17:53 EDT Thứ tư, 18/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Dòng chảy hàng Việt

‘Chưa khởi nghiệp đã đối mặt với khởi tố’

Thứ tư - 22/06/2016 07:39

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã trích dẫn giải thích của vài luật sư về sản phẩm game Flappy Birds của Nguyễn Hà Đông là “không phạm luật theo điều 292 bộ luật Hình sự” mới sửa đổi, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7 tới.

Theo diễn giải của các luật sư này, Hà Đông chỉ là một lập trình viên phần mềm và không tham gia vào công việc kinh doanh, chỉ cần đóng thuế thu nhập cả nhân là hoàn thành nghĩa vụ.

Các diễn giải này, theo tôi là chưa hoàn toàn chuẩn xác. Do bởi câu chuyện này liên quan đến hàng ngàn lập trình viên game và phần mềm nên tôi xin được chia sẻ thêm quan điểm, dựa vào các văn bản luật.

Điều đầu tiên, các dịch vụ, sản phẩm cung cấp tại Việt Nam và cho người Việt Nam đều phải tuân thủ theo luật Việt Nam.

Nếu cá nhân bạn chỉ cung cấp sản phẩm của bạn tại nước ngoài cho người nước ngoài sử dụng (qua các kho tải ứng dụng), thì đó là thoả thuận kinh tế giữa cá nhân bạn và các công ty như Apple, Google hay Microsoft. Và khi phát sinh doanh thu, bạn chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân.

Nhưng nếu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và cung cấp bất kỳ sản phẩm online nào cho người Việt Nam, sản phẩm của bạn sẽ bị điều chỉnh bằng Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Điều 292 của Bộ luật Hình sự 2015.

Nếu đó là game online thì còn được điều chỉnh thêm bởi thông tư 24/2014/TT-BTTT.

Còn khi đó là một Game offline như Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, thì bạn phải xin giấy phép G2 (trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp).

Giấy cấp phép game này nếu có cung cấp cho người Việt Nam sử dụng, còn nếu chỉ cung cấp cho người nước ngoài bạn phải đăng ký đầu tư ra nước ngoài và bị điều chỉnh bởi luật Đầu tư.

Như vậy một công ty khởi nghiệp tại Việt Nam, dù làm bất kỳ sản phẩm game nào và cho ai thì cũng đã phải xin giấy phép. Nếu là cá nhân có kinh doanh online tại Việt Nam cũng sẽ bị quy định tại điều 292.

Điều thứ hai, đại đa số lập trình viên làm sản phẩm đều mong muốn mang lại doanh thu (nghĩa là họ mong muốn kinh doanh).

Lấy thí dụ nhóm sản phẩm đang có hàng chục ngàn lập trình viên đang làm là xây dựng app, game qua các kho tải Appstore và CHplay thì doanh thu đến từ 3 nguồn chính là in app – purchase, quảng cáo và các loại doanh thu khác như bán sản phẩm.

Doanh thu dù đến từ bất cứ đâu thì đại đa số đều phải qua trung gian thanh toán.

Ví dụ in app-purchase như bán vật phẩm ảo thì thường qua các cổng thanh toán của Apple, Google hay các cổng thanh toán tại Việt Nam, thanh toán qua Telcos….

Còn với quảng cáo thì thanh toán qua Google Adsense, hay các mạng quảng cáo có trả tiền khác. Với việc bạn bán luôn sản phẩm thì việc thanh toán cũng sẽ qua Apple và Google.

Như vậy việc các luật sư cho rằng một lập trình viên, lập trình thu nhập qua quảng cáo không phải là người kinh doanh dịch vụ là chưa chính xác.

Theo điều 292 của bộ luật Hình sự 2015, người nào cung cấp một trong các dịch vụ (theo liệt kê) trên mạng máy tính và viễn thông không có giấy phép hoặc không có nội dung xin cấp phép và thu lợi bất chính thì đều bị xử phạt.

Như vậy các game thuộc nhóm G1, G2, G3, G4 hoặc các app có thanh toán qua kênh trung gian nào đều nằm trong vòng kiểm soát của điều 292.

Trần Việt Quân đã từng làm qua một số công ty sản xuất di động, kinh doanh game online và nay đang bắt tay vào khởi nghiệp (startup) một sản phẩm trên môi trường Internet. Bài viết trên thể hiện góc nhìn của một người trong cuộc đối với điều luật 292 của Bộ luật hình sự 2015.

Bộ luật mới này đã bỏ quy định về kinh doanh trái phép, tuy nhiên gần đây có ý kiến của khá nhiều người đề cập đến một tội hình sự mới là tội “cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” (Điều 292 BLHS 2015).

Theo đó, người nào cung cấp các dịch vụ như sàn giao dịch thương mại điện tử, trung gian thanh toán điện tử, trò chơi điện tử, và các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép thì có khả năng bị truy tố hình sự.

Chính vì thế cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, vốn phần lớn khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, đang cảm thấy lo lắng về viễn cảnh “chưa khởi nghiệp đã đối mặt với khởi tố”.

Trần Việt Quân
Theo VietQ.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Các sáng lập viên

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 35674

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 593105

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 50011739



thiet ke ho ca koi mai hien di dong cong ty to chuc su kien thang may tai hang thang mang tai khach