ĐMST
để
phát
triển
tài
nguyên
bản
địa,
mang
lại
giá
trị
kinh
tế
cao
Chủ
nhật
-
13/09/2020
23:07
Những
sản
phẩm
như
rau
má,
các
loại
rau
gia
vị,
mật
hoa
dừa
hay
khoai
lang
là
những
sản
phẩm
hết
sức
dân
dã
nhưng
trở
nên
có
giá
trị
khi
các
bạn
trẻ
khởi
nghiệp
kết
hợp
được
với
công
nghệ,
có
cách
sản
xuất,
chế
biến
an
toàn,
xây
dựng
được
tiêu
chuẩn
và
biết
cách
chào
hàng.
Đây
chính
là
thời
kỳ
để
các
bạn
trẻ
khởi
nghiệp
phát
huy
tài
năng,
tính
sáng
tạo
để
phát
triển
nguồn
tài
nguyên
bản
địa
từng
địa
phương.
Đó
là
lời
chia
sẻ
của
chuyên
gia,
khách
mời
tại
hội
thảo
về
“Phát
triển
Tài
nguyên
bản
địa
–
đổi
mới
và
sáng
tạo”,
do
Trung
tâm
Nghiên
cứu
kinh
doanh
và
Hỗ
trợ
doanh
nghiệp
–
BSA
phối
hợp
cùng
Trung
tâm
hỗ
trợ
doanh
nghiệp
và
khởi
nghiệp
và
Tỉnh
Đoàn
Đồng
Tháp
tổ
chức
vào
ngày
12/9,
tại
Hội
trường
khách
sạn
Hòa
Bình
(TP.Cao
Lãnh,
Đồng
Tháp).
Chương
trình
thu
hút
hơn
100
doanh
nghiệp
vừa
và
nhỏ,
doanh
nghiệp
khởi
nghiệp
sáng
tạo,
thành
viên
CLB
khởi
nghiệp,
HTX
Nông
nghiệp
của
tỉnh
này
và
một
số
địa
phương
lân
cận.
Sự
kiện
là
một
trong
những
hoạt
động
thực
hiện
nhiệm
vụ
3-
đề
án
844
của
Chính
phủ
và
chuỗi
các
hoạt
động
hỗ
trợ,
nâng
cao
năng
lực-
phát
triển
doanh
nghiệp
khởi
nghiệp
đổi
mới
sáng
tạo
(ĐMST),
các
dự
án
khởi
nghiệp
khu
vực
ĐBSCL
lọt
vào
vòng
thi
Bán
kết
của
cuộc
thi
“Dự
án
khởi
nghiệp
ĐMST
Thanh
niên
nông
thôn
2020”
do
Trung
tâm
BSA
phối
hợp
cùng
Ban
Thanh
niên
nông
thôn
–
Trung
ương
Đoàn
tổ
chức”.
Hội
thảo
tập
trung
vào
các
vấn
đề
như
giá
trị
tài
nguyên
bản
địa
nhìn
từ
các
quốc
gia
trên
thế
giới,
các
vấn
đề
liên
quan
đến
đổi
mới
sáng
tạo
trong
sản
xuất,
kinh
doanh,
nguồn
hỗ
trợ
từ
các
tổ
chức,
các
kiến
nghị
về
cơ
chế,
chính
sách
dành
cho
khởi
nghiệp…
Song
song
đó,
các
chuyên
gia
cũng
chia
sẻ
những
kinh
nghiệm
thực
tiễn
về
tư
duy
ĐMST
trong
khởi
nghiệp;
Đổi
mới
phương
thức
xúc
tiến
thị
trường
và
kinh
doanh
thời
Covid
-19;
Ứng
dụng
đổi
mới
các
phương
pháp
bảo
quản,
chế
biến
nông
sản
với
chi
phí
thấp
hay
Xây
dựng
hệ
thống
phân
phối,
điểm
giới
thiệu
kinh
doanh
sản
phẩm
khởi
nghiệp
tại
các
điểm
dừng
chân
ngành
du
lịch…
Tại
hội
thảo,
bà
Vũ
Kim
Hạnh,
Chủ
tịch
Hội
DN
HVNCLC,
Giám
đốc
Trung
tâm
BSA
cho
rằng
tài
nguyên
bản
địa
là
tài
sản
cực
kỳ
lớn
và
quan
trọng
đối
với
mỗi
quốc
gia.
Ở
Việt
Nam
cụm
từ
“Tài
nguyên
bản
địa”
được
biết
đến
nhiều
hơn
từ
cách
đây
chỉ
4,
5
năm
nhưng
trên
thế
giới,
cụm
từ
này
đã
có
từ
rất
lâu.
Khi
đi
sâu
vào
các
nền
nông
nghiệp
mạnh
trên
thế
giới
như
Hàn
Quốc,
Nhật
Bản
hay
Pháp
mới
thấy
rằng,
dù
dịch
nghĩa
có
khác
nhau
nhưng
“Tài
nguyên
bản
địa”
ở
các
quốc
gia
này
đều
có
điểm
chung,
được
xem
là
sức
mạnh
của
nền
kinh
tế.
Các
quốc
gia
phát
triển
rất
biết
cách
xác
định
nguồn
tài
nguyên
bản
địa.
“Thí
dụ
các
bạn
thấy
Hàn
Quốc
họ
có
nền
kinh
tế
Kim
Chi.
Câu
chuyện
Kim
Chi
trở
thành
quốc
sách
phát
triển
kinh
tế
của
Hàn
Quốc.
Hay
như
nước
Pháp,
một
trong
những
nền
kinh
tế
mạnh
trong
liên
minh
châu
Âu
và
2
sản
vật
mạnh
nhất
của
nước
này
sữa
Phô
mát
và
Rượu
vang.
Đây
là
2
sản
phẩm
tài
nguyên
bản
địa
từ
ngành
chăn
nuôi
bò
và
trồng
nho.
Ở
Nhật
Bản,
chúng
ta
nghe
nhiều
câu
chuyện
“Một
cọng
rơm”,
thì
thấy
rằng
cụm
từ
Tài
nguyên
bản
địa
có
lịch
sử
từ
lâu
đời”,
bà
Vũ
Kim
Hạnh
chia
sẻ.
Đại
diện
của
Hội
DN
HVNCLC
cũng
nêu
ra
một
thực
trạng
đáng
lo
ngại
là
ngày
càng
có
nhiều
người
không
biết
trân
quý
nguồn
tài
nguyên
bản
địa.
Bà
cho
biết
khi
gặp
gỡ
với
một
chuyên
gia
tiêu
chuẩn
Localg.a.p.,
được
vị
này
chia
sẻ
rằng
xoài
Cát
Chu
của
Đồng
Tháp
và
xoài
Cát
Hòa
Lộc
của
Tiền
Giang
bán
không
chạy
và
cũng
không
được
đặt
hàng
trước
như
loại
xoài
Từ
Quý
của
Đài
Loan.
Do
vậy
nhiều
nông
dân
đã
chặt
các
loại
xoài
này
để
trồng
xoài
Đài
Loan
cho
dễ
bán.
Do
sinh
kế,
canh
tác
tự
phát,
nên
người
nông
dân
mở
rộng
diện
tích
trồng
xoài
Đài
Loan,
trong
khi
xoài
bản
địa
dần
bị
thu
hẹp.
Như
vậy,
mong
muốn
lớn
nhất
hiện
nay
chính
là
việc
các
doanh
nghiệp
khởi
nghiệp
sẽ
là
cứu
cánh
cho
nguồn
tài
nguyên
bản
địa
của
từng
địa
phương,
đưa
ra
nhiều
sản
phẩm
mới
từ
cây
bản
địa,
con
giống
bản
địa,
kết
hợp
với
đổi
mới
sáng
tạo
để
cuối
cùng,
chúng
ta
có
những
sản
phẩm
từ
nguồn
tài
nguyên
bản
địa
nhưng
rất
hiện
đại
trên
thị
trường
quốc
tế.
Có
thể
thấy
rằng,
nguồn
tài
nguyên
bản
địa
ở
Việt
Nam
hiện
nay
rất
phong
phú.
Chỉ
riêng
ở
khu
vực
ĐBSCL,
hàng
loạt
loại
cây
ăn
trái
là
đặc
sản,
là
sản
phẩm
được
chứng
nhận
địa
lý,
hay
các
sản
phẩm
liên
quan
đến
gạo,
dừa,
sen,
cá…
đã
là
nguồn
tài
nguyên
khổng
lồ
để
các
bạn
trẻ
phát
triển
thành
những
sản
phẩm
mang
lại
giá
trị
kinh
tế
cao.
Điều
khởi
nghiệp
cần
nhất
là
cần
áp
dụng
công
nghệ,
có
sự
ĐMST,
sản
xuất
theo
tiêu
chuẩn
và
đặc
biệt
là
có
thêm
những
kết
nối
để
sản
phẩm
vươn
ra
thế
giới.
Thí
dụ
như
câu
chuyện
bột
rau
sấy
lạnh
của
Ngọc
Hương
(TP.HCM).
Đây
là
nhân
vật
đoạt
ngôi
quán
quân
cuộc
thi
“Dự
án
khởi
nghiệp
ĐMST
Thanh
niên
nông
thôn
năm
2019”.
Chúng
ta
ai
cũng
biết
rằng,
rau
má
được
người
Việt
sử
dụng
từ
xa
xưa
nhưng
chỉ
dừng
lại
ở
các
mức
thông
thường
như
món
rau,
nước
ép…,
nhưng
Ngọc
Hương
đã
biết
cách
trồng
rau
má
theo
công
nghệ
sạch,
sử
dụng
công
nghệ
sấy
lạnh
và
nghiền
nhiệt
thấp,
qua
đó
đảm
bảo
giữ
lại
chất
dưỡng
chất
tốt
nhất
gần
như
sản
phẩm
tươi,
đóng
gói
tiện
lợi
nên
được
nhiều
người
ưa
thích.
Không
chỉ
thị
trường
nội
địa,
bột
rau
má,
diếp
cá,
tía
tô…
của
Hương
đã
xuất
khẩu
được
sang
các
quốc
gia
châu
Âu,
Mỹ,
Nhật,
Ấn
Độ…
Ngày
8/9
vừa
qua,
khi
Hội
DN
HVNCLC
tổ
chức
chào
hàng
trực
tuyến
cho
2
hệ
thống
siêu
thị
ở
Úc,
giám
đốc
1
siêu
thị
nói
rằng:
Trong
cuộc
sống
bận
rộn
của
người
Úc
hiện
tại,
những
bữa
ăn
“mini”
cực
kỳ
cần
thiết.
Bột
rau
má
sấy
này
là
một
thức
uống
hết
sức
tiện
lợi,
thú
vị
và
hấp
dẫn.
Vị
giám
đốc
này
nói
có
thể
mua,
bao
tiêu
hết
sản
phẩm
của
Ngọc
Hương
nếu
bột
rau
này
đạt
được
các
tiêu
chuẩn
của
Úc.
Hay
như
mật
hoa
dừa,
bánh
phồng
khoai
lang…
những
sản
phẩm
hết
sức
dân
dã
nhưng
trở
nên
có
giá
trị
khi
các
bạn
trẻ
khởi
nghiệp
kết
hợp
được
với
công
nghệ,
có
cách
sản
xuất,
chế
biến
an
toàn,
xây
dựng
được
tiêu
chuẩn
và
biết
cách
chào
hàng.
Đây
chính
là
thời
kỳ
để
các
bạn
trẻ
khởi
nghiệp
phát
huy
tài
năng,
tính
sáng
tạo
để
phát
triển
nguồn
tài
nguyên
bản
địa
từng
địa
phương..
Tại
hội
thảo,
bà
Nguyễn
Thị
Thu
Vân,
Trưởng
ban
Thanh
niên
nông
thôn
(Trung
ương
Đoàn)
cho
rằng,
hiện
nay,
các
bạn
khởi
nghiệp
đã
nỗ
lực
hết
sức
nhưng
do
cơ
chế
về
vĩ
mô,
không
thuộc
tầm
các
dự
án
khởi
nghiệp
làm
được,
phải
kiến
nghị,
đề
xuất
tới
Chính
phủ,
UBND
các
tỉnh,
thành
để
đưa
ra
được
những
chính
sách
hỗ
trợ
phù
hợp.
Nếu
doanh
nghiệp
khởi
nghiệp
không
lên
tiếng
thì
các
hoạt
động
của
doanh
nghiệp
khởi
nghiệp
sẽ
gặp
rất
nhiều
khó
khăn.
Do
đó,
Ban
Thanh
niên
nông
thôn
cũng
như
đề
án
844
rất
muốn
nghe
những
kiến
nghị
của
các
doanh
nghiệp
để
có
thông
tin
báo
cáo
với
lãnh
đạo
các
cấp.
Một
phần
nữa
là
các
bạn
khởi
nghiệp
cũng
rất
quan
tâm
đến
hoạt
động
hỗ
trợ
thanh
niên
khởi
nghiệp
của
Trung
ương
đoàn,
nhất
là
vấn
đề
về
vốn,
các
thủ
tục
giải
ngân
các
vốn
vay
dành
cho
khởi
nghiệp
trong
nông
nghiệp.
Hiện
nay,
nguồn
vốn
liên
quan
đến
tổ
chức
đoàn
từ
Trung
ương
đến
địa
phương
rất
lớn,
do
đó
các
tổ
chức
này
cũng
rất
muốn
doanh
nghiệp
khởi
nghiệp
mạnh
dạn,
chủ
động
tìm
hiểu
để
tiếp
cận
hoặc
đưa
ra
những
giải
pháp
để
các
đơn
vị
liên
quan
tìm
cách
tháo
gỡ,
hỗ
trợ.
Trong
khuôn
khổ
của
hội
thảo,
hàng
chục
doanh
nghiệp
khởi
nghiệp
ở
Đồng
Tháp
và
nhiều
tỉnh,
thành
lân
cận
đã
có
cuộc
kết
nối
cung
ứng
sản
phẩm
với
Cửa
hàng
Ocop
Đại
Kim
Phúc
Bến
Tre
và
Foodmap,
một
sàn
thương
mại
điện
tử
mới
nổi,
có
sự
liên
kết
với
nhiều
sàn
lớn
như
Tiki,
Lazada….