00:05 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Con số và sự kiện

Đề nghị bãi bỏ 1.930 điều kiện kinh doanh

Thứ ba - 05/09/2017 06:15
Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ, bộ này đề nghị bãi bỏ 1.930 yêu cầu, điều kiện về kinh doanh bị cho là phi lý.

Trong đó, bộ đề nghị bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần 302 điều kiện về tài chính; bãi bỏ toàn bộ 85 điều kiện kinh doanh về địa điểm; bãi bỏ toàn bộ 1.336 điều kiện về năng lực sản xuất; bãi bỏ toàn bộ 127 điều kiện về phương thức kinh doanh; bãi bỏ toàn bộ 80 điều kiện về quy hoạch.
 

Ngoài ra, cơ quan này còn đề nghị bãi bỏ toàn bộ các điều kiện về nhân lực, trừ một số nghề thực sự đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm, ví dụ như nghề y, nghề kiểm toán; và bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các điều kiện có nội dung không phù hợp khác.

Cơ quan này kiến nghị Chính phủ thay đổi cách thức quản lý kinh doanh theo tiêu chuẩn, thông lệ tốt của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) theo hướng:

Thứ nhất, thay các điều kiện có tính chất tiền kiểm, chi phí lớn bằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn (an toàn cháy nổ, an toàn lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ,...); đồng thời ban hành các tài liệu hướng dẫn tuân thủ chi tiết, rõ ràng để giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước.

Thứ hai, chuyển phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cụ thể, Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra sản phẩm và công bố hợp chuẩn, hợp quy. Nhà nước thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên các sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cơ quan tham mưu văn bản trên cho bộ, hiện nay, có tổng cộng khoảng 4.284 điều kiện đầu tư kinh doanh tương ứng với 243 ngành nghề. Các điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định ở 237 văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm từ luật (66), pháp lệnh (3), nghị định (162) và hiệp định (6).

So sánh với các tiêu chuẩn về chất lượng thể chế của OECD, CIEM cho thấy các quy định về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết.

Báo cáo cho biết, những yếu kém, khiếm khuyết của quy định về điều kiện kinh doanh đã và đang gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh: tạo ra rủi ro; hạn chế và làm méo mó cạnh tranh; gia tăng chi phí sản xuất; hạn chế sáng tạo, kìm hãm hình thành chuỗi kinh doanh; tác động bất lợi đến doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những tác động này đang đi ngược lại và cản trở quyết tâm, giải pháp của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

So sánh với các tiêu chuẩn của OECD, chất lượng thể chế về kinh doanh của Việt Nam còn thấp và đang góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu đang diễn ra quyết liệt hiện nay, báo cáo của CIEM nhấn mạnh.

Nguồn tin: TBKTSG Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 286

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 278


Hôm nayHôm nay : 31567

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 929743

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 41829555



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach