18:56 +07 Thứ hai, 07/10/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

Thứ hai - 05/10/2020 14:45
Sau 2 ngày diễn ra đầy kịch tính, vòng bán kết 3 cuộc thi Dự án khởi nghiệp ĐMST Thanh niên nông thôn 2020 chính thức khép lại vào chiều 4/10/2020.
8 thành viên BGK đã chọn ra 12 dự án tốt nhất vào thi chung kết tại TP.Đà Lạt vào tháng 11 tới.
TP.HCM có 3/12 dự án được chọn, trở thành địa phương có nhiều dự án nhất tại chung kết. Đồng Tháp và Tiền Giang cùng có 2 dự án. Các tỉnh còn lại có dự án vào chung kết là An Giang, Bến Tre, Đắk Lắk, Trà Vinh và Vĩnh Long.
Với Tiền Giang, đây là năm đầu tiên có 3 dự án vượt qua được vòng sơ loại để thi ở bán kết và 2 dự án đã xuất sắc đoạt những tấm vé cuối cùng. Trong khi đó, Đồng Tháp có 9 dự án ở vòng bán kết 3 nhưng cũng chỉ có 2 dự án được đi tiếp.  Bến Tre góp mặt 5 đội thi nhưng chỉ 1 dự án “lọt vào mắt” BGK.
Ông Hà Việt Quân, Tổ trưởng Tổ công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, thành viên BGK đánh giá cuộc thi Dự án khởi nghiệp ĐMST Thanh niên nông thôn có bề dày nhiều năm và thực sự đã trở thành sân chơi dành cho thanh niên nông thôn có ý tưởng sáng tạo. Các dự án tham gia vòng bán kết 3 này đều có chất lượng tốt, đa dạng và đáp ứng được các tiêu chí của cuộc thi. Điều này chứng tỏ các dự án đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho bài thi cũng như cách phát triển dự án. Nhiều dự án đã được triển khai nhiều năm, được thị trường chấp nhận. BGK cũng đã làm việc rất tập trung để có những ý kiến, câu hỏi và những lời góp ý tốt nhất cho các dự án.
Ông Hà Việt Quân, Tổ trưởng Tổ công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, chia sẻ về vòng bán kết khu vực Nam Bộ
Cũng theo ông Hà Việt Quân, các dự án được lựa chọn tại vòng bán kết khu vực phía Nam lần này có hàm lượng công nghệ cao. Số dự án ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, thậm chí cả AI đều vượt trội hơn so với khu vực miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên. Ngay như TP.HCM, địa phương có 6/6 dự án dự thi đều ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật. Các địa phương khác cũng có nhiều dự án ứng dụng công nghệ, nhất là về mảng kinh doanh, marketing…
Như vậy, sau 3 vòng bán kết, đã có 30 dự án được chọn vào thi chung kết. Trong đó, khu vực miền Bắc có 10 đại diện, miền Trung – Tây Nguyên có 8 dự án và khu vực Nam Bộ đóng góp 12 dự án. Vòng chung kết sẽ diễn ra tại TP.Đà Lạt vào các ngày 10 và 11/11/2020.
Tại sự kiện này, BTC sẽ bố trí cho tất 112 dự án (từng thi bán kết) trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến người dân TP.Đà Lạt – Lâm Đồng và du khách đến hết ngày 15/11/2020.
Danh sách 12 dự án cuối cùng vào vòng chung kết
STT
Địa phương
Tên thí sinh
Tên dự án
1
An Giang
Châu Ngọc Dịu
Mật thốt nốt Palmania
2
Bến Tre
Nguyễn Ngọc Trân
Khảo sát ứng dụng tảo Spirulina Platensis làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
3
Đắk Lắk
Phạm Thị Thu Hằng
Pơ Lang – Sản xuất các sản phẩm chế biến chuyên sâu từ quả bơ tươi và thảo dược Đắk Lắk
4
Đồng Tháp
Dương Thị Hồng Chuyên
Sản phẩm tiện lợi từ “Khô cá”
5
Đồng Tháp
Hồ Ngọc Trâm
Nông trại nghỉ dưỡng Thuận Thiên Việt – Mekong Farmstay
6
TP.HCM
Trần Thị Diễm My
Biostarch – Bao bì bảo quản thực phẩm từ màng sinh học
7
TP.HCM
Nguyễn Hồng Đăng
Sản xuất đất trồng và phân Compost từ phế phẩm nông nghiệp
8
TP.HCM
Phạm Thanh Toàn
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp
9
Tiền Giang
Lê Ngọc Thảo
Mắm Gò Công và giá trị thực phẩm lên men tự nhiên
10
Tiền Giang
Nguyễn Sơn Thanh
Thiết kế mô hình hệ thống giàn phơi đồ Arudnio điều khiển bằng điện thoại
11
Trà Vinh
Phạm Đình Ngãi
Mật hoa dừa Sokfarm
12
Vĩnh Long
Nguyễn Thanh Việt
Bánh phồng khoai lang
Hình ảnh các dự án vào chung kết
Nguyễn Thanh Việt (Vĩnh Long) tại gian hàng trưng bày “Bánh phồng khoai lang”
 
Các sản phẩm tiện lợi từ “Khô cá” của Dương Thị Hồng Chuyên (Đồng Tháp)
 
Dương Thị Hồng Chuyên (Đồng Tháp) trưng bày dự án Sản phẩm tiện lợi từ “Khô cá”
 
Lê Ngọc Thảo (Tiền Giang) trưng bày sản phẩm của dự án “Mắm Gò Công và giá trị thực phẩm lên men tự nhiên”
 
Sản phẩm “Mắm tôm chà lên men tự nhiên Gò Công”
 
Hồ Ngọc Trâm (Đồng Tháp) giới thiệu dự án với khách tham quan
 
Nhóm của Nguyễn Hồng Đăng (TP.HCM) trình bày dự án “Sản xuất đất trồng và phân Compost từ phế phẩm nông nghiệp”
 
Lê Ngọc Thảo (Tiền Giang) trình bày dự án mắm tôm chà lên men tự nhiên của Gò Công mang thương hiệu Khổng Tước Nguyên
 
Nguyễn Thanh Việt trong phần trình bày dự án “Bánh phồng khoai lang”
 
Dương Thị Hồng Chuyên (Đồng Tháp) trình bày dự án “Sản phẩm tiện lợi từ “Khô cá”
 
Hồ Ngọc Trâm (Đồng Tháp) trong phần giới thiệu dự án “Nông trại nghỉ dưỡng Thuận Thiên Việt – Mekong Farmstay”
 
Phạm Đình Ngãi và Thạch Thị Chal Thy (Trà Vinh) trình bày dự án “Mật hoa dừa”
 
Phạm Thanh Toàn (TP.HCM) chia sẻ về dự án “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp
 
Nhóm của Châu Ngọc Dịu (An Giang) trình bày dự án “Mật thốt nốt Palmania”
 
Nhóm của Nguyễn Ngọc Trân (Bến Tre) trong phần thuyết trình dự án “Khảo sát ứng dụng tảo Spirulina Platensis làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng”
 
Nguyễn Thanh Sơn (Tiền Giang) thuyết trình dự án “Thiết kế mô hình hệ thống giàn phơi đồ Arudnio điều khiển bằng điện thoại”
 
Phạm Thị Thu Hằng (Đắk Lắk) trình bày dự án “Pơ Lang – Sản xuất các sản phẩm chế biến chuyên sâu từ quả bơ tươi và thảo dược Đắk Lắk”
 
BGK họp tồng kết, lựa chọn dự án vào chung kết
 
Chủ nhân các dự án được chọn vào chung kết
 
  • Cuộc thi Dự án khởi nghiệp ĐMST Thanh niên nông thôn 2020 do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp – BSA – phối hợp với Ban thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức. Chương trình có sự đồng hành của Đề án 844 của Chính Phủ, Ủy ban dân tộc, HVNCLC – Chuẩn hội nhập cùng các doanh nghiệp như: Vinamit, Trung Nguyên, Tân Hoàn Cầu, An Phước, Minh Long, Tâm Lan, Qùa Việt… Cuộc thi mang mục đích cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên nông thôn nói riêng trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển tài nguyên bản địa, hình thành các sản phẩm đặc trưng, tham gia hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Cuộc thi thu hút được đông đảo thanh niên Việt Nam hưởng ứng.  Sau hơn 2 tháng  triển khai, có hơn 345 dự án đại diện cho 56 tỉnh thành gửi các ý tưởng Dự án về tham gia. Sau vòng chấm sơ khảo, Ban giám khảo đã chọn ra được 112 dự án đại diện cho 48 tỉnh thành vào tham gia vòng bán kết

Anh Tuấn

Nguồn tin: BSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 61

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 52


Hôm nayHôm nay : 34402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 110707

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50539251



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach