04:41 +07 Thứ sáu, 20/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Con số và sự kiện

Bản tin thị trường, từ 16 – 23/02/2023

Thứ hai - 27/02/2023 15:09

Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực

1. Nestle tuyên bố tăng giá sản phẩm để bù chi phí đầu vào – người tiêu dùng khó càng thêm khó
Tập đoàn thực phẩm lớn nhất thế giới Nestle sẽ tăng giá hàng loạt sản phẩm của mình một lần nữa trong năm nay, theo CEO Mark Schneider. Giá nguyên liệu tăng cao khiến lợi nhuận năm 2022 của tập đoàn này không đạt dự báo thị trường. Nhiều công ty thực phẩm khác đã đưa ra dự báo triển vọng giá tích cực hơn cho người dùng vào năm 2023. Nhưng Schneider cho biết việc tăng giá là cần thiết để bù đắp tác động của việc giá nguyên liệu tăng. Đây được xem là tin xấu với người dùng khi khả năng chi tiêu của họ đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Nhà sản xuất cà phê hòa tan Nescafe và bánh KitKat đã tăng giá sản phẩm 8,2% vào năm ngoái nhưng vẫn chưa bù đắp hoàn toàn tác động của việc tăng chi phí nguyên liệu đầu vào. Lợi nhuận ròng của Nestle đã giảm xuống còn 9,3 tỷ franc Thụy Sĩ – thấp hơn mức kỳ vọng 11,6 tỷ franc. Nestle cho biết họ nhắm mục tiêu tăng trưởng doanh số tự nhiên khoảng 6-8% vào năm 2023.
Nguồn: https://markettimes.vn/het-unilever-den-nestle-tuyen-bo-tang-gia-san-pham-de-bu-chi-phi-dau-vao-nguoi-tieu-dung-kho-cang-them-kho-17063.html
2. 300.000 chai cà phê Starbucks bị thu hồi vì chứa thủy tinh
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ FDA, hơn 25.000 thùng cà phê đóng chai Frappuccino vani Starbucks vừa bị thu hồi sau khi phát hiện có chứa thủy tinh bên trong một số sản phẩm, theo New York Times. PepsiCo, công ty sản xuất loại đồ uống này đã tự nguyện thu hồi. Dù mang thương hiệu Starbucks nhưng những sản phẩm này được phân phối bởi PepsiCo – công ty sản xuất một số nhãn hiệu thực phẩm, đồ ăn đóng chai và nước giải khát. Đợt thu hồi bắt đầu vào ngày 15/8/2022, song mãi đến ngày 8/9, tin tức mới được FDA công bố. Theo FDA, các sản phẩm này đã được phân phối trên khắp Arkansas, Arizona, Illinois, Indiana, Florida, Oklahoma và Texas.
Theo thông báo, được phân phối trên toàn quốc bởi PepsiCo, các chai cà phê có hạn sử dụng vào ngày 8/3, ngày 29/5, ngày 4/6 và ngày 10/6 đã bị ảnh hưởng. PepsiCo chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào song trong một tuyên bố với ABC News, công ty cho biết loại đồ uống này không được bán tại các cửa hàng Starbucks và đang được dỡ bỏ hoàn toàn trên toàn quốc.
Nguồn: https://markettimes.vn/300-000-chai-ca-phe-starbucks-bi-thu-hoi-vi-chua-thuy-tinh-17361.html
3. Công ty cà phê hàng đầu Italy ‘để mắt’ tới thị trường Trung Quốc
Mặc dù cà phê khó có thể sớm thay thế trà để trở thành thức uống nóng phổ biến nhất ở Trung Quốc, nhưng Illycaffe, một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất của Italy, đang đặt cược lớn vào thị trường Trung Quốc trong vài năm tới. Illy lần đầu tiên thâm nhập thị trường Trung Quốc cách đây 5 năm và công ty có chiến lược mở rộng kinh doanh mà họ tin rằng sẽ cho phép tăng gấp đôi hoặc gấp ba doanh thu tại Trung Quốc vào năm 2026, vượt xa tốc độ tăng trưởng của thị trường nói chung.
Theo công ty dữ liệu Statista, mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở Trung Quốc chỉ là 9 cốc một năm, so với gần 700 cốc một năm ở Italy. Trong khi tỷ lệ tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của Italy ổn định trong nhiều năm, thì thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ hơn 30% mỗi năm. Trong 14 năm qua thị trường Trung Quốc đã tăng hơn 1.000%, theo tạp chí thương mại cà phê Comunicaffe International.
 Illy không phải là công ty duy nhất nhận ra tiềm năng của thị trường cà phê Trung Quốc. Các thương hiệu hàng đầu khác của Italy, bao gồm cả đối thủ Lavazza và chuỗi cà phê Starbucks của Mỹ cũng có mặt tại Trung Quốc.
Nguồn: https://bnews.vn/cong-ty-ca-phe-hang-dau-italy-de-mat-toi-thi-truong-trung-quoc/281682.html
4. Philippines căng thẳng vì lạm phát thực phẩm
Trong tháng 1, giá cả tiêu dùng ở Philippines tăng lên mức cao nhất trong 14 năm, chủ yếu do chi phí nhà ở và giá mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là đường và hành tím, tăng vọt. Giá hành tím đã tăng 10 lần vào cuối năm ngoái trước khi hạ nhiệt trong những tháng qua. Bên cạnh hành tím, giá trứng và đường cũng tăng cao. Do nhập khẩu chậm trễ và vụ thu hoạch mía bị thiệt hại do thời tiết xấu, giá đường trong tháng 1 tăng gần gấp đôi, lên 100 peso (1,8 đô la) /kg so với một năm trước. Giá đường đắt đỏ gây sức ép lên các công ty chế biến thực phẩm và đồ uống. Trứng gà, có giá 6 peso mỗi quả vào năm ngoái, hiện được bán với giá 10 peso mỗi quả do các trang trại nuôi gà mái đẻ vẫn đang quay cuồng chống chọi các đợt dịch cúm gia cầm.
Các quan chức Philippines cho biết lạm phát cao chỉ là tạm thời và sẽ hạ nhiệt khi các vấn đề về nguồn cung được giải quyết. Nhưng chỉ số CPI cao hơn dự đoán trong tháng 1 đã buộc Ngân hàng trung ương Philippines tăng lãi suất thêm 50 cơ bản, lên mức 6% hôm 16-2. Tăng trưởng kinh tế ở Philippines được dự báo giảm mạnh trong năm nay, sau khi phục hồi mạnh mẽ 7,6% trong năm 2022.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/philippines-cang-thang-vi-lam-phat-thuc-pham/
5. “Cơn sốt trái cây Đông Nam Á” trên bàn ăn của người Trung Quốc
Theo trang tin Bajiahao (Trung Quốc), hiện nay, “cơn sốt trái cây Đông Nam Á” đang bùng nổ trên bàn ăn của người Trung Quốc. Cho dù đó là sầu riêng, măng cụt, thanh long hay xoài… tất cả đều nằm trong danh sách mong muốn của những người yêu thích trái cây tại đất nước này. Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu trái cây tươi, sấy khô và các loại hạt năm 2021 của Trung Quốc đạt 15,22 tỷ USD; trong đó Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Campuchia và Malaysia cùng nhau chiếm hơn 60%.
Trang tin Baijiahao nhận định, nông sản các nước ASEAN không thể tách rời thị trường Trung Quốc, và thị trường Trung Quốc không thể không có nông sản của các nước ASEAN. Trong tương lai, với việc hợp tác thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN ngày càng sâu rộng, các nước ASEAN sẽ ngày càng tích cực hơn trong việc tìm kiếm “vé vào cửa” cho trái cây tươi của mình xuất khẩu sang Trung Quốc. Sự gia nhập của “những người chơi mới” sẽ không chỉ mang đến cho người tiêu dùng Trung Quốc nhiều lựa chọn hơn mà còn đem lại lợi ích cho người nông dân tại các nước ASEAN ở đầu kia của chuỗi cung ứng.
Nguồn: https://toquoc.vn/con-sot-trai-cay-dong-nam-a-tren-ban-an-cua-nguoi-trung-quoc-20230217150904648.htm
6. Bánh mỳ của Việt Nam đứng thứ 7 trong Top 50 món ăn đường phố ngon nhất thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, TasteAtlas – chuyên trang được mệnh danh là “bản đồ ẩm thực thế giới” – vừa công bố danh sách 50 món ăn đường phố ngon nhất thế giới, trong đó bánh mỳ của Việt Nam đứng thứ 7 trong danh sách này.
Tùy theo mỗi vùng, miền, địa phương, bánh mỳ Việt Nam sẽ có nguyên liệu và cách chế biến khác nhau. TasteAtlas cho biết bánh mỳ Việt Nam thuở ban đầu chỉ được kẹp với thịt và một số gia vị, không có rau. Tuy nhiên ngày nay, với khả năng biến tấu vô hạn, bánh mỳ Việt Nam còn được kẹp với thịt nguội, bơ Pháp, sốt mayonnaise tươi, pa-tê gan, dưa chuột, rau mùi, dưa chua, dầu hào, tỏi… Bánh mỳ phải nhẹ, với lớp vỏ mỏng trong khi ruột bánh mềm và dai, phảng phất vị ngọt nhẹ..
Nguồn: https://baotintuc.vn/am-thuc/banh-my-cua-viet-nam-dung-thu-7-trong-top-50-mon-an-duong-pho-ngon-nhat-the-gioi-20230220164806748.htm

Nhóm tin về ngành dịch vụ

1. Công nghệ giúp giảm gánh nặng cho người mẹ ở Hàn Quốc
Khi còn đi làm hồi năm 2017, cô Chung Jee-yea tình cờ nghe thấy một nữ đồng nghiệp khóc nức nở vì không thể tìm được ai giúp đón đứa con bị ốm ở trường. Khi đó, cô biết đó cũng sẽ là những gì mình gặp phải nếu làm mẹ và điều này thúc đẩy cô nghỉ việc để lập dịch vụ giúp đỡ các cha mẹ gặp phải tình cảnh tương tự. Khoảng 6 năm sau đó, nền tảng trực tuyến Momsitter ra đời, giúp kết nối các gia đình với người trông trẻ tiềm năng.
Momsitter đưa ra các bài kiểm tra năng lực đối với người giữ trẻ và cung cấp thông tin như hồ sơ sức khỏe, đánh giá của các cha mẹ từng dùng dịch vụ và mọi chứng chỉ của người giữ trẻ. Ngoài ra, nền tảng còn có quy định cấm người trông trẻ và phụ huynh “gây rối” sử dụng dịch vụ này trong 5 năm. Cô Chung cho biết Momsitter, hiện thu hút được hơn 1 triệu người sử dụng, cung cấp các công cụ cho phép phụ nữ ở Hàn Quốc thách thức quan điểm họ không thể vừa có con vừa có sự nghiệp.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/cong-nghe-giup-giam-ganh-nang-cho-nguoi-me-o-han-quoc-20230217214352088.htm
2. Dịch vụ dọn tủ quần áo tại Việt Nam
Theo bà Cao Thị Lê Hiền, người sáng lập House to Home, một trong những dịch vụ sắp xếp tủ quần áo ở Hà Nội: “Dịch vụ sắp xếp tủ quần áo ở nước ngoài đã có từ lâu. Ở Mỹ hay Nhật thì quá phổ biến, đã xuất hiện hơn 10 năm. Còn ở Trung Quốc đã phát triển khoảng 5 năm nay”. Đừng tưởng gấp quần áo và dọn tủ quần áo là những việc dễ dàng, ai cũng làm được. Muốn làm trong lĩnh vực này cần chuyên môn. Bà Cao Thị Lê Hiền đã có chứng chỉ của một học viện nổi tiếng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, chuyên đào tạo nghề sắp xếp nhà cửa.
Hiện nay, nhiều người vẫn còn chần chừ trước dịch vụ sắp xếp tủ quần áo vì vấn đề giá cả. Bà Cao Thị Lê Hiền cho biết: “Giá hiện tại của dịch vụ là 285 ngàn đồng cho một nhân sự trong một giờ. Thường sử dụng tối thiểu 2 nhân sự, cũng có khi lên đến 4 nhân sự, tuỳ thuộc lượng quần áo của gia chủ. Thời gian làm việc có thể chỉ gói gọn trong 1 ngày nhưng với những tủ quần áo lớn phải xử lý trong 2 ngày”.
Nguồn:https://tienphong.vn/dich-vu-don-tu-quan-ao-va-can-benh-mua-sam post1511174.tpo

Nhóm tin về ngành bán lẻ – thương mại điện tử

1. Công ty của Israel sử dụng robot để thúc đẩy giao hàng ‘thần tốc’
Tại thủ đô Tel Aviv, công ty 1MRobotics của Israel đang đẩy mạnh hoạt động mua sắm trực tuyến bằng cách sử dụng người máy (robot) thay thế nhân viên. Những robot này có thể di chuyển quanh kho hàng và lựa chọn các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Ông Eyal Yair, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) 1MRobotics, cho biết để đáp ứng nhu cầu nhận hàng nhanh chóng của khách hàng, công ty này quyết định triển khai robot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để góp phần rút ngắn thời gian giao hàng.
Nếu như trước đây thời gian giao hàng được rút ngắn từ 2 ngày xuống 1 ngày, sau đó xuống còn 2 giờ, thì hiện tại 1MRobotics đang xem xét giao hàng “thần tốc” chỉ trong khoảng 10 phút. Ngay khi tiếp nhận thông tin đơn hàng, robot bắt đầu di chuyển, chọn các sản phẩm theo đơn và đóng hàng, kể cả các mặt hàng tươi như trái cây, rau củ và các sản phẩm đông lạnh. CEO Eyal Yair cho biết hiện có nhiều robot đang được sử dụng để đóng hàng tại các siêu thị lớn trên toàn thế giới, song diện tích các kho hàng nhỏ của 1MRobotics đang giúp công ty này trở thành “đơn vị tiên phong” trong việc giao hàng “thần tốc.”
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/cong-ty-cua-israel-su-dung-robot-de-thuc-day-giao-hang-than-toc/846141.vnp
2. 197 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn hội nhập
Sau 20 năm xây dựng và thực hiện chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao – do người tiêu dùng bình chọn”, vào năm 2016, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã bắt tay xây dựng chương trình thứ 2 có tên “Hàng Việt Nam chất lượng cao – Chuẩn hội nhập”. Chương này hỗ trợ cả nông dân và doanh nghiệp thay đổi tư duy về vai trò tiêu chuẩn và xây dựng tiêu chuẩn để gia tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Đến nay đã có 197 doanh nghiệp được cấp chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao – Chuẩn hội nhập, trong đó có 135 doanh nghiệp ngành thực phẩm và 62 doanh nghiệp ngành phi thực phẩm.
Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, đứng trước bối cảnh hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đặt ra một yêu cầu: Doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc cần được công nhận và tín nhiệm của người tiêu dùng đối với chất lượng tổng hợp của sản phẩm, còn phải đạt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như sự cam kết đảm bảo chất lượng luôn ổn định và quy trình hướng đến kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, tuân thủ, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng cũng như trách nhiệm với xã hội.
Nguồn: https://congthuong.vn/197-doanh-nghiep-duoc-cap-chung-nhan-hang-viet-nam-chat-luong-cao-chuan-hoi-nhap-243451.html
3. ‘Đại gia’ bán lẻ Thái Lan muốn rót thêm 1,45 tỉ USD vào Việt Nam
Central Retail Corporation muốn đầu tư thêm 50 tỉ baht (1,45 tỉ USD) vào Việt Nam từ năm 2023 – 2027. Khoản đầu tư này cao gấp 5 lần số tiền mà ‘đại gia’ bán lẻ Thái Lan đã chi trong giai đoạn 2012 – 2022. Central Retail Corporation (CRC) xem Việt Nam là thị trường tiềm năng với tăng trưởng kinh tế ổn định, tờ Bangkok Post dẫn lời Giám đốc điều hành Yol Phokasub cho hay.
‘Đại gia’ bán lẻ Thái Lan đã rót hơn 10 tỉ Baht để mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2022, sở hữu chuỗi bán lẻ Robins, chuỗi siêu thị Big C (nay đổi tên thành GO!) và Lan Chi Mart, chuỗi bán lẻ điện máy Nguyễn Kim. Theo kế hoạch mở rộng, Central Retail Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng cửa hàng lên 600 đơn vị, bao phủ 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam vào năm 2027, với tổng diện tích sàn dự kiến đạt 2 triệu m2.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/tap-doan-ban-le-hang-dau-thai-lan-dau-tu-145-ti-do-la-vao-viet-nam/
4. Thế giới Di Động đóng cửa chuỗi cửa hàng ở Campuchia
Tại cuộc họp nhà đầu tư mới đây, Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động đã thông báo về việc chủ động dọn dẹp, thu hẹp chuỗi AVASport và Bluetronics do không có tiềm năng đóng góp doanh thu lợi nhuận đáng kể trong tương lai, để giảm gánh nặng cho công ty. Theo đó, Thế Giới Di Động đang thanh lý hàng hóa để đóng cửa toàn bộ chuỗi cửa hàng điện thoại, điện máy Bluetronics ở Campuchia trong quý đầu năm nay. Bluetronics đã có mặt tại Campuchia 6 năm, nay phải ngừng kinh doanh để tập trung vào những mô hình và thị trường khác. Bluetronics hiện chỉ còn 2 cửa hàng ở thủ đô Phnom Penh hoạt động, so với giai đoạn giữa năm 2021 với 55 cửa hàng – là chuỗi bán lẻ lớn nhất Campuchia.
Sau khi rút khỏi Campuchia, Thế Giới Di Động cho biết sẽ dồn lực vào thị trường Indonesia với chuỗi điện thoại và điện máy EraBlue. Chuỗi này khai trương 5 cửa hàng vào tháng 12-2022, doanh số bình quân mỗi tháng của một cửa hàng đạt khoảng 5 tỉ đồng.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/the-gioi-di-dong-dong-cua-chuoi-cua-hang-o-campuchia-20230217194406783.htm
Tham khảo thêm: Lý do Thế Giới Di Động đóng cửa chuỗi bán lẻ ở Campuchia
https://zingnews.vn/ly-do-the-gioi-di-dong-dong-cua-chuoi-ban-le-o-campuchia-post1403173.html
5. Foodmap kết hợp cùng Shopee và ShopeeFood khởi động chiến dịch ‘Giỏ Cam Yêu Thương’
Nhằm mở rộng kênh phân phối và hưởng ứng lời kêu gọi của Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long trong việc quảng bá và tiêu thụ cam sành từ các nhà vườn trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Foodmap.asia (Foodmap) – nền tảng chuyên kết nối nông dân, nhà sản xuất với người tiêu dùng với mục tiêu tạo ra trải nghiệm mua sắm các mặt hàng nông sản chất lượng, an toàn… đã phối hợp cùng Shopee và ShopeeFood triển khai chiến dịch “Giỏ Cam Yêu Thương”.
Chiến dịch lần này, ngoài mục tiêu tìm đầu ra cho sản phẩm cam sành, Foodmap còn phối hợp cùng Shopee, ShopeeFood và ShopeeExpress hướng đến việc mở rộng hệ sinh thái TMĐT để kiến tạo trải nghiệm mua sắm mặt hàng nông sản sạch với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Nguồn: https://www.sggp.org.vn/foodmap-ket-hop-cung-shopee-va-shopeefood-khoi-dong-chien-dich-gio-cam-yeu-thuong-post679493.html
6. Japan Mall – ngày hội mua sắm hàng Nhật ở Việt Nam
Diễn ra từ ngày 25 – 26/2, Lễ hội Việt – Nhật lần thứ 8 tại TP.HCM do Ban Tổ chức Lễ hội phía Nhật Bản và UBND TP.HCM đồng tổ chức tại Công viên 23/9, TP.HCM. Đây là hoạt động văn hóa đối ngoại trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973 – 2023).
Trong khuôn khổ sự kiện, Japan Mall 2022-2023 là chương trình được nhiều người mong đợi với sự góp mặt của hơn 130 gian hàng bày bán sản phẩm của các nhà nhập khẩu, phân phối và bán lẻ như FamilyMart, Hachi Hachi, Akuruhi… với nhiều chương trình hấp dẫn. Thông qua Lễ hội Việt – Nhật lần thứ 8, Japan Mall mong muốn góp phần giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam các sản phẩm đa dạng và chất lượng từ Nhật Bản, đồng thời giới thiệu các nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu đã luôn đồng hành cùng chương trình.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/japan-mall-ngay-hoi-mua-sam-hang-nhat-o-viet-nam-2113129.html
7. Hết thời bán hàng trên mạng trốn thuế
Chi cục thuế các địa phương đã gửi thư mời tới người bán hàng về việc kê khai thuế do hoạt động kinh doanh trên sàn TMĐT. Nhiều người bán hàng lâu nay không khỏi “tá hoả” lo nộp thuế. Được biết, sau hơn 2 tháng vận hành Cổng Thông tin TMĐT, đã có 258 sàn TMĐT cung cấp thông tin cho Tổng cục Thuế. Trong đó, có nhiều sàn lớn như Shopee, Lazada, Sendo… Đến cuối quý 4/2022, dữ liệu của Cổng Thông tin TMĐT cho thấy, có 14.875 tổ chức trong nước và 8 tổ chức nước ngoài đăng ký bán hàng trên sàn. Có 53.208 cá nhân trong nước đăng ký bán hàng; Hơn 14,5 triệu lượt giao dịch với tổng trị giá khoảng 4.500 tỷ đồng.
 Ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết, năm 2023 sẽ tập trung hiện đại hóa công tác thu, nộp, quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cổng thông tin TMĐT. Trong đó, thu thuế TMĐT sẽ được rà soát, kiểm tra theo chuyên đề.
Nguồn: https://tienphong.vn/het-thoi-ban-hang-tren-mang-tron-thue-post1510989.tpo

Nhóm tin về xu hướng xanh – bền vững

1. Hai chuỗi siêu thị lớn của Australia bỏ sử dụng túi nhựa
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, hệ thống siêu thị lớn của Australia là Woolworths thông báo sẽ không sử dụng các loại túi mua sắm bằng nhựa có giá 15 xu ở bang Queensland và Vùng Lãnh thổ Thủ đô Australia (thuộc bang New South Wales) trong chuỗi cửa hàng của mình. Trong khi đó, một hệ thống siêu thị lớn khác của Australia là Coles mặc dù đang hướng tới việc loại bỏ các loại túi sử dụng một lần, song đã từ bỏ thử nghiệm túi lưới có thể tái sử dụng được công bố năm 2022, thay vào đó sẽ đưa vào sử dụng các loại túi có thể phân hủy được sử dụng để đựng trái cây và rau quả.
Chiến lược gia về phát triển bền vững Julie Boulton hoan nghênh động thái táo bạo của các “đại gia siêu thị” nói trên trong việc loại bỏ túi nhựa và yêu cầu khách hàng tự mang túi từ nhà hoặc trả tiền cho các loại túi thân thiện với môi trường, ví dụ túi giấy, túi vải. Theo bà, đó là một sự thay đổi thực sự lớn.
Nguồn: https://bnews.vn/hai-chuoi-sieu-thi-lon-cua-australia-bo-su-dung-tui-nhua/281437.html
2. Dầu ăn thừa từ nồi lẩu: Nhiên liệu bền vững giúp hàng không xanh hóa?
Cách đây một tháng, hãng hàng không Emirates đã bay thử thành công một chuyến bay được vận hành bằng nhiên liệu tái chế bền vững. Nhiên liệu này thường được làm từ dầu ăn đã qua sử dụng hoặc đường thực vật, chính là số dầu ăn thừa từ những nồi lẩu ở Trung Quốc, được tái tạo thành nhiên liệu cho máy bay.
Chỉ riêng tại TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên – nổi tiếng với món lẩu ngập dầu, mỗi tháng công ty công nghệ môi trường Kim Thượng Tứ Xuyên đã thu gom hơn 12.000 tấn dầu thải. Sau thu gom công ty loại bỏ các tạp chất, sơ chế thành dầu hỗn hợp công nghiệp và vận chuyển xuống tàu xuất sang các công ty sản xuất nhiên liệu sạch trên thế giới. Dầu này sẽ tiếp tục được tinh chế thành dầu diesel sinh học hoặc nhiên liệu máy bay. Trung Quốc tiêu thụ nhiều dầu ăn nhất thế giới, hơn 41 triệu tấn mỗi năm. Trong số này có chưa tới 3 triệu tấn được chế biến thành dầu sinh học. Từ chỗ tốn kém trong xử lý dầu thải, việc sử dụng dầu thải làm nguyên liệu chế biến thành dầu sinh học phục vụ cho máy bay đã mở ra một triển vọng rất lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Hai yếu tố khiến ngành tái chế dầu thải phát triển mạnh thời gian tới, đó là Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh và thị trường xuất khẩu ngày càng rộng mở. Ngoài các công ty xuất khẩu thô thông qua sơ chế như Công ty Công nghệ Môi trường Kim Thượng Tứ Xuyên cùng nhiều doanh nghiệp khác, Tập đoàn Hóa dầu Quốc gia Trung Quốc Sinopec cũng đã bán xuất nhiên liệu sinh học cho máy bay cho châu Âu sau khi đưa loại nhiên liệu này phục vụ các chuyến bay quốc tế chở khách sang châu Âu. Sau Mỹ, Pháp, Phần Lan, Trung Quốc trở thành nước thứ 4 có công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học hàng không sinh học độc lập này.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/dau-an-thua-tu-noi-lau-nhien-lieu-ben-vung-giup-hang-khong-xanh-hoa-20230218093622747.htm
3. McDonald’s tại Pháp phải thay đổi toàn bộ bọc đựng khai tây chiên
Theo tờ Financial Times (FT), các cửa hàng McDonald’s tại Pháp sẽ không phục vụ khách hàng giấy bọc thông thường, hay thậm chí là bìa cứng đựng khoai tây chiên. Thay vào đó là những hộp nhựa cứng màu đỏ in logo của hãng có thể rửa sạch và tái sử dụng liên tục. Trên thực tế, mỗi cửa hàng McDonald’s sẽ phải tốn thêm 15.000 Euro cho chi phí dọn rửa, sấy khô, khử trùng, xếp lại những hộp và khay nhựa này, đồng thời phải đào tạo nhân viên hoặc thậm chí thuê thêm người rửa hộp nếu cần. Bất chấp những chi phí đó, McDonald’s vẫn phải thực hiện bởi đây là yêu cầu từ Tổng thống Emmanuel Macron, hay chính xác hơn là dự luật hạn chế rác thải (Anti Waste) mà Pháp đang tiên phong thực hiện.
Bộ luật mới dù được Pháp thông qua nhưng nhiều doanh nhân phàn nàn rằng số nước, năng lượng và chi phí làm sạch cho những chiếc hộp tái sử dụng này sẽ chỉ khiến gia tăng khí thải nhà kính và làm ô nhiễm môi trường thêm. Đồng thời lượng thức ăn thừa đổ bỏ cũng sẽ nhiều hơn so với trước. Ngành công nghiệp bao bì Pháp, vốn chịu thiệt hại nặng nhất từ bộ luật mới cho rằng những sản phẩm cốc bằng bìa cứng hay hộp đựng khoai tây chiên thậm chí còn thân thiện hơn so với những chiếc hộp nhựa hay cao su tái sử dụng nhiều lần. Bất chấp những nghi ngại đó, Hội đồng liên minh Châu Âu (EC) đã chịu cổ vũ từ Pháp và đang dự thảo một bộ luật hạn chế rác thải dùng chung cho toàn khối Liên minh Châu Âu (EU).
Nguồn:https://markettimes.vn/bien-cang-cua-mcdonald-s-tai-phap-vi-1-dong-tweet-phai-thay-doi-toan-bo-boc-dung-khai-tay-chien-moi-cua-hang-ngam-ngui-chiu-ton-them-15-000-usd-17445.html
4. Ngành xuất bản Pháp sử dụng 98% giấy bảo vệ môi trường
Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Xuất bản Pháp (SNE), ngành xuất bản Pháp ưu tiên sử dụng giấy tái chế hoặc giấy làm từ nguyên liệu bền vững trong nhiều năm liên tiếp. Nghiên cứu này do Ủy ban Môi trường và Sản xuất của SNE thực hiện, báo cáo trên dữ liệu mua giấy của 60 nhà xuất bản lớn, tức hơn 300 đơn vị xuất bản, chịu trách nhiệm cho 74,4% lượng xuất bản phẩm của Pháp vào năm 2021.
Kết quả khảo sát cho thấy trong năm 2021, lượng giấy sử dụng (của các nhà xuất bản cung cấp được dữ liệu) lên tới 216.362 tấn. Theo Ủy bản Môi trường và Sản xuất của SNE, nhu cầu tiêu thụ giấy của ngành trong vòng 9 năm liên tiếp tương đối ổn định. Bên cạnh đó, lượng giấy tái chế hoặc giấy có nguyên liệu bền vững chiếm đến 98% số giấy sử dụng trong năm 2021. SNE cho biết lượng giấy có nguyên liệu bền vững được sử dụng nhiều nhất ở các nhà xuất bản có quy mô lớn (trên 10 triệu euro), trong khi các đơn vị quy mô nhỏ hơn (dưới 10 triệu euro) chỉ sử dụng khoảng 73% là giấy có nguyên liệu bền vững*.
*Giấy có nguyên liệu bền vững là loại giấy có chứng nhận PEFC hoặc FSC, đảm bảo giấy được làm với quy trình tuân thủ các quy tắc bảo vệ môi trường, kinh tế và xã hội của rừng.
Nguồn: https://zingnews.vn/nganh-xuat-ban-phap-su-dung-98-giay-bao-ve-moi-truong-post1405365.html

Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ

1. Chi tiêu toàn cầu cho dịch vụ đám mây sẽ chậm lại trong năm 2023
Trong báo cáo mới nhất của Canalys, một công ty nghiên cứu công nghệ toàn cầu cho biết, trong quý 4 năm 2022, chi tiêu cho dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu đã tăng 23% so với cùng kỳ năm trước lên 65,8 tỷ USD, tăng 12,3 tỷ USD. Trong cả năm 2022, tổng chi tiêu cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây đã tăng từ 191,7 tỷ đô la năm 2021 lên 247,1 tỷ đô la, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng theo quý chậm lại đáng kể, giảm hơn 10% so với Quý 1 năm 2022 (34% trong Quý 1 năm 2022 và 23% trong Quý 4 năm 2022).
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên được cho là chi phí đám mây công cộng gia tăng, do lạm phát buộc các khách hàng doanh nghiệp phải tập trung vào việc tối ưu hóa chi tiêu cho đám mây công cộng sau khi đầu tư vào công nghệ thông tin trong ba năm qua. Sự không chắc chắn về kinh tế vĩ mô đang thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận thận trọng hơn đối với ngân sách công nghệ thông tin. Ngày càng có nhiều khách hàng điều chỉnh các chiến lược đám mây của họ để đạt được hiệu quả và khả năng kiểm soát cao hơn. Canalys dự kiến chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây sẽ tăng 23% trong cả năm 2023, thấp hơn mức 29% vào năm 2022.
Nguồn: https://vneconomy.vn/chi-tieu-toan-cau-cho-dich-vu-dam-may-se-cham-lai-trong-nam-2023.htm
2. Bắc Kinh sẽ hỗ trợ các công ty xây dựng mô hình AI giống ChatGPT
Cục Công nghệ thông tin và Kinh tế Bắc Kinh vừa cho biết thành phố sẽ hỗ các doanh nghiệp hàng đầu xây dựng những mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cạnh tranh với ChatGPT. Bắc Kinh tuyên bố sẽ hỗ trợ các công ty then chốt đầu tư vào việc xây dựng một khung mã nguồn mở và đẩy mạnh quá trình cung cấp dữ liệu cơ bản. Cơ quan trên cũng cho biết tính tới tới 10 năm ngoái, có 1.048 công ty nghiên cứu công nghệ AI lõi, chiếm 29% tổng số công ty AI của cả nước, có trụ sở đặt tại Bắc Kinh. Bắc Kinh sẽ nghiên cứu các phương án trau dồi tài năng trong lĩnh vực AI và thực hiện nghiên cứu trong những lĩnh vực như đạo đức quản trị.
Do người dân Trung Quốc không thể tạo tài khoản OpenAI để truy cập vào ChatGPT, các công ty nội địa đang gấp rút tích hợp công nghệ tương tự vào các sản phẩm của họ. Những tập đoàn lớn về công nghệ tại Trung Quốc như Baidu và Alibaba đã có kế hoạch tung ra nhiều dịch vụ dựa trên AI để cạnh tranh với ChatGPT.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/bac-kinh-se-ho-tro-cac-cong-ty-xay-dung-mo-hinh-ai-giong-chatgpt/846206.vnp
3. Nhân tài công nghệ Trung Quốc ở nước ngoài không muốn về nước
Trong vài tháng qua, khi làn sóng sa thải nhân sự trong lĩnh vực công nghệ dâng cao và Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới sau ba năm thực hiện chính sách ‘zero Covid’, các kỹ sư Trung Quốc làm việc tại Mỹ và Canada đã phân vân nên ở lại quay trở về quê hương. Băc Kinh đang nỗ lực thu hút nhân tài về nước trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ với Mỹ đang sôi sục. Tuy nhiên, sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống do văn hóa làm việc nhiều giờ gây căng thẳng, thậm chí độc hại hơn ở các công ty công nghệ trong nước đã làm nhụt chí những người Trung Quốc làm việc ở nước ngoài khi họ xem xét trở về quê hương.
Các công ty Trung Quốc nổi tiếng với các giá trị làm việc chăm chỉ, tiêu biểu cho “văn hóa 996” của lĩnh vực công nghệ, nghĩa là làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối trong sáu ngày một tuần. Trong khi một số công ty công nghệ đã giảm giờ làm trong hai năm qua trước phản ứng chỉ trích dữ dội trên các mạng xã hội, thì chế độ làm việc 40 giờ mỗi tuần vẫn là giấc mơ xa vời đối với nhiều nhân viên công nghệ, những người cũng bị coi là già ngay khi họ đến tuổi 35 và có nguy cơ bị bị sa thải.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/nhan-tai-cong-nghe-trung-quoc-o-nuoc-ngoai-khong-muon-ve-nuoc/
4. Toyota quyết tâm phát triển xe điện
Toyota vừa tiết lộ kế hoạch mới của mình dưới thời Giám đốc điều hành sắp tới Koji Sato. Họ đưa ra một số thay đổi to lớn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh khi hãng đẩy mạnh hơn nữa cho hoạt động điện khí hóa. Công ty sẽ cải tổ các giám đốc điều hành cấp cao, sắp xếp lại cơ cấu quản lý (đặc biệt là toàn nam giới) và tập trung vào điện khí hóa và ô tô thông minh. Sato giới thiệu kế hoạch với một tuyên bố táo bạo: “Chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ cách thức kinh doanh, từ sản xuất đến bán hàng và dịch vụ”. Ông cho biết để cung cấp xe điện cho những người muốn lái, công ty “phải hợp lý hóa cấu trúc của ô tô”, đồng thời cho biết thêm rằng Lexus – thương hiệu xe sang do ông lãnh đạo – sẽ dẫn đầu quá trình chuyển đổi lần này.
Nhưng có một khía cạnh khác của việc sản xuất xe điện. Kế hoạch mới của Toyota cũng tập trung vào ô tô thông minh và công nghệ dành cho chúng. Như Simon Humphries, giám đốc thương hiệu mới đã nói, “mọi người muốn kiểm soát trải nghiệm của chính họ” và điều đó có nghĩa là công ty sẽ phải tăng tốc độ tích hợp phần cứng và phần mềm để người lái xe có thể điều chỉnh EV cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của họ. Để làm như vậy, Toyota sẽ tăng cường nỗ lực xung quanh Woven Planet Holdings Inc. 1, công ty con về phương tiện di động, phần mềm và xe thông minh.
Nguồn: https://markettimes.vn/toyota-quyet-choi-song-con-voi-xe-dien-se-thay-doi-moi-thu-ke-ca-toyota-way-he-thong-dinh-cao-nghe-thuat-san-xuat-cu-50-giay-cho-ra-doi-1-chiec-xe-16921.html
5. Châu Âu cấm bán ô tô mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch từ năm 2035
Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu, trong đó yêu cầu từ năm 2035, các loại ô tô mới sản xuất được bán ở thị trường châu Âu phải đảm bảo không phát thải khí CO2. Động thái này được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ xe sử dụng động cơ đốt trong sang xe điện, thúc đẩy các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, song có thể tác động mạnh tới ngành công nghiệp ô tô của toàn khối.
Theo quy định hạn chế khí thải với các loại ô tô sản xuất mới vừa được Nghị viện châu Âu thông qua, đến năm 2030, khí thải từ những xe mới được bán tại thị trường EU phải giảm 55% so với mức của năm 2021. Đến năm 2035, tỷ lệ này phải giảm 100%. Điều này đồng nghĩa với việc các hãng xe sẽ không được bán xe mới sản xuất chạy bằng xăng, dầu diesel tại 27 nước thành viên Liên minh châu Âu.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/chau-au-cam-ban-o-to-moi-chay-bang-nhien-lieu-hoa-thach-tu-nam-2035-20230217090353423.htm
6. Ô tô điện Trung Quốc rục rịch vào thị trường Việt
Mới đây, liên doanh General Motors – (SAIC – WULING) đã xác nhận thông tin sẽ cung cấp linh kiện, ủy quyền cho TMT Motors độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng ô tô điện thương hiệu Wuling tại Việt Nam. Vào cuối năm 2022, hãng xe Chery đến từ Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi tại Việt Nam.
Những sự kiện trên cho thấy thị trường xe điện Việt Nam đang thu hút những ‘ông lớn’ đến từ Trung Quốc. Ông Thành Lê, admin diễn đàn Otofun cho biết: “Hiện nay, thị trường xe hơi Việt đang có mức tăng trưởng nổi bật trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2022, Việt Nam đã đạt kỷ lục tiêu thụ ô tô với 404.635 chiếc. Theo dự báo, thị trường ô tô Việt Nam có thể đạt quy mô từ 700.000-800.000 xe/năm vào năm 2025, và trên 1 triệu xe/năm vào năm 2030. Những con số kể trên đã giúp những hãng xe Trung Quốc nhìn nhận được tiềm năng trong phân khúc xe điện Việt Nam”.
Đồng thời, ô tô được sản xuất bởi các nước thành viên của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) bao gồm Việt Nam, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, sẽ tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu đến năm 2027. Do đó, ‘nước đi’ đặt nhà máy sản xuất xe điện tại Việt Nam sẽ góp phần quan trọng giúp các thương hiệu Trung Quốc tiếp tục phát triển doanh số tại thị trường ASEAN.
Nguồn:https://tienphong.vn/o-to-dien-trung-quoc-ruc-rich-vao-thi-truong-viet-post1511153.tpo
7. Vinfast được cấp phép khởi công xây nhà máy 4 tỉ USD tại Mỹ
Vinfast – công ty sản xuất xe điện (EV) của Vingroup – đã được các nhà quản lý ở bang Bắc Carolina (Mỹ) cấp giấy phép về môi trường để bắt đầu xây dựng nhà máy lắp ráp trị giá 4 tỉ USD, theo Reuters. Cụ thể, Vinfast đã được cấp giấy phép về chất lượng không khí. Công ty này cũng đang chờ thêm các giấy phép khác cho nhà máy tại quận Chatham. Trong khi chờ đợi, Vinfast sẽ bắt đầu tiến hành đấu thầu xây dựng.
Nhà máy xe điện tại bang Bắc Carolina (Mỹ) của VinFast có tổng mức đầu tư 4 tỉ USD, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2024, tạo ra hơn 7.000 việc làm. Giai đoạn 1 của dự án bao gồm khoản đầu tư 2 tỉ USD vào một nhà máy có công suất sản xuất 150.000 xe/năm. Giai đoạn 2 sẽ tập trung vào sản xuất pin. Hồi tháng 7/2022, Vinfast đã ký thỏa thuận thu xếp vốn đối với Credit Suisse và Citigroup nhằm huy động tối thiểu 4 tỉ USD cho hoạt động đầu tư kinh doanh và xây nhà máy ở Mỹ.
Nguồn: https://viettimes.vn/vinfast-duoc-cap-phep-khoi-cong-xay-nha-may-4-ti-usd-tai-my-post164258.html
8. Foxconn mở rộng quy mô sản xuất tại Việt Nam
Theo báo cáo của SCMP, Foxconn vừa công bố khoản đầu tư 300 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm của Apple tại Việt Nam. Foxconn hiện đang thuê một địa điểm mới nằm trong khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) để mở rộng quy mô sản xuất. Công ty được cho là đã ký hợp đồng thuê một lô đất rộng khoảng 45 hecta với giá khoảng 62,5 triệu USD. Hợp đồng thuê sẽ kéo dài đến tháng 2 năm 2057.
Nhiều sản phẩm của Apple hiện đang được sản xuất tại Việt Nam, đơn cử như AirPods, Apple Watch và một số mẫu iPad. Apple cũng đang lên hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất MacBook Pro sang Việt Nam vào giữa năm 2023.
Nguồn: https://kynguyenso.plo.vn/foxconn-mo-rong-quy-mo-san-xuat-tai-viet-nam-post720125.html

Nhóm tin về ngành công nghiệp nặng – năng lượng

1. ‘siêu nhà máy điện gương’ Trung Quốc tạo 390 triệu kWh điện mỗi năm
Nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ muối nóng chảy được đặt tại Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc phía tây bắc Trung Quốc. Nhà máy điện 100MW, còn được gọi là “siêu nhà máy điện gương”, hoạt động bằng cách sử dụng 12.000 gương tập trung ánh sáng mặt trời vào một bộ thu trên đỉnh tháp năng lượng mặt trời, sau đó làm muối nóng chảy. Nhà máy được thiết kế để tạo ra 390 triệu kWh điện hàng năm, góp phần giảm 350.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Nhà máy điện này là một trong những dự án thí điểm phát điện nhiệt mặt trời đầu tiên của Trung Quốc. Với khoản đầu tư 3 tỷ nhân dân tệ (433,1 triệu USD), công ty Beijing Shouhang xây dựng và sở hữu toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà máy. Năng lượng nhiệt mặt trời được cho là thế hệ năng lượng mặt trời tiếp theo và là nguồn năng lượng xanh lý tưởng ở Trung Quốc.
Nguồn: https://vtc.vn/can-canh-sieu-nha-may-dien-guong-trung-quoc-tao-390-trieu-kwh-dien-moi-nam-ar741974.html
2. Nhiều tín hiệu lạc quan cho ngành thép Trung Quốc
Theo Chủ tịch điều hành CISA, ông He Wenbo, ngành thép Trung Quốc năm 2023 được hỗ trợ bởi thị trường bất động sản ổn định, sự phục hồi của một số ngành tiêu thụ thép khác như ô tô, đóng tàu và thiết bị gia dụng. Do đó, nhập khẩu quặng sắt và than luyện cốc từ các quốc gia, nhà cung cấp lớn trên thế giới có thể sẽ tăng, theo các chuyên gia.
Nhu cầu thép phục hồi của Trung Quốc dự kiến tạo ra động lực mới cho sự phục hồi kinh tế của nước này cũng như toàn cầu. Hiệp hội Thép thế giới dự đoán mức tiêu thụ thép toàn cầu vào năm 2023 sẽ là 1,814 tỷ tấn, trong đó riêng Trung Quốc chiếm khoảng 1 nửa. Vào tháng 1, chỉ số đơn đặt hàng mới của ngành công nghiệp thép nội địa Trung Quốc là 43,9 – tăng 5 điểm so với tháng trước. Điều này cho thấy nhu cầu thép vẫn ổn định và tăng trở lại.
Nguồn: https://markettimes.vn/nhieu-tin-hieu-lac-quan-cho-nganh-thep-trung-quoc-17000.html

Nhóm tin về tài chính

1. Hàng loạt công ty xin khất nợ trái phiếu vì cạn tiền
Nhiều công ty hiện nay cũng đang xin lùi thời hạn trả lãi và gốc trái phiếu doanh nghiệp do kinh doanh khó khăn. Chẳng hạn, Công ty bất động sản Gia Phú vừa công bố thông tin việc chậm thanh toán gốc, lãi lô trái phiếu mã GPRCH2123001. Số tiền chậm thanh toán chỉ là 3,3 tỉ đồng với lý do chưa thu xếp được nguồn tiền. Becamex cũng vừa thông báo chậm thanh toán gốc và lãi lô trái phiếu mã TDC.BOND.2020.700. Từ ngày 15-2 đến ngày 23-2, Becamex phải thanh toán cho lô trái phiếu này tổng cộng 23,8 tỉ đồng nhưng chỉ mới thanh toán được 7 tỉ đồng. Số tiền còn lại được doanh nghiệp hẹn trái chủ thanh toán vào 23-3 tới.
Vào ngày 21-2, Novaland đã thông báo phải chậm trả trái phiếu mã NVLH2123009 với số tiền lãi là 53 tỉ đồng và tiền gốc là 1.000 tỉ đồng do chưa thu xếp được nguồn thanh toán. Sáng nay 22-2, đại diện doanh nghiệp này cho biết, việc xử lý khoản nợ này sẽ được tiến hành theo hai cách. Một là doanh nghiệp kéo dài thời gian trả nợ vốn gốc thêm 2 tháng; hai là trái chủ có thể hoán đổi trái phiếu sang bất động sản của công ty này.
Nguồn:https://plo.vn/hang-loat-cong-ty-xin-khat-no-trai-phieu-vi-can-tien-post720925.html

Nhóm tin về nông nghiệp – thủy sản – chăn nuôi

1. Thêm nguồn thu từ rơm tươi sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân
Vụ lúa Đông Xuân 2022-2023, hàng trăm nghìn ha lúa ở tỉnh Đồng Tháp vừa thu hoạch xong đã có nhiều thương lái đến mua rơm tươi tại ruộng. Điều này giúp người trồng lúa tăng thêm nguồn thu nhập, bình quân mỗi ha lúa vừa thu hoạch xong, nông dân có thêm nguồn thu hơn 500 nghìn đồng từ bán rơm tươi. Rơm được thương lái đến tận ruộng thu mua sau đó vận chuyển đi tiêu thụ ở các các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và ra các tỉnh miền Đông để làm nấm rơm, ủ gốc cây, hoa màu hay làm thức ăn cho gia súc.
Những năm gần đây, do nhu cầu thu mua rơm tăng cao ở nhiều nơi, nhiều hộ dân của huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã mạnh dạn đầu tư mua máy cuộn rơm giúp thu gom rơm nhanh và gọn gàng hơn gom thủ công, ít tốn công lao động và vệ sinh kịp thời đồng ruộng trước khi xuống giống. Hiện nay giảm cảnh đốt rơm đồng khói bay mịt mù, ảnh hưởng đến môi trường và thiên nhiên.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/them-nguon-thu-tu-rom-tuoi-sau-khi-thu-hoach-lua-dong-xuan-20230216101608476.htm
2. Nhà nông ‘cay xè’ vì hồ tiêu
Những ngày này, nông dân Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Tuy nhiên, loại cây được ví là “vàng đen” này rơi vào cảnh sản lượng thấp, giá giảm sâu, khiến nhà nông lao đao. Ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Suê (Gia Lai) cho hay, không riêng Đắk Lắk, Đắk Nông mà cả tỉnh này cũng chung cảnh mất mùa, rớt giá. Ông Bính lý giải, thông thường sau vụ thu hoạch, cây tiêu cần 40-50 ngày để phân hóa mầm hoa. Đây là giai đoạn hồ tiêu “siết nước”, cây sẽ bị khô kiệt, héo rũ; chờ mùa mưa đến sẽ nở hoa đồng loạt, cho quả đều, đạt năng suất. Tuy nhiên, thực tế năm qua, thời tiết Tây Nguyên diễn biến phức tạp, mưa nắng không theo quy luật, khiến hồ tiêu cũng “lao đao” theo.
Về thị trường hồ tiêu năm nay, ông Bính đánh giá, đầu vụ khá trầm lắng, giá cũng giảm 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Hồ tiêu đang dao động trên dưới 60 nghìn đồng/kg, trong khi vào thời điểm này của năm 2022, giá tiêu ở mức trên 90 nghìn đồng/kg. Thị trường hồ tiêu Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn từ thị trường tiêu thụ của các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc… Cùng với tác động của dịch COVID-19, việc ngân hàng siết chặt tín dụng, tăng lãi suất khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn.
Nguồn: https://tienphong.vn/nha-nong-cay-xe-vi-ho-tieu-post1510705.tpo
3. Trái cây miền Tây ‘quay đầu’ giảm giá
Sau Tết, người nông dân miền Tây Nam bộ chưa kịp mừng khi giá một số loại trái cây xuất khẩu tăng, thì những ngày gần đây giá nhiều loại quả lại bất ngờ quay đầu, giảm sâu. Nhiều trái cây như cam, bưởi, dừa, mận… đang bước vào vụ thu hoạch nhưng giá giảm một nửa so với vài tuần trước, nông dân đứng ngồi không yên.
Ngoài dừa, cam, một số loại trái cây khác có chiều hướng giảm giá sau một thời gian tăng cao như sầu riêng (giảm khoảng 40% so với thời điểm cao nhất), thanh long, ổi, xoài…cũng giảm từ 20-30%. Tuy nhiên, do những cây trồng trên đều chưa bước vào vụ thu hoạch nên giá cả lên xuống chưa ảnh hưởng nhiều tới thu nhập của người dân.
Nguồn: http://daidoanket.vn/trai-cay-mien-tay-quay-dau-giam-gia-5710090.html
4. Giải cứu cam sành và khoảng trống ngành chế biến
Khoảng gần 1 tháng gần đây, cam sành dội chợ tại TP HCM và nhiều địa phương phía Nam. Bởi đây là thời điểm thu hoạch rộ ở nhiều vùng trồng trong khi sức mua đầu năm còn thấp khiến loại trái cây này rớt giá chưa từng thấy. Đáng nói là cam sành từ trước đến nay chủ yếu bán tươi trong thị trường nội địa để vắt nước uống chứ chưa được thu mua chế biến với số lượng lớn. Đây cũng là tình trạng chung với nhiều loại nông sản khác của Việt Nam vì chủ yếu được tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu dưới dạng tươi, thô, nếu có chỉ là sơ chế, còn những sản phẩm chế biến sâu gắn với thương hiệu doanh nghiệp (DN) Việt chưa có nhiều.
Theo báo cáo của Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương, năm 2022, cơ cấu chủng loại rau quả xuất khẩu của Việt Nam có chuyển biến tích cực khi tỉ trọng sản phẩm chế biến tăng. Theo đó, trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu năm 2022, tỉ trọng các sản phẩm chế biến chiếm 29,47%, tăng 3,8 điểm phần trăm so với năm 2021. Nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khiến xuất khẩu hàng tươi giảm, giá nguyên liệu giảm, tạo điều kiện cho các nhà máy thu mua, chế biến xuất khẩu.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trước đây, các nhà máy chế biến thừa đến khoảng 50% công suất do không có đủ nguyên liệu phù hợp về chất lượng, giá cả. Do đó, để mảng chế biến rau quả phát triển bền vững, nâng cao giá trị cho nông sản cần chiến lược về vùng nguyên liệu gắn với chế biến. Từ vùng nguyên liệu ổn định, các DN sẽ dễ dàng trong định hướng tiêu thụ, đâu là hàng bán tươi, đâu là hàng chế biến… Để việc hợp tác bền vững, cần có sự tham gia của chính quyền địa phương, các tổ chức khuyến nông trong việc xây dựng tiêu chuẩn phân loại nguyên liệu, làm căn cứ định giá bán, tránh tranh chấp hợp đồng khi thị trường có biến động.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/giai-cuu-cam-sanh-va-khoang-trong-nganh-che-bien-20230221215845815.htm
5. Hàu, cá mú chết hàng loạt, người dân như ‘ngồi trên đống lửa’
Trên địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang hiện có 228 hộ nuôi cá lồng bè, với 1.128 lồng, tập trung ở cả 4 xã, gồm: Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du. Người dân chủ yếu nuôi cá mú, cá bớp, cá hồng mỹ, cá chim vây vàng, vẹm xanh, hàu… sản lượng ước tính đạt hơn 1.000 tấn/năm. Mấy ngày qua, người dân xã Hòn Tre (huyện Kiên Hải) như ‘ngồi trên đống lửa’ vì hàng tấn hàu, cá mú, vẹm xanh bỗng nhiên chết hàng loạt. Hiện các cơ quan chuyên môn của địa phương này đã lấy mẫu nước đi kiểm định để xác định nguyên nhân.
Nguồn: https://tienphong.vn/kien-giang-hau-ca-mu-chet-hang-loat-nguoi-dan-nhu-ngoi-tren-dong-lua-post1511067.tpo
6. Ủy ban châu Âu chỉ rõ điều quyết định gỡ ‘thẻ vàng’ thuỷ sản Việt Nam
Theo ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), qua nhiều lần kiểm tra, EC đánh giá Việt Nam đã đi đúng hướng và có nhiều nỗ lực tích cực trong việc gỡ thẻ vàng. Cơ quan này đưa ra 4 khuyến nghị với Việt Nam. Trong đó, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là quản lý và giám sát đội tàu. Thứ trưởng Tiến cho hay, dù chúng ta đã lắp 95% thiết bị giám sát hành trình trên tổng số tàu cá, nhưng hiện số lượng còn lại đều là những tàu cá có nguy cơ cao vi phạm. Từ đầu năm đến nay có 6 tàu cá vi phạm khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Cũng theo Thứ trưởng Tiến, đến nay Việt Nam mới chỉ xác minh được một phần nhỏ nguồn gốc thủy sản; tình trạng tàu cá ghi chép lịch sử, cơ sở hạ tầng để truy xuất còn yếu kém, lạc hậu, chưa đáp ứng được các yêu cầu của EC. Đặc biệt, Nhật Bản bắt đầu áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản Việt Nam và Mỹ đã rục rịch quan tâm vấn đề này.
Nguồn: https://tienphong.vn/uy-ban-chau-au-chi-ro-dieu-quyet-dinh-go-the-vang-thuy-san-viet-nam-post1511601.tpo
7. Hàng ngàn sản phẩm gỗ độc đáo quy tụ về TP.HCM
Sáng 22-2, Hội chợ xuất khẩu đồ gỗ và nội thất-Hawa Expo 2023 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm triễn lãm TP.HCM- SECC (quận 7, TP.HCM). Hội chợ với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp, 1.600 gian hàng trên tổng diện tích trưng bày 28.000 m2. Điểm nhấn của HawaExpo 2023 là sự góp mặt của các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn của Việt Nam như AA Corporation, Interwood, Sanyang, Lâm Việt, Đại Thành, Tiến Đạt, Trường Thành, An Cường, Woodslands, Scansia Pacific…
Tại đây, nhà mua hàng được gặp gỡ trực tiếp với đại diện các nhà máy lớn, có khả năng cung ứng hàng đầu về chất lượng lẫn số lượng sản phẩm nội thất cho thị trường các nước. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh sự kiện là nền tảng hỗ trợ để doanh nghiệp trong ngành có thể phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu lâm sản từ 18 – 20 tỉ USD vào năm 2025 và 23 – 25 tỉ USD vào năm 2030.
Nguồn:https://plo.vn/hang-ngan-san-pham-go-doc-dao-quy-tu-ve-tphcm-post720939.html

Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu

1. Dự báo tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023
2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn cà phê trong năm vừa qua với tổng kim ngạch đạt trên 4,06 tỷ USD. Đây là mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, cũng chính việc xuất khẩu ồ ạt đã khiến nguồn cung trong nước giảm xuống mức rất thấp kể từ cuối năm 2022 đến nay. Trong năm 2022, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 14% so với năm 2021, trong khi sản lượng chỉ tăng 9% từ 1,74 triệu tấn lên 1,89 triệu tấn (theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ). Như vậy, tổng nguồn cung xuất khẩu trong năm nay có thể sẽ thấp hơn so với năm ngoái, và điều này sẽ khiến ngành xuất khẩu cà phê khó duy trì được mức tăng trưởng như năm 2022.
Những khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong năm 2023 của Việt Nam không chỉ dừng lại ở thách thức về nguồn cung mà đó còn là vấn đề về chất lượng cũng như nguồn gốc cà phê. Vào cuối năm 2022, Liên minh Châu Âu (EU) ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng đã gây ra những lo ngại về lượng cà phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này và đặt ra bài toán về việc phát triển cà phê một cách bền vững hơn. Ngoài ra, việc EU siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong đó có cà phê là 0,1 mg/kg cũng là một khó khăn, đòi hỏi nông dân phải điều chỉnh phương thức sản xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động xuất khẩu.
Dù đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong năm 2023, thị trường chung vẫn có những điểm sáng mới để kỳ vọng.Trung Quốc đang tích cực mở cửa nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Điều này không chỉ thúc đẩy sự hồi phục về kinh tế của riêng Trung Quốc mà còn có thể đóng góp vào sự phát triển chung của toàn cầu. Sự tăng trưởng trở lại giúp thị trường kỳ vọng chi tiêu của người dân sẽ được nới lỏng và nhu cầu đối với cà phê, mặt hàng phụ thuộc nhiều vào sức khỏe nền kinh tế của các quốc gia sẽ có sự khởi sắc. Bên cạnh đó, nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Brazil và Indonesia đang có dấu hiệu thu hẹp lại, giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu. Do đó, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2023 có thể suy yếu so với năm vừa qua và nhiều khả năng sẽ nằm trên mức kim ngạch trung bình 3 tỷ USD.
Nguồn: https://markettimes.vn/xuat-khau-gan-2-trieu-tan-kim-ngach-hon-4-ty-usd-nam-2023-cua-ca-phe-viet-nam-se-the-nao-16938.html
2. Thông tin về việc không xuất khẩu được thanh long ruột đỏ sang Nhật
Chiều 16-2, tại TP HCM, Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – tổ chức họp thông tin về giống thanh long ruột đỏ Long Định (LĐ 1) sau khi có thông tin mặt hàng này gặp vướng mắc khi xuất khẩu sang Nhật Bản do vấn đề bản quyền. Cụ thể, một số doanh nghiệp phản ánh không được xuất khẩu thanh long ruột đỏ sang Nhật Bản do bản quyền giống thuộc về một doanh nghiệp tư nhân.
Tại buổi họp, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit, cho rằng vừa qua, 1 số doanh nghiệp không xuất khẩu được thanh long ruột đỏ sang Nhật không phải do vấn đề bản quyền mà bởi các lý do khác như tiêu chuẩn, chất lượng. Bà Thoa cũng cho biết công ty sẵn sàng chia sẻ bản quyền với mức phí từ 10-30 đồng/kg (tùy sản lượng) đối với doanh nghiệp và nông dân có nhu cầu xuất khẩu thanh long LĐ 1 vào thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Doanh nghiệp cũng sẵn sàng bao tiêu xuất khẩu giống thanh long LĐ 1 sang Hàn Quốc, Nhật Bản với giá cao hơn thị trường 20%-30%. Điều kiện là nông dân phải trồng theo tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, nhấn mạnh bản quyền là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, tại cuộc họp, nhiều đại diện nông dân và doanh nghiệp mong muốn thu hồi bản quyền giống thanh long LĐ 1 về cho nhà nước để người dân, doanh nghiệp sử dụng tự do. Khi đó, ngành thanh long sẽ phát triển hơn.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/thong-tin-ve-viec-khong-xuat-khau-duoc-thanh-long-ruot-do-sang-nhat-20230216192024938.htm
3. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm: Doanh nghiệp nói gì?
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, năm 2023, do ảnh hưởng bởi hạn hán, sản lượng gạo sản xuất của Trung Quốc giảm hơn 3 triệu tấn so với năm 2022, còn khoảng 145,9 triệu tấn. Đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam, nhưng việc mở rộng thị phần sang thị trường này, theo các doanh nghiệp (DN) trong ngành là không hề dễ cũng như không mấy hấp dẫn.
Theo thống kê của ngành hải quan, năm 2022, dù Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Philippines), chiếm hơn 12% thị phần nhưng sản lượng và kim ngạch đều giảm mạnh – 19,6% và 17,3% – so với năm 2021 khi đạt 850.949 tấn và 432,32 triệu USD. Nhìn lại 6 năm qua, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc có nhiều biến động thất thường. Vào năm 2017, Trung Quốc từng chi hơn 1 tỉ USD để nhập khẩu gạo của Việt Nam, rồi bất ngờ sụt giảm mạnh trong 2 năm sau đó – năm 2019 kim ngạch xuống thấp kỷ lục, chỉ còn hơn 240 triệu USD. Giai đoạn 2020 – 2021 có sự phục hồi nhất định và đạt 522 triệu USD vào năm 2021, sau khi giảm trở lại từ năm 2022.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (tỉnh Tiền Giang), lý giải sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc những năm qua là do chính sách kiểm soát nhập khẩu bằng thuế, hạn ngạch cũng như các yêu cầu đối với DN xuất khẩu nên thị trường này không còn “dễ ăn” như trước. Theo đó, mỗi năm, Trung Quốc sẽ phân bổ hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam và các nước. Do vậy, DN Trung Quốc không thể mua thêm gạo của Việt Nam khi hết hạn ngạch dù có nhu cầu. Về phía Việt Nam, hiện chỉ có 21 DN (trong khoảng 200 DN được phép xuất khẩu gạo – PV) được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu nên bị giới hạn về số lượng.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/xuat-khau-gao-sang-trung-quoc-giam-doanh-nghiep-noi-gi-20230219202741115.htm
4. Đàm phán xuất khẩu cam sành sang Trung Quốc
Liên quan đến việc tìm đầu ra cho cam sành -mặt hàng đang bị ứ đọng tại Vĩnh Long và một số tỉnh ĐBSCL, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị các địa phương cung cấp thông tin kỹ thuật sản phẩm trái cây có múi có nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc. Hạn chót để cơ quan này tiếp nhận thông tin là trước ngày 1-5. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, chiều 19-2, một nguồn tin từ Cục Bảo vệ thực vật xác nhận phía Trung Quốc đồng ý cho Việt Nam đàm phán mở cửa chung cho nhóm trái cây có múi gồm: bưởi, cam, quýt, chanh chung một lượt, thay vì phải đàm phán từng loại quả.
Theo văn bản của Cục Bảo vệ thực vật gửi các tỉnh thì thông tin cần cung cấp rất chi tiết bao gồm: diện tích, năng suất và sản lượng quả ở từng địa phương. Các mặt hàng có nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc cần có đầy đủ tên khoa học, tên tiếng Anh, tên giống xuất khẩu. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần cung cấp thông tin về quy trình canh tác, các loại sinh vật gây hại trên cây và phương pháp kiểm soát dịch hại. Để có thông tin đàm phán xuất khẩu, các địa phương phải cung cấp danh sách vùng trồng, cơ sở đóng gói, sản lượng dự kiến, thời gian thu hoạch, quy trình bảo quản, đóng gói, vận chuyển… Sau khi tổng hợp thông tin, Cục Bảo vệ thực vật sẽ quyết định chính thức về việc chọn loại cây có múi nào, hay cả 4 loại bưởi, cam, quýt, chanh để đàm phán xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/dam-phan-xuat-khau-cam-sanh-sang-trung-quoc-20230219165420402.htm
5. Mặt hàng dừa xuất khẩu sắp gia nhập ‘câu lạc bộ’ tỷ USD
Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đánh giá, xuất khẩu dừa của Việt Nam đang có nhiều cơ hội để trở thành ngành hàng tỷ USD trong năm nay sau khi xuất khẩu dừa sang Mỹ đang nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trước tiềm năng của ngành dừa, sắp tới Hiệp hội Dừa Việt Nam sẽ xây dựng thêm các Hiệp hội dừa ở nhiều địa phương trên cả nước. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đang từng bước xây dựng những bộ tiêu chuẩn riêng, quy tắc riêng cho dừa.
Ông Cao Bá Đăng Khoa – Quyền Tổng thư ký Hiệp hội dừa Việt Nam – cho biết, ngành dừa hiện có gần 200 sản phẩm liên quan đến cây dừa. Chỉ trong vòng 5 năm qua, ngành dừa Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 của châu Á. Sản phẩm của ngành dừa đã đến được những thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Phần Lan ở Bắc Âu, qua đó khẳng định được thương hiệu của dừa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nguồn: https://tienphong.vn/xuat-khau-nong-san-sap-them-mat-hang-gia-nhap-cau-lac-bo-ty-usd-post1511802.tpo
6. Đồng Nai đặt mục tiêu xuất khẩu 500.000 tấn chuối trong năm 2023
Ngày 22/2, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức lễ xuất khẩu chuối tươi đầu năm Quý Mão 2023 với sự tham dự của 12 tỉnh thành và hơn 150 doanh nghiệp, hợp tác xã, đại diện vùng trồng chuối. Tại sự kiện này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, năm 2022, Đồng Nai đã xuất khẩu trên 400.000 tấn chuối. Dự kiến năm 2023 tỉnh sẽ xuất khẩu trên 500.000 tấn nông sản này. Trong đó, từ đầu năm đến nay đã xuất khẩu trên 200.000 tấn.
Hiện nay Đồng Nai có diện tích trồng chuối lớn nhất cả nước, đạt 13.149 ha, chiếm tỷ lệ 8,53% diện tích trồng chuối cả nước và trên 70% diện tích của khu vực Đông Nam Bộ. Năng suất trung bình khoảng 40 – 45 tấn chuối/ha, sản lượng ước tính 450.000 tấn/năm với trên 80% sản lượng chuối là để xuất khẩu. Giống chuối được trồng phổ biến là giống chuối già Nam Mỹ, chuối sứ, chuối cau và một số giống chuối khác. Thu nhập bình quân 1 ha trồng chuối sau khi trừ các chi phí vào khoảng 200 triệu đồng/ha/năm. Chuối tươi trên địa bàn tỉnh được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia; trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc.
Nguồn: https://mekongasean.vn/dong-nai-dat-muc-tieu-xuat-khau-500000-tan-chuoi-trong-nam-2023-post18103.html
7. Hệ thống phân phối nước ngoài: Kênh quảng bá hữu hiệu sản phẩm Việt
Theo Bộ Công Thương, kênh phân phối nước ngoài ngày càng được doanh nghiệp đánh giá cao và được coi là một kênh xuất khẩu, quảng bá sản phẩm và thương hiệu một cách có hiệu quả. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hiệu quả của đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” trong giai đoạn 2016-2020 đã được thấy rõ rệt khi độ “phủ sóng” hàng Việt Nam ngày càng nhiều trong các đại siêu thị, các hệ thống phân phối hiện đại tại nước ngoài.
Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển khá tốt phương thức xuất khẩu hàng hóa thông qua các siêu thị lớn đang đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý, sản phẩm Việt Nam xuất khẩu vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài được đưa vào một số thị trường khó tính như Nhật Bản (tập đoàn Aeon), Mỹ (Walmart), Pháp và Thái Lan (Big C, MM Mega Market), Thái Lan (Central Retail)…; tại châu Á có Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Trung Quốc; tại châu Âu là Italy, Pháp, Anh; tại châu Mỹ có Hoa Kỳ và một số thị trường các quốc gia châu Phi.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/he-thong-phan-phoi-nuoc-ngoai-kenh-quang-ba-huu-hieu-san-pham-viet/847407.vnp
BSAi
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 143

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 141


Hôm nayHôm nay : 6611

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 631314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50049948



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach