Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong tháng 1 năm 2019, chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Mexico tăng 32,4%, Canada tăng 27,8%, Hoa Kỳ tăng 24,9%, Nhật Bản tăng 17,7%…
Cũng trong tháng 2/2019, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản đạt 91 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2019 đạt 247 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam sẽ gặp nhiều sự cạnh tranh với Myanmar tại thị trường Trung Quốc.
Nguyên nhân là do Liên hiệp Thủy sản Myanmar (MFF) cùng công ty TNHH Global Earth Public đang hoàn thiện dự án tại khu vực Ayeyawady, để sản xuất cá da trơn xuất khẩu.
Dự án bao gồm các trang trại nuôi cá, các nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy chế biến và kho lạnh.
Dự
án
đang
triển
khai
nuôi
6
triệu
cá
giống
và
hiện
đang
chuẩn
bị
404ha
để
nuôi
cá
thành
phẩm.
Tất
cả
cá
sản
xuất
trong
dự
án
nhằm
mục
tiêu
xuất
khẩu.
Đối với ngành tôm, ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam.
Như vậy, tôm Việt Nam xuất đi Nhật Bản sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định này.
Các sản phẩm tôm chế biến sẵn với tính tiện dụng cao sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tới do ngành kinh doanh thực phẩm ăn sẵn của Nhật Bản phát triển khi số người độc thân gia tăng, tỷ lệ nội trợ giảm.
Để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, doanh nghiệp nên đổi mới phương thức tiếp cận thị trường cùng với quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cho sản phẩm của mình, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Dự báo năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số so với năm 2018.
Cũng theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tại thị trường trong nước, cá tra nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống còn 28.000-28.500 đồng/kg đối với cá tra loại I (700-900g/con).
Nguyên nhân là do nguồn cung cá nguyên liệu gia tăng sau kỳ nghỉ Tết trong khi đơn đặt hàng ở mức thấp khiến giá cá nguyên liệu sụt giảm.
Đối
với
thị
trường
tôm,
giá
tôm
sú
sống
tại
thị
trường
trong
nước
trong
tháng
tiếp
tục
tăng,
sau
kỳ
nghỉ
Tết
người
dân
muốn
chuyển
sang
dùng
hải
sản
thay
cho
thịt
nên
mặt
hàng
tôm
nguyên
liệu
tăng
nhẹ.
Cụ thể, tại Bạc Liêu, giá tôm sú sống (oxy) cỡ 20-40 con/kg tăng 80.000 – 100.000 đồng/kg so với tháng trước lên mức 230.000-370.000 đồng/kg; tôm sú ướp đá cỡ cỡ 30-40 con/kg tăng 10.000 đồng/kg đạt 130.000-180.000 đồng/kg.
Giá tôm thẻ ướp đá biến động tùy thời điểm trong tháng nhưng hiện ở mức tương đương với tháng trước.
Cụ thể, tôm cỡ 60 con/kg có giá từ 100.000-102.000 đồng/kg; cỡ 70 con/kg có giá 90.000-92.000 đồng/kg; cỡ 100 con/kg giá từ 80.000-82.000 đồng/kg.
Nguồn tin: BSA/TTXVN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 95
•Máy chủ tìm kiếm : 5
•Khách viếng thăm : 90
Hôm nay : 5955
Tháng hiện tại : 630658
Tổng lượt truy cập : 50049292