Tiến
sĩ
Nguyễn
Thanh
Mỹ,
chủ
tịch
tập
đoàn
Rynan
Technologies
Vietnam,
nói
rằng
thiết
bị
tự
động
thu
thập
dữ
liệu
là
cái
cần
có
cho
giải
pháp
chuyển
đổi
số
trong
nông
nghiệp.
Hiện
nay
thì
đã
có,
nhưng
trở
ngại
là
nhận
thức.
Khó
khăn
lớn
nhất
là
“tư
duy
làm
lén”
của
người
nông
dân,
không
thích
làm
lớn,
không
thích
làm
minh
bạch
nên
khó
ứng
dụng
công
nghệ.
Nên
hiểu
rằng
muốn
đi
thẳng
vào
chuỗi
giá
trị
toàn
cầu
thì
đầu
tiên
mọi
thứ
phải
minh
bạch,
phải
bỏ
cái
tư
duy
cũ.
Thỏa
chí
sáng
tạo
của
lớp
trẻ
Rynan
Technologies
là
nơi
nghiên
cứu,
phát
triển,
sản
xuất
và
thương
mại
những
sản
phẩm
công
nghệ
cao.
Hầu
hết
các
thiết
bị
điện
tử
như
cảm
ứng
thông
minh
không
dây,
điều
khiển
từ
xa,
định
vị
và
theo
dõi
từ
xa…
dựa
trên
công
nghệ
internet
vạn
vật
(IoT)
và
điện
toán
đám
mây
giờ
đã
được
“made
in
Tra
Vinh”.
Còn
có
cả
nhãn
hiệu
thông
minh
có
tính
bảo
mật
cao,
chống
hàng
giả
hay
cả
thiết
bị
thanh
toán
chạm.
Nhóm
nhà
khoa
học
trẻ
tại
Rynan
Technologies
đang
phát
triển
những
sản
phẩm
công
nghệ
ứng
dụng
trong
nông
nghiệp.
Là
con
một
gia
đình
trồng
lúa
ở
Trà
Vinh,
nên
kỹ
sư
Hồ
Thị
Ngọc
Giàu
đã
nhìn
thấy
những
thay
đổi
khi
nhà
nông
dùng
điện
thoại
di
động,
tải
ứng
dụng
để
biết
được
nước
mặn,
ngọt
như
thế
nào
để
cho
nước
ra
vào
một
cách
tự
động.
“Quy
trình
canh
tác
lúa
thủ
công
truyền
thống
đã
và
sẽ
thay
đổi
hơn
nữa”,
Giàu
nói.
Hiệu
quả
trồng
lúa
được
nâng
cao.
Cộng
thêm
chuyện
năm
nay
giá
lúa
tốt
hơn.
Vì
vậy,
đời
sống
của
người
nông
dân
ổn
định
và
sung
túc
hơn.
Họ
sẽ
gắn
bó
và
duy
trì
nghề
truyền
thống
của
ông
cha
để
lại
thay
vì
phải
bỏ
làng
quê
tìm
sinh
kế
tại
các
khu
công
nghiệp,
các
đô
thị
lớn.
“Chúng
tôi
tìm
kiếm
những
công
nghệ
phù
hợp
để
giúp
nhà
nông
xử
lý
những
vấn
đề
đặt
ra
trong
sản
xuất,
vừa
tiết
kiệm
nguồn
tài
nguyên
vừa
duy
trì
chi
phí
sản
xuất
hợp
lý.
Công
ty
tạo
môi
trường
thuận
lợi
để
chúng
tôi
tạo
ra
những
thiết
bị,
máy
móc
ứng
dụng
công
nghệ
4.0
giúp
nông
dân
sử
dụng
dễ
dàng,
không
chỉ
giải
quyết
hiệu
quả
những
bài
toán
đặt
ra
trong
sản
xuất
như
quản
lý
chất
lượng
nước,
giám
sát
sâu
rầy,
dịch
hại
mà
còn
gợi
mở
hướng
ứng
dụng
cho
việc
mua
bán
nông
sản”,
Giàu
cho
biết.
Với
công
nghệ
và
thiết
bị
như
hiện
nay,
các
nông
hộ
sản
xuất
tập
trung,
quy
mô
cánh
đồng
lớn
có
thể
dễ
dàng
triển
khai.
“Vậy
là
dễ
đưa
các
th
ành
tựu
khoa
học
công
nghệ
vào
quy
trình
canh
tác
lớn”,
Giàu
nói.
Như
vậy
đã
thỏa
chí
của
lớp
trẻ
ở
Ryan
Technologies
Vietnam?
Giàu
cho
rằng
các
doanh
nghiệp
công
nghệ
“ngoài
đời”
cần
hợp
tác
để
cùng
phát
triển,
bổ
sung
những
chức
năng
còn
thiếu
của
nhau,
cùng
xây
dựng
một
hệ
thống
công
nghệ
số
trong
chuỗi
giá
trị
nông
nghiệp.
Trong
khi
đó,
Phạm
Thị
Thu
Thủy
–
quản
lý
kinh
doanh
ở
Rynan
Technologies
–
nói
rằng
dự
án
chuyển
đổi
số
trong
nông
nghiệp
có
sức
hút
tựa
nam
châm.
“Chúng
tôi
là
những
kỹ
sư
từ
các
ngành
nghề
không
liên
quan
lắm
đến
nông
nghiệp
như
công
nghệ
thông
tin,
điện
tử
viễn
thông,
điện
công
nghiệp,
cơ
khí
chế
tạo
máy,
ứng
dụng
công
nghệ
IOT
và
AI…
Bây
giờ
cảm
thấy
quan
trọng
và
cần
nhau
hơn
bao
giờ
hết
khi
hợp
lực
phát
triển
hệ
thống
chuyển
đổi
số
trong
nông
nghiệp”.
Hình
mẫu
liên
kết
nguồn
lực
Khó
khăn
lớn
nhất
của
chuyển
đổi
số
trong
nông
nghiệp
vẫn
là
chuyện
nhận
thức
của
nông
dân.
Thói
quen,
nếp
nghĩ
cũ
như
thành
trì
của
bảo
thủ.
Đầu
tiên
là
làm
sao
thuyết
phục
và
thay
đổi
cách
nhìn
nhận,
thói
quen
của
người
nông
dân,
những
người
chưa
quen
dùng
điện
thoại
để
điều
khiển
thiết
bị.
Thứ
đến
là
làm
sao
thuyết
phục
lớp
trẻ,
đa
phần
chọn
làm
việc,
định
cư
ở
thành
phố
sau
khi
ra
trường,
ít
ai
chịu
quay
về
lại
ruộng
đồng
–
nơi
ông
bà,
ba
mẹ
đang
tần
tảo
–
để
ứng
dụng
giải
pháp
canh
tác
thông
minh…
Mỗi
khu
vực
canh
tác
được
đặt
những
trạm
giám
sát
sâu
rầy.
Trung
tâm
điều
khiển
nghiên
cứu
số
liệu
từ
xa.
Hệ
thống
tưới
tiêu,
bón
phân
và
xịt
vi
sinh
tự
động.
Mỗi
bờ
kênh
dài,
sông
ngòi
cấp
nước
cho
canh
tác
được
lắp
đặt
thiết
bị
quan
trắc
chất
lượng
nước,
trạm
điều
khiển
hệ
thống
bơm
tự
động…
Thiết
bị
sẽ
tự
động
đo
và
gửi
dữ
liệu
về
trung
tâm
điều
khiển,
những
số
liệu
thu
thập
sẽ
được
gởi
về
cho
những
kỹ
thuật
viên,
là
những
người
nông
dân
thời
đại
chuyển
đổi
số.
Người
nông
dân
sử
dụng
điện
thoại
hữu
dụng
hơn
trong
việc
theo
dõi
số
liệu,
điều
khiển
máy
móc,
đánh
giá
hiệu
quả,
nghiên
cứu
cải
tiến
và
biết
chắc
chất
lượng
thành
phẩm.
Đó
là
hiện
thực
không
xa
khi
mà
đồng
bằng
áp
dụng
những
công
nghệ
mới,
nhưng
không
quá
xa
vời.
“Chúng
tôi
muốn
có
cơ
hội
tiếp
xúc
với
nông
dân,
thuyết
phục
bà
con
ứng
dụng
chuyển
đổi
số,
sẵn
sàng
hướng
dẫn
thao
tác,
kỹ
thuật
để
bà
con
mình
hiểu
rằng
những
cái
khó
nhất
thì
tụi
con
đã
làm
để
mọi
người
sử
dụng
dễ
dàng.
Cái
mà
chúng
tôi
muốn
làm
hơn
cả
là
được
góp
sức
vào
đổi
mới
nền
nông
nghiệp,
giải
phóng
cho
bố
mẹ
khỏi
cực
nhọc
và
làm
điều
gì
đó
tốt
hơn
cho
lớp
con
cháu
sau
này”,
Thủy
nói
về
hoài
bão.
Vẫn
có
những
bạn
trẻ
chọn
con
đường
khởi
nghiệp
trong
nông
nghiệp
cần
đến
công
nghệ
của
Rynan
Technologies.
Đặng
Đức
Xuân
tốt
nghiệp
ngành
nông
học
tại
đại
học
Nông
lâm
TP.HCM.
Cách
đây
hơn
ba
năm,
Xuân
cùng
bạn
về
An
Giang
khởi
nghiệp
với
công
ty
TNHH
Nông
nghiệp
Song
Mai
trồng
dưa
lưới
và
rau
quả
trong
nhà
màng
theo
tiêu
chuẩn
VietGAP.
Vụ
đầu
trồng
1.000m2 nhưng
bị
ngập,
lỗ
hơn
50
triệu
đồng.
Được
gia
đình
và
bạn
bè
hỗ
trợ
vốn,
hai
bạn
tiếp
tục
thử
các
vụ
sau
và
đã
nếm
vị
ngọt
thành
công.
Hiện
nay,
mô
hình
dưa
và
rau
trong
nhà
màng
của
Song
Mai
đã
phát
triển
lên
đến
hơn
9.000m2.
Nhưng
nhà
màng
bây
giờ
không
còn
là
chuyện
mới.
Xuân
muốn
tiếp
cận
học
hỏi
để
ứng
dụng
số
hóa,
nâng
hiệu
quả
nông
trại.
Khó
khăn
lớn
nhất
của
Xuân
là
nguồn
lực
tài
chính
còn
ít,
chưa
có
nhân
sự
chuyên
nghiệp
về
số
hóa
trong
nông
nghiệp…”
Nếu
có
đơn
vị
hợp
tác
thì
tụi
em
sẵn
sàng”,
Xuân
nói.
Các
chuyên
gia
cho
rằng
chuyển
đổi
số
trong
lĩnh
vực
nông
nghiệp
là
yêu
cầu
cấp
thiết
và
phải
có
doanh
nghiệp
lớn
đi
tiên
phong.
Vấn
đề
áp
dụng
công
nghệ
vào
chuỗi
giá
trị
nông
nghiệp
cần
giải
quyết
hai
vấn
đề
lớn:
đào
tạo
về
năng
lực
con
người
và
sự
sẵn
có
của
công
nghệ.
Nhiều
người
cho
rằng
thách
thức
lớn
của
chuyển
đổi
số
là
70
–
80%
đối
tượng
chuyển
đổi
là
nông
hộ
nhỏ.
Để
giải
quyết
thách
thức
này
cần
hướng
nông
dân
tới
các
hợp
tác
xã,
hoặc
các
trục
tương
tác
mật
thiết
giữa
doanh
nghiệp
–
nông
dân.
Tiến
sĩ
Nguyễn
Văn
Kiền,
CEO
Mekong
Organic
Autralia,
chia
sẻ:
“Nước
Úc
vẫn
có
cách
liên
kết
những
nông
hộ
nhỏ
canh
tác
1
–
2
ha
cùng
hội
ngành
hàng
bằng
công
nghệ
số
hóa.
Chính
công
nghệ
số
sẽ
giúp
phát
triển
mối
liên
kết
chặt
chẽ
hơn”.