Việt Nam hiện nay có gần 600.000 DNNVV, trong đó có khoảng 480.000 DNNVV đang hoạt động và thực hiện các nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó có khoảng 4 triệu hộ kinh doanh cá thể có thể được xem như các doanh nghiệp nhỏ. Khu vực này cộng lại tạo 52% công ăn việc làm cho xã hội.
Chính phủ đã có một số đổi mới về cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh nhưng các DNNVV vẫn còn gặp nhiều khó khăn, như ông Vũ Tân Thành, Phó chủ tịch VCCI, chia sẻ: “Thứ nhất, nhiều chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản, kỹ năng quản trị còn yếu. Thứ hai, trình độ công nghệ còn lạc hậu, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, máy móc thiết bị đi sau các nước phát triển 30-40 năm. Thứ ba, khả năng tiếp cận thị trường khó khăn, các doanh nghiệp vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, chủ yếu doanh nghiệp nước ngoài đến tổ chức xúc tiến, hội thảo, ký kết hợp đồng chứ chúng ta tự đi ra ngoài dự các hội chợ, tìm cơ hội làm ăn rất ít. Và đặc biệt nhất là các DNNVV rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn”.
Theo
số
liệu
từ
Phòng
Thương
mại
và
Công
nghiệp
Việt
Nam
(VCCI),
số
lượng
doanh
nghiệp
nhỏ
và
vừa
(DNNVV)
tiếp
cận
được
nguồn
vốn
ngân
hàng
chỉ
ở
mức
30%,
và
số
vốn
của
các
doanh
nghiệp
loại
này
được
các
ngân
hàng
cho
vay
ở
mức
rất
thấp,
chỉ
3%
trong
tổng
vốn
các
ngân
hàng
cho
vay
trong
nền
kinh
tế
Việt
Nam.
Theo
ông
Thành,
ở
các
nước,
khi
có
phương
án
kinh
doanh
khả
thi,
các
DNNVV
tiếp
cận
nguồn
vốn
bằng
tín
chấp
khá
dễ
dàng.
Nhưng
ở
Việt
Nam
thì
khác,
các
ngân
hàng
luôn
đòi
hỏi
tài
sản
thế
chấp,
và
trong
thời
điểm
này,
càng
khó
hơn
khi
các
ngân
hàng
ở
vào
thế
thủ
vì
tỷ
lệ
nợ
xấu
cao.
Trong khi đó, các DNNVV có tài sản thế chấp không lớn. Chi phí vốn của các doanh nghiệp nước ta còn quá cao, lãi suất cho vay ở các ngân hàng Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Trong chuyện tiếp cận nguồn vốn khó khăn tất nhiên cũng có lỗi từ các DNNVV, ở chỗ không được minh bạch về tài chính, rất nhiều doanh nghiệp còn duy trì hai hệ thống sổ sách kế toán, một là sổ sách thực và một để đối phó với các cơ quan thuế, hành chính.
Ông Rajeev Chalisgaonkar, Giám đốc toàn cầu khối khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Standard Chartered cũng đồng ý với nhận định trên, và cho rằng các ngân hàng cũng muốn giải ngân nhưng nhiều DNNVV không cung cấp dữ liệu đủ để thực hiện các thủ tục cho vay. Ông Rajeev cho rằng các doanh nghiệp ngoài việc minh bạch hơn về tài chính thì cũng nên ứng dụng các công nghệ trong sản xuất và quản lý thì khả năng vay vốn sẽ tốt hơn. Về mặt nhà nước, chính phủ cũng nên xem xét tạo ra cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV như các nước khác và cơ chế hỗ trợ lãi suất cho khu vực này.
Gần đây, Standard Chartered đã triển khai gói tín dụng ưu đãi trị giá 330 tỉ đồng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn TPHCM. Gói tín dụng này hỗ trợ cho “Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM” do chi nhánh TPHCM của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Sở Công Thương TPHCM tổ chức.
Chính phủ nhiệm kỳ mới với khẩu hiệu “chính phủ kiến tạo” đã ra Nghị quyết 35 hồi tháng 5-2016 với quyết tâm đến năm 2020 có trên 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 49% GDP, năng suất lao động hàng năm phải tăng tối thiểu 5% và 38% doanh nghiệp phải có hoạt động đổi mới sáng tạo. Nhưng các quyết tâm cũng cần phải đi với các giải pháp hiệu quả thì mục tiêu mới thành hiện thực. Ông Thành đưa ra số liệu, trong các năm vừa qua, tăng trưởng xuất khẩu ở mức hai con số, nhưng năm nay chỉ ở mức một con số, khu vực đầu tư nước ngoài tăng nhưng khu vực doanh nghiệp tư nhân lại giảm. Rất đáng để lo ngại.
Nguồn tin: TBKTSG Online
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 125
•Máy chủ tìm kiếm : 4
•Khách viếng thăm : 121
Hôm nay : 5560
Tháng hiện tại : 630263
Tổng lượt truy cập : 50048897