17:51 +07 Thứ hai, 07/10/2024

Trang nhất » Tin Tức » Con số và sự kiện

Chính phủ bảo lãnh gần 21 tỷ USD cho các ông lớn Nhà nước vay nợ, chiếm trên 11% GDP

Thứ ba - 05/07/2016 18:43
Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo Tổng hợp tình hình bảo lãnh Chính phủ năm 2015 được Bộ Tài chính trình Chính phủ mới đây.

Theo Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2015, tổng số cam kết bảo lãnh Chính phủ đạt xấp xỉ 26 tỷ USD, riêng bảo lãnh nước ngoài chiếm tới gần 84%. Trong đó, dư nợ gốc là trên 13 tỷ USD, dư nợ gốc nước ngoài là 86,96%. Số tiền Quỹ tích lũy trả nợ đã cho vay trả nợ là 319 triệu USD, dư nợ vay Quỹ tích lũy là 198 triệu USD.

Tính chung giai đoạn 2011 – 2015 Bộ Tài chính đã cấp bảo lãnh cho vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình, dự án, với tổng vốn cam kết tương đương 15,6 tỷ USD. Các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hầu hết là vay nước ngoài chiếm 14 tỷ USD, với thời hạn trả nợ trung bình 12 năm.

5 năm tăng gấp 3 lần giai đoạn trước

Như vậy, tổng số tiền mà Chính phủ cam kết cấp bảo lãnh trong giai đoạn này đã gấp gần 3 lần giai đoạn 2007 – 2010 (tương đương 5,75 tỷ USD). Điều này cho thấy nhu cầu vốn vay tăng nhanh trong 5 năm qua, trong đó năm 2013 là đỉnh của huy động vốn thông qua bảo lãnh Chính phủ với 4,35 tỷ USD.

Việc cấp bảo lãnh Chính phủ trong những năm qua tập trung vào các chương trình đầu tư đang thực hiện như chương trình phát triển đội bay của Tổng công ty hàng không (VNA), các dự án thuộc Sơ đồ Điện VII và dự án đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết của Quốc hội. Đây phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn.

Nợ từ bảo lãnh Chính phủ được xem là một trong những áp lực lên nợ công và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong tương lai. Cũng bởi, cơ quan bảo lãnh là người chịu trách nhiệm trả nợ cuối cùng khi dự án gặp khó khăn, nếu doanh nghiệp không trả được nợ thì đây sẽ là gánh nặng lớn.

Gánh nặng nợ công, ông lớn vẫn cố tình "chậm trễ" trả nợ

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2015 tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoảng 459.371 tỷ đồng (bao gồm nợ được Chính phủ bảo lãnh để tái cơ cấu SCIC), chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP. Đây là con số không hề nhỏ.

Được biết, với các doanh nghiệp được cấp bảo lãnh thì Bộ Tài chính đều yêu cầu phải ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo. Đây được xem là cơ sở cho việc đảm bảo quyền của cơ quan cấp bảo lãnh đối với tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh.

Tuy nhiên, đến nay cơ quan bảo lãnh cũng chưa có cơ chế rõ ràng để áp dụng các biện pháp hành chính xử lý hiệu quả đối với các DN cố tình chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Đây được xem là áp lực lớn lên nợ công.

Bộ Tài chính cho biết, việc điều chỉnh chính sách quản lý bảo lãnh Chính phủ trong thời gian qua và trong các năm tới nhằm mục tiêu nâng dần tính chặt chẽ trong cấp bảo lãnh Chính phủ, giảm thiểu rủi ro cho Chính phủ cũng như tăng cường hiệu quả quản lý đối với đối tượng này sẽ có tác động không nhỏ đến nợ công.

Dự kiến, trong giai đoạn 2016-2020, mức cấp bảo lãnh Chính phủ sẽ giảm còn khoảng 50% so với hiện nay, được thực hiện theo phương án điều chỉnh giảm tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh trong nước của hai ngân hàng chính sách xuống từ 4%-6%/năm so với mức 10%/năm hiện nay, giảm hạn mức bảo lãnh vay trong nước và nước ngoài.

An Ngọc

Theo Trí thức trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 51

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 48


Hôm nayHôm nay : 33306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 109611

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50538155



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach