững
hơn.
10/
Việt
Nam
trên
Con
Đường
Tơ
Lụa
Kỹ
Thuật
Số
của
Trung
Quốc
Các
tập
đoàn
Trung
Quốc
“phủ
sóng”
ASEAN
Theo
số
liệu
ước
tính,
đến
hết
năm
2019
Trung
Quốc
đã
chi
tới
79
tỉ
đô
la
Mỹ
cho
các
dự
án
DSR
trên
toàn
cầu
và
tổng
giá
trị
đầu
tư
của
DSR
sẽ
lên
tới
200
tỉ
đô
la
Mỹ.
Các
tập
đoàn
công
nghệ
lớn
của
Trung
Quốc
đang
tăng
cường
hỗ
trợ
về
cơ
sở
hạ
tầng
viễn
thông
cho
các
quốc
gia
trong
khu
vực
Asean.
Huawei
và
ZTE
đã
cho
thấy
ý
định
mở
rộng
tại
Asean
thông
qua
các
kế
hoạch
đặt
cáp
quang
ở
khu
vực
này.
Họ
đã
hoàn
thành
hàng
chục
dự
án
và
đang
xây
dựng
thêm
khoảng
20
dự
án
nữa,
chủ
yếu
ở
Indonesia
và
Philippines.
“Nếu
dữ
liệu
là
“dầu
mỏ”
của
nền
kinh
tế
số,
thì
cáp
quang
chính
là
đường
ống
dẫn
dầu”,
Tiến
sĩ
Phạm
Sỹ
Thành,
Giám
đốc
Chương
trình
Nghiên
cứu
chiến
lược
Mekong
–
Trung
Quốc
(MCSS),
cho
biết
đồng
thời
chỉ
ra
khát
vọng
của
các
công
ty
Trung
Quốc
trong
việc
khai
thác
loại
tài
sản
mới
này
của
thế
giới.
Alibaba
đã
nắm
quyền
kiểm
soát
sàn
thương
mại
điện
tử
Lazada,
được
coi
là
Amazon
của
ASEAN.
Các
mảng
về
thanh
toán
điện
tử
và
Internet
tại
khu
vực
cũng
đang
được
đầu
tư
bởi
các
công
ty
như
Bytedance,
sở
hữu
nền
tảng
mạng
xã
hội
TikTok;
Ant
Group
thuộc
Alibaba,
và
SEA
được
hậu
thuẫn
bởi
Tencent.
Tiêu
chuẩn
công
nghệ
Made
in
China
Chương
trình
DSR
là
sự
giao
thoa
giữa
BRI
và
hai
sáng
kiến
lớn
khác
của
Chính
phủ
Trung
Quốc
là
“Sản
xuất
tại
Trung
Quốc
2025”
và
“Tiêu
chuẩn
Trung
Quốc
2035”.
Qua
đó,
Bắc
Kinh
tham
vọng
trở
thành
cường
quốc
trong
lĩnh
vực
sản
xuất
tiên
tiến
và
thiết
lập
các
tiêu
chuẩn
công
nghệ
toàn
cầu
cho
các
công
nghệ
như
Internet
vạn
vật,
trí
tuệ
nhân
tạo
và
5G
trong
15
năm
tới.
Bên
cạnh
đó,
lĩnh
vực
công
nghệ
chuỗi
khối
(blockchain)
cũng
được
Chính
phủ
Trung
Quốc
đặc
biệt
lưu
tâm
khi
mở
ra
“Mạng
lưới
dịch
vụ
chuỗi
khối”
(Blockchain
Service
Network
–
BSN)
dưới
sự
kiểm
soát
của
chính
phủ.
Chỉ
trong
vòng
nửa
năm,
mạng
lưới
này
đã
mở
rộng
đến
hàng
chục
quốc
gia,
trong
đó
có
Mỹ,
Nhật
Bản
và
Úc.
Không
chỉ
Trung
Quốc,
mà
Mỹ,
Liên
minh
châu
Âu,
Nhật
Bản
và
Nga
cũng
muốn
thiết
lập
một
tiêu
chuẩn
chung
cho
các
ngành
công
nghệ,
nhưng
theo
hướng
có
lợi
cho
quốc
gia
mình.
Một
phương
thức
phổ
biến
của
Trung
Quốc
là
các
viện
trợ
và
các
dự
án
phát
triển
hạ
tầng
của
BRI,
DSR
đều
có
những
ràng
buộc
như
yêu
cầu
mua
công
nghệ
của
công
ty
Trung
Quốc,
từ
đó
trực
tiếp
tích
hợp
hệ
thống
theo
chuẩn
công
nghệ
của
nước
này
vào
các
quốc
gia
tiếp
nhận
kinh
phí.Thực
tế
kể
từ
khi
BRI
ra
đời
vào
năm
2013,
Việt
Nam
đã
tiếp
cận
một
cách
thận
trọng
đối
với
nguồn
tài
trợ
của
Trung
Quốc.
Tiến
sĩ
Lê
Hồng
Hiệp,
nghiên
cứu
viên
cao
cấp
tại
Viện
Nghiên
cứu
Đông
Nam
Á
Singapore,
giải
thích
rằng
Việt
Nam
không
muốn
nhận
tài
trợ
của
Trung
Quốc
vì
không
muốn
“hàm
ơn”
Trung
Quốc,
ngay
cả
khi
nước
ta
cần
vốn
để
phát
triển
cơ
sở
hạ
tầng.
Nguyên
nhân
sâu
xa
chủ
yếu
nằm
ở
tranh
chấp
tại
biển
Đông.
Cơ
hội
và
thách
thức
cho
Việt
Nam
“Huawei
có
công
nghệ
rẻ
hơn
nhưng
rủi
ro
về
mặt
an
ninh.
Khi
từ
chối
Huawei
và
đi
theo
con
đường
riêng
của
mình,
Việt
Nam
có
cơ
hội
để
tự
phát
triển”,
ông
Hiệp
nhấn
mạnh.
Ba
nhà
mạng
di
động
lớn
nhất
của
Việt
Nam
là
Viettel,
MobiFone
và
VNPT
chiếm
gần
96%
thị
phần
thuê
bao
di
động
Việt
Nam
và
là
ba
công
ty
được
cấp
phép
thương
mại
hóa
5G
trong
nước
đều
quyết
định
tự
phát
triển
công
nghệ
này
với
các
đối
tác
từ
các
quốc
gia
khác,
cụ
thể
là
Ericsson
AB
của
Thụy
Điển,
Nokia
Oyj
của
Phần
Lan,
Qualcomm
của
Mỹ
và
Samsung
của
Hàn
Quốc.
Về
khả
năng
triển
khai
DSR
tại
Việt
Nam
trong
tương
lai,
ông
Thành
cho
rằng
quyết
định
này
dựa
nhiều
vào
phía
doanh
nghiệp
hơn
là
Chính
phủ.
11/
Dư
địa
còn
nhiều
của
ngành
thương
mại
điện
tử
ở
Đông
Nam
Á?
Bất
chấp
những
thách
thức
của
dịch
Covid-19,
năm
2020
quy
mô
thương
mại
điện
tử
toàn
cầu
vẫn
tăng
trưởng
27%
đạt
4.280
tỷ
USD.
Động
lực
chính
đến
từ
khu
vực
Châu
Á
chiếm
hơn
60%
nhờ
thị
trường
hơn
1,3
tỷ
dân
của
Trung
Quốc.
Trong
đó,
Alibaba
là
tập
đoàn
bán
lẻ
trực
tuyến
lớn
nhất
khu
vực
tiếp
tục
tăng
trưởng
doanh
thu
34%
trong
9
tháng
cuối
năm
2020.
Gã
khổng
lồ
thương
mại
điện
tử
của
Trung
Quốc
liên
tục
mở
rộng
hoạt
động
thông
qua
các
thương
vụ
rót
vốn
vào
các
nền
tảng
bán
lẻ,
cả
online
và
offline.
Cuối
tháng
trước
Alibaba
đã
đầu
tư
thêm
350
triệu
USD
vào
Trendyol,
nền
tảng
thương
mại
điện
tử
phổ
biến
nhất
tại
Thổ
Nhĩ
Kỳ.
Đây
là
lần
rót
vốn
thứ
2,
tổng
cộng
gần
1,1
tỷ
USD,
của
Alibaba
vào
công
ty
này.
Trendyol
là
một
trong
3
nền
tảng
thương
mại
điện
tử
ngoài
Trung
Quốc
đang
được
Alibaba
vận
hành
cùng
với
Lazada
tại
Đông
Nam
Á
và
Daraz
tại
Nam
Á.
Trong
4
năm
qua,
song
song
với
việc
thực
hiện
hàng
loạt
thương
vụ
M&A
ở
trong
nước
nhằm
củng
cố
vị
thế
dẫn
đầu,
Alibaba
đã
tăng
cường
đầu
tư
ở
nhiều
thị
trường
nhằm
mở
rộng
hệ
sinh
thái
bán
lẻ
trực
tuyến
khổng
lồ
của
mình.
Đặc
biệt
tại
Đông
Nam
Á,
năm
2016,
Alibaba
đã
chi
khoảng
1
tỷ
USD
để
nắm
giữ
cổ
phần
chi
phố
tại
Lazada,
nền
tảng
thương
mại
điện
tử
hàng
đầu
tại
khu
vực
khi
đó.
Sau
đó,
Alibaba
tiếp
tục
đầu
tư
vào
nhiều
công
ty
khác
trong
lĩnh
vực
thương
mại
điện
tử
như
Tokopedia,
Remart
và
thanh
toán
như
Ascend
Money
(Thái
Lan),
Mynt
(Philippines),
Toucho’n
Go
(Malaysia).
Tại
Việt
Nam,
Ant
Financial
–
công
ty
fintech
của
Alibaba
được
cho
là
đã
mua
lại
ví
điện
tử
eMonkey
để
bước
chân
vào
thị
trường
thanh
toán
trung
gian
và
hướng
đến
tiềm
năng
cung
cấp
dịch
vụ
tài
chính
cho
người
tiêu
dùng.
Không
chỉ
Alibaba,
các
tập
đoàn
lớn
khác
của
Trung
Quốc
trong
lĩnh
vực
công
nghệ
cũng
đầu
tư
mạnh
vào
thương
mại
điện
tử
Việt
Nam.
Tập
đoàn
Tencent
thông
qua
SEA
Limited
đang
đầu
tư
mạnh
mẽ
vào
nền
tảng
bán
hàng
trực
tuyến
Shopee,
đồng
thời
cũng
đã
mua
lại
cổ
phần
của
ví
điện
tử
Airpay
của
Công
ty
M-Pay.
Trong
khi
đó,
TIKI
trong
các
lần
gọi
vốn
gần
đây
đã
được
JD.com
rót
vốn
khủng
hàng
trăm
triệu
USD.
Ngoài
ra
TIKI
còn
được
đầu
tư
bởi
VNG,
công
ty
kỳ
lân
đầu
tiên
của
Việt
Nam,
được
hỗ
trợ
bởi
các
nhà
đầu
tư
có
nguồn
gốc
từ
Trung
Quốc.
Nguồn
vốn
lớn
từ
các
nhà
đầu
tư
giúp
các
trang
thương
mại
điện
tử
tại
Việt
Nam
duy
trì
cuộc
đua
‘đốt
tiền’
để
chiếm
lĩnh
thị
trường.
Ước
tính
trong
3
năm
từ
2016
đến
2018,
3
công
ty
thương
mại
điện
tử
lớn
nhất
thị
trường
là
TIKI,
Lazada
và
Shopee
ghi
nhận
lỗ
khoảng
10.000
tỷ
đồng.
Số
lỗ
được
cho
là
tiếp
tục
tăng
trong
2
năm
qua
nhưng
các
vòng
gọi
vốn
mới
vẫn
tiếp
tục
diễn
ra.
Thậm
chí
mới
đây
TIKI
còn
lên
kế
hoạch
sáp
nhập
với
Sendo,
hai
nền
tảng
của
Việt
Nam
muốn
gia
tăng
sức
cạnh
tranh
với
Shopee
và
Lazada
sau
khi
có
dấu
hiệu
bị
hụt
hơi
trong
cuộc
đua
top
4.
Cạnh
tranh
khốc
liệt
của
thị
trường
bán
lẻ
trực
tuyến
đã
khiến
những
tên
tuổi
lớn
như
Lotte
hay
Adayroi
rút
lui.
Dù
vậy,
tiềm
năng
của
thị
trường
này
ở
Việt
Nam
và
khu
vực
Đông
Nam
Á
vẫn
được
dự
báo
tiếp
tục
tăng
trưởng
cao
trong
những
năm
tới.
Một
báo
cáo
của
Google,
Temasek
và
Bain&
Compnay
về
nền
kinh
tế
số
ở
khu
vực
Đông
Nam
Á
cho
biết
giá
trị
của
các
thị
trường
thương
mại
điện
tử,
gọi
xe,
đặt
chỗ
du
lịch
đạt
khoảng
100
tỷ
USD
năm
2020
và
sẽ
tăng
lên
hơn
300
tỷ
vào
năm
2025.
Tại
Việt
Nam,
riêng
hoạt
động
bán
lẻ
trực
tuyến
đạt
giá
trị
khoảng
7
tỷ
USD
năm
ngoái
và
được
dự
báo
tăng
lên
29
tỷ
USD
vào
năm
2025.
Cùng
với
tăng
trưởng
ở
các
lĩnh
vực
gọi
xe,
đặt
chỗ,
nền
kinh
tế
số
của
Việt
Nam
đến
năm
2025
ước
tính
sẽ
vượt
mốc
50
tỷ
USD.
Mức
tăng
trưởng
dự
báo
34%
của
thị
trường
bán
lẻ
trực
tuyến
Việt
Nam
trở
thành
con
số
hấp
dẫn
đặc
biệt
các
nhà
đầu
tư.
Amazon
đang
tăng
cường
hiện
diện
ở
Singapore
và
cả
Việt
Nam.
Trong
mảng
giao
đồ
ăn,
Delivery
Hero
(Đức)
và
Line
Man
(Nhật
Bản),
Beamin
(Hàn
Quốc)
đều
đã
đẩy
mạnh
đầu
tư
ở
Đông
Nam
Á.
Gần
đây,
gã
khổng
lồ
Alibaba
được
đồn
đoán
tiếp
tục
gia
nhập
sâu
hơn
vào
thị
trường
bán
lẻ
trực
tuyến
của
Việt
Nam
với
việc
bắt
tay
với
một
trong
những
tập
đoàn
tư
nhân
lớn
nhất.
Kinh
nghiệm
20
năm
phát
triển
thương
mại
điện
tử
của
Alibaba
được
kì
vọng
sẽ
kết
hợp
với
thế
mạnh
của
tập
đoàn
trong
nước
để
thúc
đẩy
quá
trình
hiện
đại
hóa
ngành
bán
lẻ
của
Việt
Nam.
12/
Sàn
thương
mại
điện
tử:
kênh
tiêu
thụ
mới
cho
nông
sản
Vải
thiều
Thanh
Hà
lên
sàn
TMĐT
Vải
thiều
Thanh
Hà
được
mở
bán
trong
gian
hàng
tỉnh
Hải
Dương
trong
khuôn
khổ
chương
trình
cấp
quốc
gia
về
xúc
tiến
thương
mại
trên
nền
tảng
Lazada
với
giá
ưu
đãi
cùng
chính
sách
hỗ
trợ
giao
hàng.
Bên
cạnh
đó,
Lazada
cũng
sẽ
triển
khai
các
hoạt
động
quảng
bá
sản
phẩm
tới
người
tiêu
dùng.
Công
ty
TNHH
Sản
xuất
thương
mại
dịch
vụ
Rồng
Đỏ
(Công
ty
Rồng
Đỏ)
là
đơn
vị
đồng
hành
của
chương
trình.
Rồng
Đỏ
vừa
là
đơn
vị
đầu
mối
thu
mua,
vừa
trực
tiếp
hỗ
trợ
hậu
cần,
đảm
bảo
quy
cách
để
đưa
sản
phẩm
tươi
đến
tay
người
tiêu
dùng.
Các
chương
trình
như
“Gian
hàng
Việt
trực
tuyến
quốc
gia”
trên
các
sàn
thương
mại
điện
tử
như
Voso.vn,
Sendo.vn
mà
Cục
Thương
mại
điện
tử
và
Kinh
tế
số
đang
triển
khai
sẽ
hỗ
trợ
doanh
nghiệp
địa
phương
và
nông
dân
tiếp
cận
phương
thức
kinh
doanh
mới
và
ở
góc
độ
nào
đó,
nhanh
chóng
hòa
mình
vào
dòng
chảy
chuyển
đổi
số
quốc
gia.
Gần
30
tấn
hành
tím
Vĩnh
Châu
đã
được
tiêu
thụ
qua
sàn
TMĐT
Sau
10
ngày
triển
khai
hỗ
trợ
tiêu
thụ,
đã
có
gần
10.000
đơn
hàng
đã
được
đặt
mua
với
gần
30
tấn
hành
tím
đã
đến
tay
người
mua.
Theo
báo
cáo
từ
sàn
TMĐT
Voso.vn,
lượng
đơn
hàng
vẫn
tăng
lên
hàng
ngày,
trung
bình
tiêu
thụ
từ
3-5
tấn/ngày.
Hiện
tại,
chương
trình
vẫn
đang
được
sàn
TMĐT
Voso.vn
phân
phối
với
mức
giá
ưu
đãi
cho
người
mua
và
hỗ
trợ
phí
vận
chuyển.
Ước
tính
sau
khi
kết
thúc
chương
trình
vào
cuối
tháng
5-2021
sẽ
có
khả
năng
tiêu
thụ
được
khoảng
150
tấn
hành
tím
đặc
sản
cho
nông
dân
huyện
Vĩnh
Châu,
tỉnh
Sóc
Trăng.
13/
Thủy
sản
Việt
Nam
đã
nắm
bắt
cơ
hội
từ
các
FTA
ra
sao?
Hiệp
hội
Chế
biến
và
Xuất
khẩu
thủy
sản
Việt
Nam
(VASEP)
dự
báo
xuất
khẩu
thủy
sản
trong
quý
II/2021
sẽ
tiếp
tục
tăng
trưởng
với
mức
10%
và
khả
năng
đạt
2,1
tỷ
USD.
Xuất
khẩu
thủy
sản
đã
có
sự
bứt
phá
trở
lại
với
sự
tăng
trưởng
khá
trong
4
tháng
đầu
năm
khi
đạt
2,39
tỷ
USD
về
kim
ngạch
và
tăng
trên
6%
so
với
cùng
kỳ
năm
ngoái.
Sự
tăng
trưởng
diễn
ở
nhiều
mặt
hàng
và
nhiều
thị
trường
xuất
khẩu
chính
của
thủy
sản
Việt
Nam.
Kết
quả
này
minh
chứng
các
doanh
nghiệp
ngày
càng
tận
dụng
tốt
cơ
hội
mở
cửa
thị
trường
từ
các
Hiệp
định
thương
mại
tự
do
cũng
như
xử
lý
tốt
hơn
các
tình
huống
trong
bối
cảnh
đại
dịch
COVID-19
đang
diễn
ra
phức
tạp.
Ông
Nguyễn
Hoài
Nam,
Phó
Tổng
thư
ký
Hiệp
hội
Chế
biến
và
Xuất
khẩu
thủy
sản
Việt
Nam
(VASEP)
cho
biết,
các
thị
trường
nhập
khẩu
lớn
như
Mỹ,
Nhật
Bản,
Trung
Quốc
tiếp
tục
tăng
nhập
khẩu.
Các
nước
khu
vực
châu
Á
và
một
số
nước
sản
xuất
cạnh
tranh
như
Ấn
Độ,
Thái
Lan
vẫn
đang
đối
phó
với
dịch
COVID-19
nghiêm
trọng.
Từ
đó,
thêm
cơ
hội
cho
Việt
Nam.
Điển
hình
là
thị
trường
Mỹ
sẽ
tiếp
tục
là
điểm
sáng
cho
thủy
sản
Việt
Nam
trên
nhiều
mặt
hàng
như
tôm,
cá
tra,
hải
sản…
Đặc
biệt
đối
với
tôm,
Việt
Nam
sẽ
có
cơ
hội
nhiều
hơn
tại
Mỹ
khi
Ấn
Độ
gặp
khó
khăn
về
sản
xuất
do
dịch
COVID-19.
Đánh
giá
về
khả
năng
tăng
trưởng
của
mặt
hàng
tôm,
ông
Hồ
Quốc
Lực
cho
hay,
các
cường
quốc
nuôi
tôm
đang
bị
tác
động
của
dịch
COVID-19
có
thể
bị
đứt
gãy
chuỗi
cung
ứng
bất
kỳ
lúc
nào
và
khả
năng
sẽ
không
có
sự
tăng
trưởng
về
mặt
hàng
tôm
ở
nước
này.
Như
vậy
nguồn
cung
trên
thế
giới
nhìn
chung
sẽ
không
tăng,
điều
đó
tạo
cơ
hội
cho
Việt
Nam.
Về
cầu
trên
thế
giới,
tăng
trưởng
tự
nhiên
của
mặt
hàng
tôm
khoảng
5%/năm
nhưng
do
dịch
COVID-19
khiến
người
tiêu
dùng
có
xu
thế
tìm
mặt
hàng
có
giá
cả
phù
hợp
với
tài
chính
của
mình.
“Cung
–
cầu
như
vậy
nên
khả
năng
giá
tôm
sẽ
tăng
nhẹ.
Khả
năng
Việt
Nam
sẽ
tăng
được
lượng
tiêu
thụ
tôm
từ
5
–
7%”,
ông
Hồ
Quốc
Lực
nhận
định.
Trong
bối
cảnh
hiện
nay,
ông
Hồ
Quốc
Lực
cho
biết,
người
tiêu
dùng
cần
những
loại
thực
phẩm
tiện
lợi
hơn
trong
chế
biến.
Do
đó
các
sản
phẩm
phải
đóng
gói
không
quá
lớn
và
chế
biến
sâu.
Doanh
nghiệp
cần
bán
qua
kênh
phân
phối,
kênh
bán
lẻ
không
phải
kênh
dịch
vụ
(nhà
hàng,
khách
sạn..).
Doanh
nghiệp
cũng
cần
tổ
chức
sản
xuất
để
có
giá
thành
vừa
phải.
Bản
thân
Công
ty
cổ
phần
Thực
phẩm
Sao
Ta
đang
trên
lộ
trình
và
đã
có
những
sản
phẩm
mới
để
đáp
ứng
được
tình
huống
này.
Các
doanh
nghiệp
khác
cũng
cho
rằng,
thị
trường
nhập
khẩu
Hàn
Quốc,
châu
Âu,
Mỹ,
Australia,
Nhật
Bản…
thay
đổi
rõ
rệt
cũng
khiến
cho
các
doanh
nghiệp
chuyển
hướng
sang
cung
cấp
phân
phối
đến
tận
các
chuỗi
siêu
thị,
cửa
hàng
bán
lẻ.
Tuy
có
những
tín
hiệu
tốt
về
thị
trường
nhưng
xuất
khẩu
sẽ
vẫn
bị
tác
động
bởi
các
gói
cước
vận
chuyển
và
các
chi
phí
đầu
vào
tăng
ngoài
khả
năng
kiểm
soát,
đồng
thời
có
sự
chuẩn
bị,
dự
trữ
các
vật
tư
cần
thiết
cho
các
trại
nuôi.
Tiếp
tục
tháo
gỡ
rào
cản
kỹ
thuật,
mở
rộng
thị
trường
xuất
khẩu
thủy
sản,
Cục
Thú
y,
Bộ
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
cho
biết,
đơn
vị
đang
và
tiếp
tục
làm
việc
với
cơ
quan
thú
y
có
thẩm
quyền
các
nước
như:
Trung
Quốc,
Hàn
Quốc,
Australia,
Hoa
Kỳ,
Brazil,
Mexico,
Costa
Rica…Với
thị
trường
Trung
Quốc,
Cục
Thú
y
tiếp
tục
hỗ
trợ,
hướng
dẫn
các
địa
phương
và
các
doanh
nghiệp
thực
hiện
các
yêu
cầu
về
vệ
sinh
thú
y,
giám
sát
dịch
bệnh.
Theo
Tổng
cục
Thủy
sản,
năm
nay,
diện
tích
nuôi
trồng
thủy
sản
giữ
ổn
định
1,3
triệu
ha,
nhưng
sản
lượng
đạt
4,75
triệu
tấn,
tăng
4,2%
so
với
năm
2020.
Trong
bối
cảnh
giá
thức
ăn
thủy
sản
vẫn
ở
mức
cao,
ông
Trần
Đình
Luân,
Tổng
cục
trưởng
Tổng
cục
Thủy
sản
cho
biết,
ngành
thủy
sản
sẽ
tiếp
tục
đẩy
mạnh
liên
kết
trong
sản
xuất
để
tiếp
cận
với
nguồn
cung
ứng
vật
tư
đầu
vào
có
chất
lượng
tốt,
giá
cả
phù
hợp,
đồng
thời
đẩy
mạnh
ứng
dụng
khoa
học,
tăng
năng
suất,
giảm
chi
phí,
giảm
hệ
số
chuyển
đổi
thức
ăn,
bảo
vệ
môi
trường
trong
nuôi
trồng.
14/
Khơi
thông
xuất
khẩu,
nâng
tầm
thương
hiệu
vải
thiều
Việt
Nam
Nhóm
sản
xuất
của
ông
Mùi
có
102
hộ
với
gần
10ha
trồng
vải
tại
Thanh
Hà
(Hải
Dương),
sau
5
năm
áp
dụng
tiêu
chuẩn
VietGap
thì
từ
năm
nay
đã
chính
thức
chuyển
sang
áp
dụng
trồng
vải
theo
tiêu
chuẩn
Global
Gap.
“Hàng
xuất
khẩu
bán
có
giá
cao
hơn,
giúp
xây
dựng
thương
hiệu
nhưng
chưa
được
nhiều,
lại
thêm
khó
khăn
do
dịch
bệnh,
vận
chuyển.
Như
vừa
rồi
chúng
tôi
có
vải
trứng
trắng
đang
vào
vụ
xuất
được
sang
Singapore,
doanh
nghiệp
cũng
đặt
vấn
đề
thu
mua,
nhưng
do
vướng
tàu
hàng,
nên
lại
phải
bán
trong
nước.
Rồi
cũng
có
một
số
doanh
nghiệp
đặt
vấn
đề
thu
mua,
hứa
hẹn
nhiều,
nhưng
đến
nay
chưa
có
hợp
đồng
chính
thức
nên
chúng
tôi
vẫn
phải
chủ
động,
tìm
mối
tiêu
thụ
qua
tư
thương
và
xuất
sang
Trung
Quốc”
–
ông
Mùi
cho
hay.
Với
Công
ty
cổ
phần
Ameii,
việc
đầu
tư
sản
xuất
theo
chuỗi
khép
kín
từ
vùng
nguyên
liệu
đến
chế
biến,
tiêu
thụ,
xuất
khẩu
giúp
mang
lại
nhiều
lợi
thế.
Công
ty
có
5
mã
vùng
trồng
với
diện
tích
50ha,
do
các
hợp
tác
xã
sản
xuất
với
quy
trình
chăm
sóc
chặt
chẽ.
Công
ty
cũng
đầu
tư
máy
móc
để
sơ
chế,
bảo
quản
trái
vải,
đảm
bảo
đến
khi
tới
tay
người
tiêu
dùng
được
30
ngày.
Nhờ
nâng
chất
lượng
sản
phẩm
nên
đến
nay,
80%
quả
vải
của
Công
ty
Ameii
đã
xuất
được
vào
các
thị
trường
khó
tính
như
Nhật
Bản,
Úc,
EU.
Song
theo
bà
Hồng,
khó
nhất
là
đảm
bảo
ổn
định
vùng
nguyên
liệu
khi
mỗi
thị
trường
đều
có
tiêu
chuẩn
riêng.
Chìa
khóa
từ
quảng
bá
chỉ
dẫn
địa
lý
Ông
Vũ
Bá
Phú,
cục
trưởng
Cục
Xúc
tiến
thương
mại
(Bộ
Công
thương),
cho
hay
với
Chương
trình
cấp
quốc
gia
về
xúc
tiến
thương
mại,
quả
vải
và
nông
sản
Hải
Dương
lần
đầu
tiên
được
bán
trên
các
sàn
thương
mại
điện
tử
từ
ngày
15-5.
Đơn
cử
Lazada,
không
những
ưu
đãi
giá
tốt,
còn
có
chính
sách
hỗ
trợ
hấp
dẫn
bằng
giao
hàng
nhanh
trong
4
giờ
sau
khi
đặt
hàng.
Hay
cùng
với
sự
tham
gia
Sendo,
mở
rộng
các
nhà
phân
phối
ở
siêu
thị,
doanh
nghiệp
thu
mua
và
các
cơ
sở
chế
biến,
Cục
cũng
hướng
tới
mục
tiêu
đưa
quả
vải
lên
trang
thương
mại
điện
tử
lớn
của
quốc
tế
như
Alibaba.
Với
thị
trường
quốc
tế,
doanh
nghiệp
cung
ứng
vải
và
nông
sản
Hải
Dương
cũng
sẽ
được
kết
nối
giao
thương
trực
tuyến
với
300
đầu
mối
nhập
khẩu
tiềm
năng.
Tuy
vậy,
ông
Phú
cho
rằng
để
nâng
cao
chất
lượng
và
giá
trị
thương
hiệu
quả
vải,
ngoài
các
hoạt
động
xúc
tiến,
kết
nối
cung
cầu,
Bộ
Công
thương
còn
chú
trọng
việc
xây
dựng
chỉ
dẫn
địa
lý,
phát
triển
thương
hiệu.
Theo
đó,
với
vai
trò
là
cơ
quan
đầu
mối
triển
khai
Chương
trình
Thương
hiệu
quốc
gia
Việt
Nam
–
chương
trình
xúc
tiến
thương
mại
đặc
thù,
dài
hạn
và
duy
nhất
của
Chính
phủ
để
quảng
bá
hình
ảnh
quốc
gia,
thương
hiệu
quốc
gia
thông
qua
việc
hỗ
trợ
các
doanh
nghiệp
nhằm
nâng
cao
vị
thế
và
giá
trị
gia
tăng
từng
ngành
hàng,
Bộ
Công
thương
đã
phối
hợp
với
Bộ
Khoa
học
và
công
nghệ
và
địa
phương
hỗ
trợ
và
hướng
dẫn
cho
người
dân
thực
hiện
việc
đăng
ký
chỉ
dẫn
địa
lý
tại
Việt
Nam
cũng
như
tại
nước
ngoài.
Đến
nay,
vải
thiều
Thanh
Hà
đã
được
đăng
ký
chỉ
dẫn
địa
lý
và
được
cấp
bằng
bảo
hộ
chỉ
dẫn
địa
lý
từ
năm
2007.
Gắn
với
đó
là
các
hoạt
động
hỗ
trợ
kỹ
thuật
cho
doanh
nghiệp
trong
công
tác
xây
dựng
và
phát
triển,
bảo
vệ
thương
hiệu
để
nâng
cao
năng
lực
cạnh
tranh
trên
thị
trường,
vị
thế
của
hình
ảnh
thương
hiệu
Việt
Nam.
15/
“Miếng
bánh”
thị
phần
Nhật
Bản
chờ
doanh
nghiệp
THỊ
TRƯỜNG
NHẬT
CÒN
NHIỀU
DƯ
ĐỊA
Đầu
tiên
là
các
sản
phẩm
dệt
may,
Nhật
là
thị
trường
nhập
khẩu
hàng
dệt
may
lớn
trong
khu
vực
Đông
Bắc
Á.
Kim
ngạch
nhập
khẩu
khoảng
28
tỷ
USD
vào
năm
2019.
Tuy
nhiên,
dệt
may
Việt
Nam
mới
chiếm
13,2%
đối
với
tổng
nhu
cầu
của
người
tiêu
dùng
Nhật
Bản.
Đối
thủ
cạnh
tranh
của
Việt
Nam
lớn
nhất
là
Trung
Quốc
chiếm
55%
thị
phần,
tiếp
theo
là
Bangladesh,
Indonesia,
Thái
Lan,
Campuchia
và
Ý,
mỗi
nước
chiếm
thị
phần
dưới
10%.
Nhóm
hàng
da
giày,
kim
ngạch
nhập
khẩu
của
Nhật
lên
tới
5,3
tỷ
USD,
trong
đó,
Việt
Nam
chiếm
18,5%.
Đối
thủ
cạnh
tranh
lớn
nhất
của
Việt
Nam
là
Trung
Quốc,
Indonesia,
Ý
và
Campuchia.
Dung
lượng
thị
trường
nhập
khẩu
của
Nhật
với
sản
phẩm
thủ
công
mỹ
nghệ
vào
khoảng
200
triệu
USD
mỗi
năm.
Việt
Nam
chiếm
8%
thị
phần,
đứng
thứ
hai
sau
Trung
Quốc
(55%
thị
phần).
Trong
nhóm
này,
Trung
Quốc
chiếm
ưu
thế
với
các
sản
phẩm
làm
từ
nguyên
liệu
nhựa
(87%
thị
phần).
Nhưng
các
sản
phẩm
mây
tre,
ta
đang
cạnh
tranh
rất
tốt,
chiếm
tới
49%
thị
phần.
Nhóm
gỗ
ván
ép,
gỗ
ván
sàn,
Nhật
Bản
có
nhu
cầu
nhập
khoảng
3,5
tỷ
USD
mỗi
năm.
Việt
Nam
còn
nhiều
tiềm
năng
xuất
khẩu
nhóm
hàng
này
vào
Nhật
do
thị
phần
còn
rất
khiêm
tốn,
mới
chiếm
khoảng
3%
và
0,01%
tổng
nhập
khẩu
của
Nhật.
Nhóm
hàng
nông
thuỷ
sản
như
chuối,
tôm,
cua,
mực…
Nhật
Bản
có
nhu
cầu
rất
lớn,
trong
khi
thị
phần
của
Việt
Nam
chiếm
tương
đối
nhỏ.
Về
chuối,
hiện
nay
Nhật
Bản
nhập
khẩu
mỗi
năm
khoảng
1
tỷ
USD,
trong
khi
Việt
Nam
mới
chỉ
xuất
khẩu
3
triệu
USD/năm.
90%
chuối
nhập
khẩu
của
Nhật
hiện
do
Philippines
cung
cấp.
Với
tôm,
cua,
mực,
thị
phần
của
Việt
Nam
cũng
còn
rất
khiêm
tốn,
chiếm
từ
7,5%-20%.
“Như
vậy,
Việt
Nam
còn
rất
nhiều
dư
địa
để
thúc
đẩy
xuất
khẩu
sang
Nhật
Bản”,
ông
Kiên
nhận
định.
Bên
cạnh
đó,
trên
thị
trường
Nhật,
các
sản
phẩm
của
Việt
Nam
được
hỗ
trợ
rất
tốt,
có
lợi
thế
từ
các
FTA
song
phương,
đa
phương
mà
Việt
Nam
đã
ký
kết
với
Nhật
Bản.
Đặc
biệt,
Trung
Quốc
là
đối
thủ
cạnh
tranh
lớn
nhất
của
Việt
Nam,
nhưng
vẫn
đang
phải
nộp
thuế
nhập
khẩu
vào
Nhật
Bản
cao
hơn
như
với
da
giày,
dệt
may,
thủ
công
mỹ
nghệ,
nông
thuỷ
sản.
“Đây
là
lợi
thế
không
nhỏ
để
hàng
Việt
Nam
có
thể
cạnh
tranh
với
các
nước
trong
khu
vực
ASEAN,
Trung
Quốc,
Hàn
Quốc
nếu
chúng
ta
tiếp
tục
khai
thác
dư
địa
Thị
trường
Nhật
Bản”,
đại
diện
Vụ
thị
trường
châu
Á,
châu
Phi
khẳng
định.
TẠO
THƯƠNG
HIỆU,
NÂNG
CAO
GIÁ
TRỊ
SẢN
PHẨM
Ông
Đỗ
Quốc
Hưng,
Phó
Vụ
trưởng
Vụ
Thị
trường
châu
Á-châu
Phi,
Bộ
Công
Thương
cho
rằng
doanh
nghiệp
Việt
Nam
đã
lớn
mạnh
hơn,
năng
lực
cạnh
tranh
cao
hơn,
sẵn
sàng
đáp
ứng
yêu
cầu
của
thị
trường
xuất
khẩu.
Tuy
nhiên,
doanh
nghiệp
cần
thường
xuyên
cập
nhật
thông
tin
về
thay
đổi
xu
hướng
tiêu
dùng,
cũng
như
các
chính
sách
của
thị
trường
Nhật.
Từ
đó,
doanh
nghiệp
xuất
khẩu
cần
phải
thay
đổi
ngay
nếu
không
muốn
mất
thị
phần.
Hơn
nữa,
khi
Covid
chưa
dừng
lại,
thị
trường
chưa
phục
hồi,
nên
các
thị
trường
này
có
xu
hướng
hạn
chế
đơn
hàng
lớn,
chỉ
đặt
các
đơn
hàng
nhỏ
và
yêu
cầu
giao
nhanh
nhằm
hạn
chế
rủi
ro.
Với
nhóm
hàng
nông
lâm
thuỷ
sản,
nhu
cầu
vẫn
tăng
với
những
sản
phẩm
chứng
minh
được
độ
an
toàn,
có
truy
xuất
nguồn
gốc,
bao
bì
đẹp,
đầy
đủ
thông
tin,
hướng
dẫn
sử
dụng…
Ngoài
ra,
doanh
nghiệp
cần
lưu
ý
tiêu
chuẩn
nhập
khẩu
vào
thị
trường
này
với
từng
nhóm
hàng.
Đơn
cử,
hàng
dệt
may,
da
giày
xuất
khẩu
vào
Nhật,
không
bắt
buộc
tiêu
chuẩn
nào
nhưng
để
tiêu
thụ
tốt,
xuất
khẩu
bền
vững
sang
Nhật
các
doanh
nghiệp
cần
chú
ý
nghiên
cứu,
đáp
ứng
các
tiêu
chuẩn
JIS
(tiêu
chuẩn
công
nghiệp
Nhật
Bản).
Nếu
làm
tốt
điều
này,
các
doanh
nghiệp
có
thể
xuất
khẩu
bền
vững
và
ổn
định
sang
Nhật.
Với
nhóm
hàng
nông,
thuỷ
sản,
thực
phẩm
chế
biến,
theo
ông
Kiên,
các
sản
phẩm
phải
đạt
tiêu
chuẩn
GAP,
HACCP.
Đặc
biệt,
tuy
không
bắt
buộc
nhưng
nếu
đáp
ứng
tiêu
chuẩn
hữu
cơ
thì
coi
như
đã
đảm
bảo
cho
tiêu
thụ
ở
thị
trường
này.
Quy
định
về
kiểm
dịch,
an
toàn
thực
phẩm,
chất
lượng
đặt
yêu
cầu
rất
cao
đòi
hỏi
doanh
nghiệp
xuất
khẩu
tuân
thủ
nghiêm
ngặt
và
minh
bạch.
Hiện
nay
việc
tiếp
xúc
các
kênh
phân
phối
tại
Nhật
còn
hạn
chế
do
hệ
thống
bán
lẻ
ở
nước
này
đặt
ra
tiêu
chuẩn
mua
hàng
rất
cao
và
khắt
khe,
khiến
doanh
nghiệp
Việt
không
đáp
ứng
được
hoặc
không
mặn
mà
trong
việc
đầu
tư
để
đáp
ứng
các
tiêu
chuẩn
này.
Chúng
ta
cần
tập
trung
khai
thác,
kết
nối
trực
tiếp
với
kênh
phân
phối
này
để
vừa
tạo
thương
hiệu,
vừa
nâng
cao
giá
trị
gia
tăng
của
sản
phẩm
Việt
Nam.
Ông
Minh
gợi
ý,
doanh
nghiệp
muốn
thâm
nhập
thị
trường
Nhật,
đầu
tiên
hãy
tham
gia
các
hội
chợ,
triển
lãm
tại
Nhật.
Thông
qua
hội
chợ,
doanh
nghiệp
có
thể
tìm
kiếm
được
đối
tác
mới,
cũng
như
nắm
bắt
được
xu
hướng
tiêu
dùng
đối
với
các
sản
phẩm
Việt
Nam
có
lợi
thế.
16/
Mỹ
và
EU
buộc
Trung
Quốc
giải
trình
về
“bóp
méo
thương
mại”
Mỹ
và
Liên
minh
châu
Âu
cho
biết
hôm
thứ
2
rằng
họ
có
thể
sẽ
cùng
hợp
tác
để
buộc
các
quốc
gia
ủng
hộ
các
chính
sách
bóp
méo
thương
mại
như
Trung
Quốc
phải
giải
trình.
Tuyên
bố
trên
đã
được
Đại
diện
Thương
mại
Mỹ
Katherine
Tai,
Bộ
trưởng
Thương
mại
Mỹ
Gina
Raimondo
và
Phó
chủ
tịch
điều
hành
Ủy
ban
Châu
Âu
Valdis
Dombrovskis
đưa
ra.
Khi
hai
bên
bắt
đầu
thảo
luận
về
việc
giải
quyết
tình
trạng
dư
thừa
thép
và
nhôm
trên
toàn
cầu,
Liên
minh
châu
Âu
đã
đồng
ý
đình
chiến
một
phần
với
Mỹ
trong
tranh
chấp
về
mức
thuế
đối
với
kim
loại
của
Mỹ
do
cựu
tổng
thống
Mỹ
Donald
Trump
áp
đặt.
Hôm
thứ
2,
ủy
ban
cho
biết
họ
sẽ
đình
chỉ
đề
xuất
tăng
thuế
quan
trả
đũa
–
loại
thuế
mà
đã
áp
đặt
lên
nhiều
sản
phẩm
từ
son
môi
đến
giày
thể
thao
và
tăng
gấp
đôi
lên
50%
thuế
đối
với
rượu
whisky
bourbon
của
Mỹ,
xe
máy
và
thuyền
có
động
cơ.
Trong
một
tuyên
bố
chung,
Brussels
và
Washington
nói
rằng,
với
tư
cách
là
đồng
minh,
họ
có
thể
thúc
đẩy
các
tiêu
chuẩn
cao,
giải
quyết
các
mối
quan
tâm
chung.
Phó
chủ
tịch
điều
hành
Dombrovskis,
đại
sứ
Tai
và
thư
ký
Raimondo
thừa
nhận
tác
động
đối
với
ngành
công
nghiệp
của
họ
xuất
phát
từ
tình
trạng
dư
thừa
công
suất
toàn
cầu
do
các
bên
thứ
ba
thúc
đẩy.
Tuyên
bố
chung
cho
biết,
sự
biến
dạng
do
công
suất
dư
thừa
này
gây
ra
mối
đe
dọa
nghiêm
trọng
đối
với
các
ngành
công
nghiệp
thép
và
nhôm
–
đây
là
những
ngành
định
hướng
thị
trường
của
EU
và
Mỹ
cũng
như
người
lao
động
trong
các
ngành
đó.
Họ
nhất
trí
rằng
vì
Mỹ
và
các
Quốc
gia
thành
viên
EU
là
đồng
minh
và
đối
tác,
cùng
chia
sẻ
lợi
ích
an
ninh
quốc
gia
cũng
như
nền
kinh
tế
dân
chủ,
thị
trường
nên
họ
có
thể
hợp
tác
để
thúc
đẩy
các
tiêu
chuẩn
cao,
giải
quyết
các
mối
quan
tâm
chung
và
buộc
các
nước
như
Trung
Quốc
–
những
người
ủng
hộ
chính
sách
bóp
méo
thương
mại
phải
giải
trình.
Các
cuộc
thảo
luận
sẽ
nhằm
tìm
ra
các
giải
pháp,
chẳng
hạn
như
các
biện
pháp
thương
mại
thích
hợp
vào
cuối
năm
nay.
Mỹ
sẽ
duy
trì
mức
thuế
25%
đối
với
thép
và
10%
đối
với
nhôm,
cũng
áp
dụng
đối
với
hàng
nhập
khẩu
từ
Trung
Quốc,
Ấn
Độ,
Nga,
Thổ
Nhĩ
Kỳ,
Na
Uy
và
Thụy
Sĩ.
Trước
đó,
Chính
quyền
ông
Trump
đã
trích
dẫn
các
căn
cứ
an
ninh
quốc
gia
của
Mỹ
vào
tháng
6
năm
2018
làm
cơ
sở
cho
việc
áp
thuế
kim
loại
–
các
biện
pháp
mà
các
nhà
sản
xuất
thép
như
Thyssenkrupp
và
Voestalpine
cho
biết
họ
bị
ảnh
hưởng.
EU
phủ
nhận
việc
xuất
khẩu
của
mình
gây
ra
bất
kỳ
mối
đe
dọa
an
ninh
nào
và
đáp
trả
bằng
cách
áp
thuế
quan
lên
2,8
tỷ
euro
(3,4
tỷ
USD)
các
sản
phẩm
của
Mỹ,
bao
gồm
xe
máy,
rượu
whisky
và
nước
cam.
Những
thứ
này
cũng
sẽ
được
giữ
nguyên.
Trong
tuyên
bố
chung,
EU
và
Mỹ
cho
biết
thêm:
“Họ
đồng
ý
thảo
luận
về
việc
giải
quyết
các
mối
quan
tâm
chung
trong
lĩnh
vực
này
nhằm
giải
quyết
công
suất
dư
thừa
thép
và
nhôm
và
triển
khai
các
giải
pháp
hiệu
quả,
bao
gồm
các
biện
pháp
thương
mại
thích
hợp,
để
bảo
tồn
các
ngành
công
nghiệp
quan
trọng
của
chúng
ta.
Để
đảm
bảo
môi
trường
mang
tính
xây
dựng
nhất
cho
những
nỗ
lực
chung
này,
họ
nhất
trí
tránh
những
thay
đổi
về
những
vấn
đề
này
ảnh
hưởng
tiêu
cực
đến
thương
mại
song
phương
.”
“Họ
cam
kết
sẽ
khẩn
trương
tham
gia
vào
các
cuộc
thảo
luận
này
để
tìm
ra
giải
pháp
trước
cuối
năm
nhằm
chứng
minh
cách
Mỹ
và
EU
có
thể
giải
quyết
tình
trạng
dư
thừa
công
suất,
đảm
bảo
khả
năng
tồn
tại
lâu
dài
của
các
ngành
công
nghiệp
thép
và
nhôm
của
khu
vực,
và
củng
cố
liên
minh
dân
chủ
của
hai
bên.
”
17/
Ngân
hàng
Thế
giới
cảnh
báo
về
ảnh
hưởng
của
đợt
địch
Covid-19
thứ
tư
với
kinh
tế
Việt
Nam
Ngày
17-5,
Ngân
hàng
Thế
giới
(WB)
tại
Việt
Nam
đã
công
bố
báo
cáo
cập
nhật
tình
hình
kinh
tế
vĩ
mô
Việt
Nam
tháng
5-2021,
trong
đó,
cảnh
báo
một
số
rủi
ro
đối
với
nền
kinh
tế
nước
ta
do
dịch
Covid-19
bùng
phát
từ
cuối
tháng
4
tới
nay.
Trong
báo
cáo,
WB
ghi
nhận
hầu
hết
các
chỉ
số
kinh
tế
tháng
4
của
Việt
Nam
đều
ở
mức
tốt.
Sản
xuất
công
nghiệp
tiếp
tục
đà
tăng
trưởng
mạnh
trong
tháng
4
với
chỉ
số
tăng
1,1%
so
với
tháng
3
và
tăng
tới
24,1%
so
với
cùng
kỳ
năm
2020.
Cùng
thời
gian
này,
doanh
số
bán
lẻ
tăng
2,3%
so
với
tháng
3,
sau
hai
tháng
giảm
liên
tiếp.
Chỉ
số
giá
tiêu
dùng
trong
tháng
4
cũng
được
ghi
nhận
tăng
0,5%
so
với
tháng
3,
phản
ánh
sự
phục
hồi
trong
tiêu
dùng
của
các
hộ
gia
đình.
Về
xuất
khẩu,
tốc
độ
tăng
trưởng
hai
con
số
so
với
cùng
kỳ
năm
trước
được
ghi
nhận
trên
tất
cả
các
mặt
hàng
xuất
khẩu
chính,
trong
đó
kim
ngạch
xuất
khẩu
tăng
nhanh
nhất
là
nhóm
máy
móc.
Thực
tế
này
có
sự
đóng
góp
của
tiến
trình
phục
hồi
kinh
tế
đang
diễn
ra
tại
Hoa
Kỳ
và
Trung
Quốc.
Cũng
theo
WB,
mặc
dù
vốn
đầu
tư
nước
ngoài
(FDI)
có
giảm
trong
tháng
4
–
chỉ
đạt
2,2
tỷ
USD
(thấp
hơn
53%
so
với
tháng
trước),
nhưng
nhìn
chung
ổn
định.
WB
cũng
đánh
giá
cao
tiến
độ
tiêm
vắc
xin
phòng
Covid-19
đã
tăng
tốc
vào
tháng
4,
với
506.000
liều
được
tiêm,
so
với
khoảng
50.000
liều
vào
cuối
tháng
3.
Tuy
nhiên,
WB
cảnh
báo,
Việt
Nam
đang
trải
qua
đợt
bùng
phát
dịch
Covid-19
thứ
tư
từ
cuối
tháng
4-2021,
buộc
chính
phủ
phải
nhanh
chóng
ứng
phó
bằng
việc
đóng
cửa
trường
học
và
áp
dụng
các
biện
pháp
hạn
chế
đi
lại
mới.
WB
nhận
định
thực
tế
này
sẽ
ảnh
hưởng
tới
hoạt
động
kinh
tế
trong
nước,
đặc
biệt
là
các
lĩnh
vực
du
lịch,
vận
tải
và
bán
lẻ.
Do
đó,
WB
khuyến
nghị,
nếu
cần
duy
trì
hoặc
thắt
chặt
các
biện
pháp
hạn
chế
mới
về
y
tế
và
đi
lại,
Chính
phủ
Việt
Nam
có
thể
cân
nhắc
một
gói
kích
thích
tài
khóa
mới,
bao
gồm
một
gói
hỗ
trợ
với
quy
mô
lớn
hơn
cho
người
dân
và
doanh
nghiệp
bị
ảnh
hưởng
bởi
dịch.
18/
Bloomberg:
Kinh
tế
thế
giới
gặp
khó
khăn
về
mọi
thứ
Một
năm
trước,
khi
đại
dịch
xuất
hiện
đã
đẩy
các
nền
kinh
tế
rơi
vào
tình
trạng
khó
khăn,
người
tiêu
dùng
hạn
chế
chi
tiêu.
Ngày
nay,
khi
kinh
tế
trên
đà
phục
hồi,
các
công
ty
lại
đang
gặp
khó
khăn
vì
giá
nguyên
liệu
tăng
vọt.
Từ
các
nhà
sản
xuất
nệm,
các
nhà
sản
xuất
ô
tô,
cho
đến
các
nhà
sản
xuất
lá
nhôm
đang
mua
nhiều
nguyên
liệu
hơn
mức
họ
cần
để
tồn
tại
với
nhu
cầu
hàng
hóa
tăng
chóng
mặt.
Hoạt
động
mua
và
tích
trữ
của
các
doanh
nghiệp
đang
đẩy
chuỗi
cung
ứng
đến
bờ
vực
bị
co
hẹp.
Tình
trạng
thiếu
hụt,
tắc
nghẽn
giao
thông
và
giá
cả
tăng
vọt
đã
làm
dấy
lên
lo
ngại
rằng
nền
kinh
tế
toàn
cầu
tăng
trưởng
sẽ
gây
ra
lạm
phát.
Đồng,
quặng
sắt
và
thép;
ngô,
cà
phê,
lúa
mì
và
đậu
nành;
gỗ
xẻ,
chất
bán
dẫn,
nhựa
và
bìa
cứng
để
đóng
gói…
Tất
cả
đều
tăng
giá.
Hàng
loạt
sự
cố
với
chuỗi
cung
ứng
đã
xảy
ra
từ
đầu
năm
tới
nay.
Sự
cố
nghiêm
trọng
ở
kênh
đào
Suez
vào
tháng
3
đã
làm
ảnh
hưởng
nghiêm
trọng
đến
chuỗi
cung
ứng.
Hạn
hán
đã
tàn
phá
các
loại
cây
nông
nghiệp.
Một
đợt
đóng
băng
sâu
và
mất
điện
hàng
loạt
đã
quét
sạch
các
hoạt
động
năng
lượng
và
hóa
dầu
trên
khắp
miền
Trung
nước
Mỹ
trong
tháng
2.
Tin
tặc
đã
đánh
sập
đường
ống
dẫn
nhiên
liệu
lớn
nhất
ở
Mỹ,
khiến
giá
xăng
lần
đầu
tiên
lên
trên
3
USD/gallon
kể
từ
năm
2014.
Hiện
tại,
đợt
bùng
phát
Covid-19
lớn
của
Ấn
Độ
đang
đe
dọa
các
cảng
lớn
nhất
của
nước
này.
“Về
cơ
bản,
những
gì
mọi
người
đang
nói
với
chúng
tôi
là
sẽ
khó
có
được
nguồn
cung
đến
nơi
phù
hợp
với
nhu
cầu
và
do
đó,
chúng
tôi
sẽ
tiếp
tục
chứng
kiến
một
số
đợt
tăng
giá
12
tháng
tiếp
theo”,
Zac
Rogers,
Giám
đốc
quản
lý
chuỗi
cung
ứng
Colorado
State
University
cho
biết.
Các
phong
vũ
biểu
nổi
tiếng
hơn
đang
bắt
đầu
phản
ánh
chi
phí
cao
hơn
cho
các
hộ
gia
đình
và
công
ty.
Chỉ
số
giá
tiêu
dùng
của
Mỹ
không
bao
gồm
thực
phẩm
và
nhiên
liệu
đã
tăng
vọt
trong
tháng
4
so
với
mức
cao
nhất
kể
từ
năm
1982.
Trừ
khi
các
công
ty
chuyển
chi
phí
đó
cho
người
tiêu
dùng
và
tăng
năng
suất,
nếu
không
nó
sẽ
ăn
vào
biên
lợi
nhuận
của
họ.
Ngày
càng
có
nhiều
chuyên
gia
cảnh
báo
rằng,
lạm
phát
chắc
chắn
sẽ
tăng
nhanh.
Mối
đe
dọa
đã
đủ
để
gây
chấn
động
đến
các
thủ
đô,
ngân
hàng
trung
ương,
nhà
máy
và
siêu
thị
trên
thế
giới.
Cục
Dự
trữ
Liên
bang
Mỹ
(Fed)
đang
phải
đối
mặt
với
những
câu
hỏi
mới
về
việc
khi
nào
họ
sẽ
tăng
lãi
suất
để
ngăn
chặn
lạm
phát
và
rủi
ro
chính
trị
được
nhận
thức
đã
đe
dọa
làm
đảo
lộn
các
kế
hoạch
chi
tiêu
của
Tổng
thống
Joe
Biden.
David
Landau,
Giám
đốc
sản
phẩm
của
BluJay
Solutions,
một
nhà
cung
cấp
dịch
vụ
và
phần
mềm
hậu
cần
có
trụ
sở
tại
Anh
cho
biết:
“Bạn
mang
tất
cả
những
yếu
tố
này
vào
và
đó
là
môi
trường
chín
muồi
cho
lạm
phát
đáng
kể
với
đòn
bẩy
hạn
chế”.
Tuy
nhiên,
các
nhà
hoạch
định
chính
sách
đã
đưa
ra
một
số
lý
do
khiến
họ
tin
rằng
áp
lực
lạm
phát
không
vượt
khỏi
kiểm
soát.
Thống
đốc
Fed,
Lael
Brainard
gần
đây
đã
nói
rằng
các
quan
chức
nên
“kiên
nhẫn
mặc
dù
sự
gia
tăng
tạm
thời”.
Các
đợt
tăng
giá
mạnh
gần
đây
một
phần
được
cho
là
do
so
sánh
với
đợt
giảm
mạnh
của
một
năm
trước.
Hơn
nữa,
doanh
số
bán
lẻ
của
Mỹ
đã
bị
đình
trệ
trong
tháng
4
sau
khi
tăng
mạnh
trong
tháng
trước
đó
và
giá
hàng
hóa
gần
đây
đã
giảm
từ
mức
cao
nhất
trong
nhiều
năm.
Wolkin,
Phó
chủ
tịch
hoạt
động
của
Colgate
Mattress
có
trụ
sở
tại
Atlanta
cho
biết:
“Nó
đã
vượt
ra
khỏi
tầm
kiểm
soát,
đặc
biệt
là
trong
tháng
qua.
Chúng
tôi
chưa
bao
giờ
thấy
bất
cứ
điều
gì
như
thế
này”.
Ngay
cả
các
công
ty
đa
quốc
gia
với
hệ
thống
quản
lý
cung
ứng
kỹ
thuật
số
và
đội
ngũ
người
giám
sát
chúng
cũng
đang
cố
gắng
đối
phó.
Giám
đốc
điều
hành
của
Whirlpool,
Marc
Bitzer
nói
với
Bloomberg
Television
rằng,
chuỗi
cung
ứng
của
họ
đang
“đảo
lộn
khá
nhiều”
và
nhà
sản
xuất
thiết
bị
này
đang
dần
tăng
giá.
Sự
căng
thẳng
kéo
dài
đến
tận
sản
lượng
nguyên
liệu
thô
toàn
cầu
và
có
thể
vẫn
tồn
tại
vì
khả
năng
sản
xuất
nhiều
hơn.
Giá
gỗ
xẻ,
đồng,
quặng
sắt
và
thép
đều
tăng
trong
những
tháng
gần
đây
do
nguồn
cung
hạn
chế
do
nhu
cầu
mạnh
hơn
từ
Mỹ
và
Trung
Quốc.
Dầu
thô
cũng
đang
tăng,
giá
nguyên
liệu
công
nghiệp
từ
nhựa
đến
cao
su
và
hóa
chất
cũng
tăng
theo.
Một
số
sự
gia
tăng
đã
được
đưa
vào
giá
hàng
hóa.
Reynolds
Consumer
Products,
nhà
sản
xuất
giấy
nhôm
cùng
tên
và
túi
đựng
rác
Hefty
đang
lên
kế
hoạch
tăng
giá
một
đợt
nữa
và
đây
là
lần
thứ
3
trong
năm
nay.
Chi
phí
thực
phẩm
cũng
đang
tăng
cao.
Dầu
ăn
được
tiêu
thụ
nhiều
nhất
trên
thế
giới,
dầu
cọ
đã
tăng
hơn
135%
trong
năm
qua
lên
mức
kỷ
lục.
Đậu
nành
lần
đầu
tiên
đạt
mức
16
USD/giạ
kể
từ
năm
2012.
Giá
ngô
kỳ
hạn
đạt
mức
cao
nhất
trong
8
năm
trong
khi
giá
lúa
mỳ
kỳ
hạn
tăng
lên
mức
cao
nhất
kể
từ
năm
2013.
Một
chỉ
số
của
Liên
hợp
quốc
về
chi
phí
lương
thực
thế
giới
đã
tăng
trong
tháng
thứ
11
liên
tiếp
tính
tới
tháng
4/2021
lên
mức
cao
nhất
trong
7
năm.
Giá
lương
thực
đang
ở
mức
tăng
lâu
nhất
trong
hơn
một
thập
kỷ
trong
bối
cảnh
lo
lắng
về
thời
tiết
và
làn
sóng
thu
mua
cây
trồng
ở
Trung
Quốc
đang
thắt
chặt
nguồn
cung
và
đe
dọa
lạm
phát
nhanh
hơn.
19
Những
khó
khăn
mới
của
xuất
khẩu
nông
lâm
thủy
sản
Trong
4
tháng
đầu
năm
2021,
giá
trị
xuất
khẩu
nông
lâm
thủy
sản
đạt
được
tăng
trưởng
rất
cao
ở
thị
trường
Châu
Mỹ,
tăng
tới
56,7%;
trong
khi
xuất
khẩu
sang
liên
minh
châu
ÂU
(EU)
đã
ngừng
tăng
trưởng…
Dịch
Covid-19
vẫn
còn
phức
tạp
ở
khu
vực
Châu
Âu,
đang
bùng
phát
mạnh
tại
Tây
Á,
Trung
Á
nên
xuất
khẩu
nông
lâm
thủy
sản
sang
những
khu
vực
đó
sẽ
khó
khăn,
thậm
chí
nguy
cơ
suy
giảm
trong
những
tháng
tới.
Ông Nguyễn
Quốc
Toản,
Cục
trưởng
Cục
Chế
biến
và
Phát
triển
thị
trường
nông
sản
(Bộ
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn)
chia
sẻ
với
VnEconomy
về
những
dự
báo
thị
trường
xuất
khẩu
nông
lâm
thủy
sản.
Tình
hình
thị
trường
xuất
khẩu
nông
lâm
thủy
của
Việt
Nam
trong
4
tháng
đầu
năm
2021
diễn
biến
như
thế
nào,
thưa
ông?
Kim
ngạch
xuất
khẩu
nông
lâm
thuỷ
sản
4
tháng
đầu
năm
2021
đạt
17,15
tỷ
USD,
tăng
24,2%
so
với
cùng
kỳ
năm
2020.
Xét
về
mặt
hàng,
thì
cao
su,
lâm
sản,
rau
quả,
sắn,
chè,
tiêu,
thủy
sản
tiếp
tục
giữ
được
tăng
trưởng
cao
về
giá
trị
xuất
khẩu,
trong
khi
xuất
khẩu
gạo,
điều,
cà
phê…
đã
giảm
tốc
hoặc
quay
lại
tình
thế
khó
khăn.
Nếu
nhìn
chung
trong
rổ
các
sản
phẩm
nông
lâm
thủy
sản,
thì
riêng
Mỹ
đã
chiếm
tới
33%
trong
tổng
giá
trị
xuất
khẩu
của
toàn
ngành
hàng.
Sở
dĩ
xuất
khẩu
sang
Mỹ
nói
riêng,
châu
Mỹ
nói
chung
đang
tăng
trưởng
nhanh
hơn
ở
các
thị
trường
khác,
là
bởi
khu
vực
này
đang
dần
kiểm
soát
được
dịch
Covid-19.
Trong
khi,
dịch
Covid-19
vẫn
còn
phức
tạp
ở
khu
vực
Châu
Âu,
đang
bùng
phát
mạnh
tại
Tây
Á,
Trung
Á
nên
nông
lâm
thủy
sản
sang
những
khu
vực
đó
sẽ
khó
khăn,
thậm
chí
suy
giảm
trong
những
tháng
tới.
Tại
thị
trường
Châu
Âu,
mặc
dù
nông
lâm
thủy
sản
đang
được
hưởng
lợi
từ
Hiệp
định
thương
mại
tự
do
Việt
Nam
–
liên
minh
châu
Âu
(EVFTA),
với
thuế
suất
nhiều
mặt
hàng
giảm
mạnh,
hoặc
gỡ
bỏ.
Thế
nhưng,
giá
trị
xuất
khẩu
nông
lâm
thủy
sản
từ
đầu
năm
đến
nay
không
tăng,
không
chỉ
do
đứt
gãy
chuỗi
cung
ứng
bởi
dịch
Covid-19
gây
ra,
mà
còn
vì
thị
trường
này
đưa
ra
nhiều
quy
định
mới
trong
hàng
rào
kỹ
thuật
nhập
khẩu,
trong
khi
các
doanh
nghiệp
Việt
Nam
chưa
kịp
cập
nhật
và
thay
đổi
để
đáp
ứng.
Ông
cho
biết
những
quy
định
mới
mà
thị
trường
châu
Âu
đặt
ra
đối
với
các
mặt
hàng
nông
lâm
thủy
sản
cụ
thể
là
gì?
EU
đã
thay
đổi
cách
tiếp
cận
kiểm
soát
thực
phẩm
hỗn
hợp
nhập
khẩu,
với
Quy
định
mới
EU
2020/2236
có
hiệu
lực
từ
ngày
21/4/2021.
Trước
đây,
EU
quy
định
thực
phẩm
hỗn
hợp
có
chứa
trên
50%
thành
phần
từ
sản
phẩm
có
nguồn
gốc
động
vật
thì
áp
dụng
kiểm
soát
như
thực
phẩm
có
nguồn
gốc
động
vật.
Các
loại
thực
phẩm
hỗn
hợp
có
chứa
thành
phần
thực
phẩm
có
nguồn
gốc
động
vật
nhỏ
hơn
50%
thì
áp
dụng
như
các
quy
định
thực
phẩm
hỗn
hợp
có
nguồn
gốc
thực
vật.
Tất
cả
các
sản
phẩm
tổng
hợp
có
chứa
sản
phẩm
động
vật
như
sữa,
trứng,
thịt,
thủy
sản…
phải
kèm
theo
giấy
chứng
nhận
kiểm
dịch
động
vật
hoặc
giấy
tự
xác
nhận
của
nhà
sản
xuất
bổ
sung,
các
sản
phẩm
từ
sữa
phải
có
chứng
nhận
xử
lý
nhiệt.
Các
thành
phần
có
nguồn
gốc
động
vật
(trừ
gelatin
và
collagen)
được
sử
dụng
để
sản
xuất
một
sản
phẩm
tổng
hợp
phải
có
nguồn
gốc
từ
nước
thứ
ba
với
một
kế
hoạch
kiểm
soát
dư
lượng
đã
được
phê
duyệt
cho
các
thành
phần
cụ
thể.
Theo
qui
định
mới
của
EU,
sau
ngày
21/4/2021,
yêu
cầu
nhập
cảnh
sẽ
không
còn
dựa
trên
tỷ
lệ
phần
trăm
của
các
thành
phần
có
nguồn
gốc
từ
động
vật,
mà
dựa
trên
sức
khỏe
động
vật
hoặc
nguy
cơ
sức
khỏe
cộng
đồng
liên
kết
với
chính
các
sản
phẩm
tổng
hợp
đó.
Công
cụ
thông
tin
ghi
nhãn
thực
phẩm
mới
trên
toàn
EU
FLIS
(Food
Labelling
Information
System)
là
một
công
cụ
thông
tin
ghi
nhãn
thực
phẩm
mới
trên
toàn
EU.
Hiện
nay,
phiên
bản
đầu
tiên
đang
có
trên
trang
web
của
Ủy
ban
châu
Âu,
chứa
các
quy
tắc
chung
của
Liên
minh
châu
Âu
về
ghi
nhãn
thực
phẩm
đối
với
từng
loại
hàng
hóa.
Dự
kiến
trong
phiên
bản
tiếp
theo,
công
cụ
này
sẽ
được
bổ
sung
các
quy
tắc
ghi
nhãn
quốc
gia
bắt
buộc
áp
dụng
cụ
thể
cho
các
quốc
gia
thành
viên
khác
nhau
của
EU.
Đây
là
một
công
cụ
hữu
ích
đề
các
doanh
nghiệp
có
thể
dễ
dàng
tìm
ra
những
thông
tin
bắt
buộc
phải
có
trên
bao
bì.
Một
quy
định
khác,
từ
ngày
1/4/2021,
thực
phẩm
vượt
quá
giới
hạn
tối
đa
chất
béo
chuyển
hóa
sẽ
không
được
bán
trên
thị
trường
EU
Quy
định
mới
này
đặt
ra
giới
hạn
hàm
lượng
chất
béo
chuyển
hóa,
trừ
chất
béo
chuyển
hóa
tự
nhiên
trong
động
vật,
trong
thực
phẩm
dành
cho
người
tiêu
dùng
cuối
cùng
và
thực
phẩm
dùng
để
cung
cấp
cho
cơ
sở
bán
lẻ,
không
được
vượt
quá
2
gam
trên
100
gam
chất
béo.
Trái
cây
và
rau,
củ,
quả
là
những
sản
phẩm
mang
tính
mùa
vụ
cao,
nếu
không
xuất
khẩu
kịp
thời
dễ
gây
ra
tình
trạng
phải
đổ
bỏ.
Ông
có
thế
nói
gì
về
vấn
đề
này?
Giá
trị
xuất
khẩu
rau
quả
4
tháng
đầu
năm
2021
đạt
1,35
tỷ
USD,
tăng
9,5%
so
với
cùng
kỳ
năm
2020.
Trung
Quốc
đứng
vị
trí
thứ
nhất
về
thị
trường
nhập
khẩu
rau
quả
của
Việt
Nam
với
64,7%
thị
phần;
tăng
16,2%
so
với
cùng
kỳ
năm
2020.
Chúng
tôi
dự
báo,
trong
những
tháng
tới,
tăng
trưởng
xuất
khẩu
hàng
rau,
củ,
quả
sẽ
giảm
tốc.
Hiện
nhiều
loại
trái
cây
ở
miền
Bắc
đã
và
sắp
bước
vào
thu
hoạch
rộ,
như:
mận,
vải
và
sau
đó
sẽ
là
nhãn,
na…
Các
sản
phẩm
này
chủ
yếu
xuất
khẩu
sang
thị
trường
truyền
thống
là
Trung
Quốc.
Ngoài
ra,
xuất
sang
thị
trường
Nhật
Bản,
Hàn
Quốc,
Úc,
Mỹ.
Hiện
chúng
tôi
làm
việc
với
các
Sở
Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
và
các
đơn
vị
liên
quan
của
các
tỉnh
có
sản
lượng
vải
lớn
của
khu
vực
phía
Bắc
(Bắc
Giang,
Hải
Dương)
về
tổ
chức,
kiểm
soát
các
hoạt
động
hỗ
trợ
kết
nối
tiêu
thụ
vải
của
địa
phương.
Tới
đây,
chúng
tôi
sẽ
chủ
trì,
tổ
chức
Hội
nghị
trực
tuyến
với
các
tham
tán,
Trưởng
đại
diện
thương
mại
Việt
Nam
tại
thị
trường
Trung
Quốc
bàn
kế
hoạch
kết
nối
xuất
khẩu
rau
củ
quả
sang
thị
trường
Trung
Quốc.
Đồng
thời,
sẽ
phối
hợp
với
các
đơn
vị
của
Bộ
để
chuẩn
bị
nội
dung,
chương
trình
làm
việc
của
Bộ
trưởng
với
Đại
sứ
Trung
Quốc
tại
Việt
Nam.
20/
Chi
phí
logistics
khó
quay
trở
về
giá
cũ
hậu
Covid-19
Logistics
sẽ
thiết
lập
mặt
bằng
giá
mới
và
lập
lại
“trật
tự”
chuỗi
cung
ứng.
Container
bớt
khan
hiếm,
giá
cước
vẫn
khủng
Ngay
từ
tháng
11/2020,
các
doanh
nghiệp
xuất
khẩu
liên
tục
phản
ánh
không
xuất
khẩu
được
sang
các
thị
trường
chủ
lực
khi
cước
phí
tăng
gấp
nhiều
lần
(từ
750-800
USD/container
lên
đến
hơn
4.000
–
5.000
USD/container).
Đại
dịch
COVID-19
tạo
ra
cuộc
khủng
hoảng
container
toàn
cầu,
nhất
là
khu
vực
Châu
Á,
Châu
Âu
và
Châu
Mỹ
khi
thiếu
hụt
container
hai
đầu.
Thời
điểm
đó,
Hiệp
hội
Chế
biến
và
Xuất
khẩu
Thủy
sản
(VASEP)
phản
ánh
ngay
cả
khi
giá
tăng
lên
10.000
USD/chuyến,
gấp
10
lần
so
với
trước,
cũng
không
có
đủ
container
và
liên
tục
trì
hoãn
thời
gian
vận
chuyển.
Điển
hình
Ấn
Độ,
dịch
bệnh
làm
tê
liệt
hệ
thống
xếp
dỡ
hàng
tại
cảng,
biển
vì
thiếu
công
nhân
và
ngân
hàng
giảm
giờ
làm
việc.
“Hầu
hết
chủ
tàu
chọn
giải
pháp
tăng
cước
để
bù
lỗ
nặng,
đội
giá
logistics
lên
cao.
Ngoài
ra,
nhiều
hãng
tàu
cũng
mượn
gió
bẻ
măng
làm
cho
thị
trường
giá
cước
tăng
vô
kiềm
tỏa,
có
chặng
tăng
4-5
lần
so
với
trước”,
ông
Tương
nói.
Đến
nay,
container
rỗng
đã
dễ
kiếm
hơn
so
với
thời
điểm
trước
Tết
nhưng
giá
cước
vận
tải
vẫn
ở
mức
cao
vì
các
hãng
tàu
không
chịu
giảm,
phát
sinh
nhiều
chi
phí
do
dịch
bệnh
COVID-19.
Cụ
thể,
cước
thuê
container
đi
Mỹ
hiện
đạt
mức
7.000-8.000
USD/container,
tăng
gấp
đôi
so
với
thời
điểm
chưa
bùng
phát
dịch
COVID-19.
Đội
giá
logistics,
giảm
tính
cạnh
tranh
doanh
nghiệp
Theo
ông
Phạm
Tiến
Hoài,
Tổng
giám
đốc
Hạnh
Nguyên
Logistics,
chi
phí
logistics
trong
ngành
nông
sản
Việt
Nam
hiện
chiếm
khoảng
30%
giá
thành
sản
phẩm,
trong
khi
con
số
này
tại
Thái
Lan
chỉ
12,5%
và
con
số
bình
quân
toàn
cầu
là
14%.
“Chi
phí
cao
đã
làm
mất
lợi
thế
cạnh
tranh
so
với
các
nước
trong
khu
vực
châu
Á
như
Trung
Quốc,
Thái
Lan,
Philippines,
Indonesia”,
ông
Hoài
dẫn
chứng,
theo Saigon
Times.
Chi
phí
logistics,
giá
nguyên
liệu
đầu
vào
tăng,
nhiều
doanh
nghiệp
xuất
khẩu
đang
phải
gồng
mình
gánh
nợ,
thiệt
hại
nặng
nề.
Theo
ông
Võ
Huy
Hoàng,
Tổng
giám
đốc
Công
ty
Rau
quả
Bình
Thuận
không
chỉ
cho
phí
logistics
tăng
cao
mà
các
tàu
bè
cũng
bị
ách
tắc,
lịch
trình
bị
trì
hoãn
15
ngày.
Trong
khi,
các
sản
phẩm
nông
sản
như
thanh
long,
chuối,
chôm
chôm…
không
được
phép
trì
hoãn
vận
chuyển
quá
7
ngày.
“Chi
phí
vận
tải
tăng,
thời
gian
vận
chuyển
chậm
đã
lấy
đi
50%
doanh
thu
của
công
ty.
Để
có
thể
sống
sót
qua
đại
dịch,
chúng
tôi
buộc
phải
tăng
giá
sản
phẩm,
kéo
theo
số
lượng
khách
hàng
giảm.
Tính
cạnh
tranh
của
doanh
nghiệp
cũng
bị
ảnh
hưởng
50-60%”,
ông
Hoàng
cho
biết.
Logistics
sẽ
thiết
lập
mặt
bằng
giá
mới
Trước
những
biến
động
của
giá
thuê
container
xuất
khẩu,
Cục
trưởng
Cục
Xuất
nhập
khẩu
Phan
Văn
Chinh
dự
báo:
“Giá
cước
đã
giảm
nhẹ
song
sẽ
khó
có
thể
quay
về
giá
ban
đầu.
Chi
phí
logistics
sẽ
hình
thành
mặt
bằng
giá
mới”.
Doanh
nghiệp
XK
cần
chuẩn
bị
các
phương
án
sản
xuất,
kinh
doanh
thích
ứng
với
mặt
bằng
giá
logistics
mới.
Trao
đổi
với
người
viết,
bà
Ngô
Tường
Vy,
Phó
giám
đốc
Công
ty
TNHH
Xuất
nhập
khẩu
Trái
cây
Chánh
Thu
cho
biết
“đã
thay
đổi
phương
án
kinh
doanh,
30%
xuất
khẩu
nông
sản
tươi
và
70%
sản
phẩm
chế
biến,
đông
lạnh.
Kết
quả
là
doanh
thu
vẫn
tăng
trưởng
40-50%”.
Ông
Nguyễn
Tương,
Phó
Tổng
Thư
ký
VLA
cho
biết
Việt
Nam
cần
đa
dạng
hóa
chuỗi
cung
ứng
và
phương
thức
vận
tải
(đường
sắt,
đường
không
khi
có
thể)
thay
vì
chỉ
chủ
yếu
dựa
vào
vận
tải
biển
như
hiện
nay
với
hơn
90%
hàng
hóa
xuất
nhập
khẩu
được
thông
qua
cảng
biển.
“Các
doanh
nghiệp
cần
chủ
động
trong
việc
ký
kết
và
thực
hiện
hợp
đồng,
mua
bảo
hiểm
và
kết
nối
chặt
chẽ
với
các
doanh
nghiệp
logistics
nhằm
tìm
phương
thức
vận
chuyển
với
chi
phí
cạnh
tranh”,
ông
Tương
nói.
Nghiên
cứu
của
Cục
Xuất
nhập
khẩu
chỉ
ra
chi
phí
cho
logistics
trong
lĩnh
vực
xuất
khẩu
chiếm
15-25%.
21/
Nông
sản
dù
đã
bảo
hộ
chỉ
dẫn
địa
lý,
vẫn
có
thể
bị
xâm
hại
Tổng
kết
công
tác
năm
2020,
Cục
Sở
hữu
trí
tuệ
(Bộ
Khoa
học
và
Công
nghệ)
cho
biết
lần
đầu
tiên
số
lượng
chứng
nhận
bảo
hộ
chỉ
dẫn
địa
lý
được
cấp
ở
mức
kỷ
lục:
21
đơn.
Như
vậy,
tính
đến
cuối
năm
2020,
Việt
Nam
đã
bảo
hộ
94
chỉ
dẫn
địa
lý
trong
đó
có
88
chỉ
dẫn
địa
lý
của
Việt
Nam
và
6
chỉ
dẫn
địa
lý
của
nước
ngoài.
Nông
sản
được
bảo
hộ
vẫn
bị
mạo
danh
Tại
Đồng
Nai,
bưởi
đường
lá
cam
là
một
đặc
sản
gắn
liền
với
cù
lao
Tân
Triều.
Năm
2012,
bưởi
Tân
Triều
được
cấp
chứng
nhận
bảo
hộ
chỉ
dẫn
địa
lý.
Ông
Bùi
Văn
Đáng,
Chủ
tịch
Hội
Nông
dân
xã
Tân
Triều
(huyện
Vĩnh
Cửu,
tỉnh
Đồng
Nai),
cho
biết
cả
xã
hiện
có
gần
395
ha
trồng
bưởi,
trong
đó
70%
là
trồng
bưởi
đường
lá
cam
(sản
phẩm
được
cấp
bảo
hộ
chỉ
dẫn
địa
lý).
So
với
các
giống
bưởi
khác,
bưởi
đường
lá
cam
trồng
ở
Tân
Triều
có
vị
ngọt
thanh,
vỏ
mỏng,
tép
bưởi
mọng
nước
dù
trọng
lượng
trái
nhỏ
hơn.
Nhờ
đó,
dù
năm
2020,
khi
rất
nhiều
vườn
bưởi
phải
bán
giá
thấp,
kêu
gọi
giải
cứu…
thì
bưởi
Tân
Triều
vẫn
luôn
được
giá,
ở
mức
từ
700.000-800.000
đồng/chục
(bưởi
Tân
Triều
vẫn
giữ
cách
đếm
một
chục
là
12
quả)
nhưng
vẫn
không
đủ
bán.
Dẫu
vậy,
điều
khiến
cả
nông
dân
và
cơ
quan
quản
lý
ở
địa
phương
này
lo
lắng
là
tình
trạng
nhiều
người
mang
bưởi
đường
lá
cam
trồng
ở
vùng
khác
về
cù
lao
Tân
Triều
để
bán,
dưới
danh
nghĩa
bưởi
Tân
Triều.
Thậm
chí,
mạo
danh
“bưởi
Tân
Triều”
để
dễ
dàng
đưa
đi
các
địa
phương
khác
tiêu
thụ
như
TPHCM,
Hà
Nội…
“Đã
là
đặc
sản
thì
phải
trồng
ngay
tại
địa
phương
đó.
Với
bưởi
Tân
Triều,
phải
trồng
ngay
tại
cù
lao
này
thì
mới
cho
trái
bưởi
thơm
ngon,
mọng
nước
và
có
vị
ngon
đặc
trưng
nhất”,
ông
Đáng
nói.
Cũng
theo
ông
Đáng,
dù
biết
việc
này
nhưng
cơ
quan
chức
năng
vẫn
chưa
có
biện
pháp
nào
ngăn
chặn
hữu
hiệu.
Nhiều
khách
hàng
lo
ngại
mua
nhầm
hàng
nên
đến
mùa
tết,
thường
phải
vào
tận
vườn
trồng,
tự
tay
chọn
bưởi.
Hay
như
gà
đồi
Yên
Thế,
cũng
một
thời
là
hình
mẫu
cho
chăn
nuôi
hàng
hóa
quy
mô
lớn
từ
những
năm
2006
với
7.000
hộ,
trong
đó
có
2.000
hộ
nuôi
quy
mô
từ
1.000
con/lứa.
Từ
năm
2001,
nhãn
hiệu
“Gà
đồi
Yên
Thế”
được
bảo
hộ
chỉ
dẫn
địa
lý,
sản
phẩm
có
mặt
tại
hầu
hết
các
siêu
thị
lớn
của
Hà
Nội
như
Hapro,
Metro,
CO.OP
Mart,
Hiway…
đối
với
gà
giết
mổ
và
gà
lông
tại
các
chợ
đầu
mối
ở
Hà
Nội.
Thời
điểm
đó,
tỉnh
Bắc
Giang
cũng
đã
hình
thành
được
chương
trình
hợp
tác
tiêu
thụ
sản
phẩm
với
Hà
Nội,
giúp
thu
nhập
của
nông
dân
đạt
từ
50-350
triệu
đồng/năm.
Thế
nhưng,
do
việc
quản
lý
chất
lượng
sản
phẩm
và
quy
trình
sản
xuất
không
hiệu
quả
đã
khiến
mô
hình
này
thất
bại
nặng
nề.
Giá
bán
sản
phẩm
này
hiện
giảm
mạnh,
có
lúc
giảm
chỉ
còn
35.000-40.000
đồng/kg,
thị
trường
cũng
bị
thu
hẹp,
chủ
yếu
tiêu
thụ
ở
các
tỉnh
vùng
núi
phía
Bắc.
Gà
đồi
Yên
Thế
vắng
bóng
ở
hầu
hết
các
siêu
thị
trên
địa
bàn
Hà
Nội.
Theo
TS.
Trịnh
Văn
Tuấn,
Giám
đốc
Trung
tâm
Nghiên
cứu
và
Phát
triển
hệ
thống
nông
nghiệp
(Viện
Khoa
học
Nông
nghiệp
Việt
Nam),
nguyên
nhân
khiến
mô
hình
gà
đồi
Yên
Thế
không
phát
triển
được
là
do
người
chăn
nuôi
sử
dụng
giống
gà
mía
lai
có
chất
lượng
trung
bình,
khối
lượng
cơ
thể
lớn
(2,5-3
kg/con),
tích
mỡ
và
giống
gà
ri
lai
tạp,
không
phù
hợp
với
thị
hiếu
tiêu
dùng
của
thị
trường
đô
thị
Việt
Nam.
Bên
cạnh
đó,
phương
thức
nuôi
sử
dụng
chủ
yếu
thức
ăn
công
nghiệp
khiến
giá
thành
cao
dù
thời
gian
chăn
nuôi
ngắn
trong
khi
nhu
cầu
thị
trường
tiêu
thụ
Hà
Nội
chỉ
ưa
chuộng
gà
ri
có
khối
lượng
nhỏ
hơn
1,5
kg/con.
Cách
nào
bảo
vệ
chỉ
dẫn
địa
lý?
Theo
TS.
Trịnh
Văn
Tuấn,
với
sự
đa
dạng
về
điều
kiện
sinh
thái,
địa
hình,
khí
hậu,
thổ
nhưỡng,
truyền
thống
và
kinh
nghiệm
sản
xuất
của
các
dân
tộc
khác
nhau
nên
khu
vực
nông
thôn
Việt
Nam
có
lợi
thế
trong
sản
xuất
và
cung
cấp
nhiều
sản
phẩm
nông
nghiệp
đặc
sản
địa
phương.
Trong
thời
gian
qua,
Việt
Nam
cũng
đã
nỗ
lực
để
sử
dụng
chỉ
dẫn
địa
lý,
nhãn
hiệu
tập
thể
như
một
công
cụ
quan
trọng
trong
cuộc
chiến
chống
lạm
dụng
và
gian
lận
thương
mại,
nâng
cao
nhận
thức
của
người
tiêu
dùng.
Nhờ
đó,
ngày
càng
có
nhiều
sản
phẩm
nông
nghiệp
và
nông
thôn
của
Việt
Nam
được
xây
dựng
thương
hiệu.
Tuy
nhiên,
sau
bảo
hộ,
vẫn
có
nhiều
sản
phẩm
gặp
khó
khăn
trong
khai
thác
và
phát
triển
thị
trường,
nhiều
sản
phẩm
còn
bị
mạo
danh
không
chỉ
trên
thị
trường
trong
nước,
ngoài
nước
mà
ngay
tại
quê
hương
của
sản
phẩm
đó.
Một
trong
những
nguyên
nhân
khiến
nhiều
nông
sản
dần
thất
thế
dù
đã
được
bảo
hộ
chỉ
dẫn
địa
lý
là
do
việc
lựa
chọn
sản
phẩm
bảo
hộ
chưa
phù
hợp,
trong
quá
trình
tổ
chức
sản
xuất
và
tiêu
thụ
sản
phẩm
theo
chuỗi
giá
trị
còn
tồn
tại
nhiều
hạn
chế,
điểm
yếu
như
sản
xuất
nhỏ
lẻ,
chưa
đáp
ứng
yêu
cầu
của
thị
trường
tiêu
thụ,
chủ
thể
sản
xuất
có
năng
lực
quản
lý
và
tổ
chức
sản
xuất
yếu,
sự
liên
kết
giữa
các
bên
tham
gia
chuỗi
còn
lỏng
lẻo…
Theo
ông
Tuấn,
để
các
sản
phẩm
quy
mô
nhỏ
ở
địa
phương
này
có
thể
phát
triển
thành
sản
phẩm
nổi
tiếng,
tiếp
cận
được
thị
trường
tiêu
thụ
lớn
và
hướng
đến
xuất
khẩu,
chất
lượng
chính
là
yếu
tố
sống
còn.
“Có
thể
thấy
qua
ví
dụ
bưởi
Đoan
Hùng
(tỉnh
Phú
Thọ).
Sau
khi
được
bảo
hộ
chỉ
dẫn
địa
lý
đã
phát
triển
ồ
ạt
vùng
sản
xuất
bằng
việc
đưa
các
giống
bưởi
lạ,
ngoài
quy
định
vào
sản
xuất.
Hậu
quả,
chất
lượng
và
uy
tín
của
cả
vùng
sản
phẩm
suy
giảm,
người
tiêu
dùng
quay
lưng
với
“bưởi
Đoan
Hùng”,
ông
Tuấn
nêu
ví
dụ.
Còn
theo
bà
Phạm
Thị
Nhâm,
Phó
giám
đốc
Sở
Khoa
học
và
Công
nghệ
tỉnh
Lâm
Đồng,
trong
điều
kiện
hội
nhập
kinh
tế
sâu
rộng
như
hiện
nay,
nông
sản
rất
cần
được
bảo
vệ,
bảo
hộ,
trong
đó,
bảo
hộ
chỉ
dẫn
địa
lý
là
một
trong
những
công
cụ
bảo
vệ
hữu
ích.
Thế
nhưng,
ngay
tại
Lâm
Đồng,
ngày
càng
có
nhiều
đơn
khiếu
nại,
khiếu
kiện
của
các
doanh
nghiệp,
tổ
chức
liên
quan
tới
việc
xâm
phạm,
xâm
hại
quyền
sở
hữu
trí
tuệ
cũng
như
bảo
hộ
chỉ
dẫn
địa
lý.
Do
đó,
để
phát
huy
giá
trị
của
các
chỉ
dẫn
địa
lý
tại
địa
phương
này,
Lâm
Đồng
đặc
biệt
chú
trọng
công
tác
kiểm
tra,
kiểm
soát
chất
lượng
sản
phẩm
đối
với
các
tổ
chức,
cá
nhân
sản
xuất,
kinh
doanh
những
sản
phẩm
đã
được
cấp
chỉ
dẫn
địa
lý.
Qua
đó,
bảo
vệ
danh
tiếng
và
thương
hiệu
các
nhãn
hiệu
mang
yếu
tố
địa
danh
đã
được
bảo
hộ.